HOT Kinh nghiệm viết CV và săn việc của bản thân

cv ngan hang.jpg


1. Kinh nghiệm viết CV và săn việc làm

1.1. Đặc điểm của vòng loại hồ sơ


- Tỷ lệ pass khá cao (khoảng từ 80%-90%), các yêu cầu không quá khắt khe
- Phòng nhân sự chủ yếu dựa vào sự đầy đủ của hồ sơ yêu cầu, bạn có chứng chỉ tiếng Anh, tin học hay không, bạn có bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học, kinh nghiệm đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không,…

=> Lời khuyên: Lời khuyên của tôi trong vòng này là chuẩn bị một cách đầy đủ nhất hồ sơ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đừng để thiếu bất kể một thứ gì kể cả những giấy tờ như giấy chứng nhận khám sức khỏe, đơn xin việc,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần “trang điểm” một chút sao cho bản Sơ yếu lý lịch của mình thêm nổi bật. Tôi sẽ bày cách cho các bạn ở phần sau của bài viết.

1. 2. Thông tin tuyển dụng lấy ở đâu.

Có nhiều bạn nói rằng, bạn sẽ phải mất thời gian vào website của từng ngân hàng thì mới có thể biết được thông tin tuyển dụng của họ. Đó cũng là một cách, tuy nhiên, tôi giới thiệu cho các bạn một số trang web khác để có thông tin tuyển dụng 1 cách toàn diện.
- Cộng đồng ngân hàng và nguồn nhân lực http://ub.com.vn/forum.php Diễn đàn này có một chức năng rất hay là đăng ký nhận email thông tin tuyển dụng của ngân hàng. Bạn đăng kí xong, bất kì ngân hàng nào có tin đăng tuyển, bạn sẽ nhận được email từ diễn đàn, nếu còn nghi ngờ, bạn có thể vào trực tiếp mục tuyển dụng của ngân hàng đó để kiểm tra lại thông tin. Đây là một cách rất tiết kiệm thời gian trong việc cập nhật thông tin tuyển dụng.
- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Trang chủ, Ở đây, cũng cập nhật các tin tức tuyển dụng của các ngân hàng, tuy nhiên, nhiều khi không được cập nhật thông tin cho lắm.
- Các trang web tìm việc làm như Việc làm tiếng Nhật, việc làm công ty Nhật . Cá nhân tôi nhận thấy 2 trang web này cũng đưa ra khá nhiều cơ hội việc làm cho mọi người, tuy nhiên, nó ở nhiều ngành nghề khác nhau, dễ gây loãng thông tin. Tôi thích trang vietnamwork bởi vì, hay được nhận các bản tin tư vấn của họ. Những lời khuyên của họ mặc dù chỉ mang tính chất định hướng và nguyên lý, nhưng cũng rất hữu ích. (Một số trang web khác mình muốn post lên nhưng admin chặn từ khóa), ko cho post

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể qua những kênh tìm việc không chính thức khác như qua người thân, qua các group email. Tôi có tham gia cộng đồng những nhà đầu tư Việt Nam (VIPC – Vietnam Investor Professional Community) tại đây, có rất nhiều người ở các ngành nghề khác nhau, vì vậy, mỗi khi có cơ hội việc làm, họ sẽ cập nhật cho cộng đồng đầu tiên, và bên cạnh đó, cũng có nhiều buổi offline để chia sẻ kinh nghiệm đầu tư rất hữu ích.
Bản thân tôi đánh giá, kênh tìm việc không chính thức nhiều khi lại mang lại cơ hội cho mình cơ hội nghề nghiệp cao nhất. Nhưng nếu bạn chưa có nhiều quan hệ, hay đi theo kênh tìm việc chính thống.

1.3. Bạn nên quản lý hồ sơ như thế nào

Tôi thường sử dụng 1 file excel để quản lý các ngân hàng mình tuyển dụng, file excel của tôi bao gồm các cột như sau:
STTTên ngân hàngVị trí ứng tuyểnNgày hết hạnNgày gọi phỏng vấnTình trạngHồ sơ

Riêng trong cột hồ sơ, tôi để hyperlink với forder ngân hàng mình ứng tuyển. Trong forder đó, tôi sẽ lưu toàn bộ các thông tin về vị trí tuyển dụng (copy trên website của ngân hàng), các hồ sơ phải chuẩn bị, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng đó,… để bất cứ khi nào cần đến, tôi sẽ có thể tra cứu một cách dễ dàng

Trong khi quản lý hồ sơ, bạn cũng nên scan và công chứng tất cả các chứng chỉ mình có để khi nào cần là có ngay. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý một chút
- Đối với các chứng chỉ song ngữ (bằng đại học chẳng hạn). thì UBND cấp phường sẽ không có thẩm quyển để làm, mà phải lên UBND cấp quận để công chứng.
- Chứng chỉ TOEIC và IELTS sẽ không công chứng được. Tôi đã từng mang chứng chỉ TOEIC của mình đến để sao y bản chính, song, họ nói rằng, muốn sao y bản chính được thì phải có dấu đỏ và có chữ ký, mà trong chứng chỉ này thì chẳng có cả 2 thứ đó. Cho nên, đánh ngậm ngùi ra về J

1.4. Các bài học tích góp được từ vòng viết CV

1.4.1 Bài học 1: Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình phải đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng mới dám nộp hồ sơ.


Tôi đã từng nghĩ rằng, mình phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng mới được phép nộp hồ sơ. Nhưng mọi điều đã thay đổi từ khi chính tôi là nhà tuyển dụng. Trước khi sang ngân hàng làm việc, tôi đã từng làm Trợ lý dự án cho một công ty Đào tạo về ngành ngân hàng cũng khá nổi tiếng. Một hôm, Tổng giám đốc yêu cầu tôi rằng, chị cần 2 cộng tác viên cho chương trình đào tạo tín dụng trực tuyến (Ecredit), em tuyển cho chị 2 người nhé. Sau đó, tôi đã phải viết một bản mô tả công việc và các yêu cầu đối với các cộng tác viên. Thực sự, sau khi viết xong bản đó, tôi mới nhận thấy rằng, sao mình lại yêu cầu cao đến như thế chỉ với một vị trí cộng tác viên nhỉ? Nhưng rồi tôi cũng “phát tán” cái thông tin tuyển dụng đó đi trên nhiều kênh mà tôi biết.

Tôi thu về được hơn 100 hồ sơ của các ứng viên lọc và cho 22 ứng viên đi vào vòng thi viết tiếp theo. Tôi nhận thấy 1 điều rằng, có khoảng 50% trong số đó không đáp ứng hết được các yêu cầu đặt ra của mình nhưng tôi vẫn cho pass bởi vì tôi nhìn thấy thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu tiến trong cách viết CV của họ.
Đó là trên vai trò nhà tuyển dụng, còn đứng trên vị thế của một ứng viên săn việc, tôi cũng đã từng rất nhiều lần pass vòng hồ sơ của các ngân hàng mặc dù mình không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ. Tôi đã từng thi tuyển SHB, vị trí Chuyên viên phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược, vị trí này cần tiếng Anh thành thạo (cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết), có thể làm việc với nước ngoài mà không cần đến phiên dịch. Thực sự, tôi không nghĩ là mình đáp ứng đủ chỉ tiêu này, bởi vì TOEIC của tôi hồi đó mới chỉ đạt khoảng 600 điểm. Nhưng tôi vẫn nộp hồ sơ, và vẫn được gọi đi test và phỏng vấn bình thường. Lần khác, tôi nộp vào vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng của Khối ngân hàng bán buôn – VP bank. Họ cũng yêu cầu phải có IELTS tối thiểu 5.5, lúc đó, tôi chẳng có bằng IELTS nào hết, nhưng họ vẫn gọi tôi đi phỏng vấn và tôi vẫn bước đến vòng 2 của lần phỏng vấn đó. Rất nhiều bạn bè của tôi, mặc dù chưa đủ cả số năm kinh nghiệm, nộp hồ sơ vào ngân hàng vẫn được gọi đi test bình thường.
Vì vậy, lời khuyên của tôi cho các bạn trong trường hợp này đó là Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn tuyển một thiên tài, mình cứ nộp hồ sơ (đặc biệt là các ngân hàng chỉ yêu cầu nộp hồ sơ bản mềm qua mạng).

1.4.2 Bài học 2: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, nên nộp qua hòm thư của ngân hàng, không nên nộp hồ sơ trực tuyến.


Tôi cũng không hiểu hệ thống nộp hồ sơ trực tuyển của các ngân hàng là như thế nào, tuy nhiên, tôi đã từng nộp hồ sơ trực tuyến ở 2 ngân hàng là VIB và Techcombank. Mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng tôi đều đáp ứng được hết. Tuy nhiên, tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào từ 2 ngân hàng này. Với các ngân hàng khác, tôi thường nộp hồ sơ qua hòm thư tuyendung@... thì đến 90% là được gọi đi test hoặc đi phỏng vấn.
Vì vậy, lời khuyên của tôi với các bạn là: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, hãy điền đúng form và gửi qua email.

1.4.3 Bài học 3: Theo dõi website của ngân hàng mình đang ứng tuyển


Không phải ngân hàng nào cũng nhắn tin, gọi điện hay thông báo qua email cho bạn về việc bạn có vượt qua vòng hồ sơ hay không đâu, có thể họ chỉ đăng danh sách các ứng viên dự thi phòng thi viết trên website của họ. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPB) là một ví dụ. Tôi đã từng nộp vào vị trí Chuyên viên phát triển khách hàng và định chế tài chính. Với các yêu cầu đưa ra của nhà tuyển dụng, tôi hoàn toàn đáp ứng được hết. Nhưng không hiểu tại sao mà tôi chẳng thấy bất cứ một phản hồi gì ngoài 1 cái email trả lời tự động khi tôi gửi bản sơ yếu lý lịch của mình. Cho đến trước ngày thi một ngày, một người bạn của tôi mới hỏi “Này, cậu cũng thi vào LPB đợt này sao?” Lúc đó, tôi mới gấp rút ôn thi nhưng thực sự cũng không được kỹ lắm.
Lời khuyên của tôi với các bạn là: Hãy theo dõi trang web của ngân hàng mình ứng tuyển hằng ngày, đặc biệt là trong thời gian 2 tuần kể từ khi mình nộp hồ sơ.

1.4.4 Bài học 4: Chọn lọc các yếu tố để ghi trong CV.


Tôi vẫn còn nhớ lần tôi bị loại ở vòng hồ sơ khi ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng vừa và nhỏ của MB. Thực sự, tôi cũng rất bất ngờ với sự việc này. Ngày MB công bố danh sách ứng viên tham dự vòng thi viết, tôi tìm mãi mà không thấy tên mình trong đó, ngay lập tức, tôi gọi điện đến cho phòng nhân sự của MB, và bất ngờ với câu trả lời của họ rằng đây là vị trí bán hàng, vì vậy, chúng tôi cần tuyển những người có ngoại hình, đặc biệt, nam phải trên 1m70 và nữ phải trên 1m60. Lúc đó, tôi ghi là mình cao 1m67 trong ô chiều cao, sau này tìm hiểu mới biết được rằng, các ngân hàng thường dùng phần mềm quản lý nhân sự, họ sẽ import file excel mình điền vào 1 hệ thống và dùng các hàm (như kiểu hàm IF trong excel để sơ loại). Vì vậy, có thể họ đã đặt 1 hàm với cấu trúc rằng IF chiều cao <170cm cho giá trị FAIL.
Sau này, tôi nhận thấy 1 điều, khi chiều cao của bạn xấp xỉ, bạn nên làm tròn chiều cao của mình. Ví dụ, bạn cao 1m67 như tôi, bạn hoàn toàn có thể ghi trong CV là chiều cao 1m70. Bởi vì, lúc đến phỏng vấn, bạn đi giày đế cao và đặc biệt, con gái đi giày cao gót, người ta có bắt bạn bỏ giày để đo chiều cao đâu?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các thành tích mình có để ghi trong CV cho phù hợp. Với kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi luôn tự chuẩn bị một bản CV tự viết, và khi apply vào 1 ngân hàng nào đó, tôi sẽ lấy cái CV tự viết đó ra, nhặt những thứ phù hợp để điền vào form mẫu của họ. Các bạn có thể tham khảo CV tự viết của tôi (từ năm thứ 3 đại học) tại đường link sau. http://ketoan.org/thu-vien/mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet.html

1.4.5 Bài học 5: Không được chèn thêm cột, xóa dòng,… trong file mẫu excel mà nhà tuyển dụng bắt điền sẵn.

Thực sự đây là sai lầm của rất nhiều bạn sinh viên mới khi nộp hồ sơ. Ví dụ trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên để trống khá nhiều hàng trong file excel, bạn thấy nó hơi thừa nên đã xóa nó đi. Thực sự, đây là một cách để bạn bị loại khỏi vòng hồ sơ một cách nhanh nhất. Như tôi đã nói, ngân hàng thường quản lý hồ sơ bằng phần mềm, họ sẽ input file excel của bạn vào phần mềm đó và dùng các hàm để sơ loại ứng viên. Vì vậy, nếu để những ô thừa cũng không sao, nó không làm mất điểm CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

1.4.6 Bài học 6: Ghi gì trong phần mục tiêu nghề nghiệp

Hồi còn ở công ty cũ, tôi đã từng được sếp ủy quyền cho tuyển cộng tác viên cho công ty. Tôi đã đọc hơn 100 CV của các bạn sinh viên mới ra trường. Câu mà tôi đọc được nhiều nhât trong mục tiêu nghề nghiệp của các bạn đó là. Tôi mong muốn làm việc ở trong một môi trường năng động, mong muốn được ứng dụng các kiến thức của mình đã được học vào trong công việc để cống hiến cho công ty. Các bạn thường nghĩ rằng, nghe câu này, các nhà tuyển dụng sẽ thấy mát lòng mát dạ. Mặc dù, các bạn vẫn có thể sẽ pass vòng loại hồ sơ, nhưng mà, bạn sẽ rất dễ bị quay trong vòng phỏng vấn là “Thế nào là môi trường năng động?”
Lời khuyên của tôi trong trường hợp này. Các bạn hãy viết mục tiêu của mình ở 3 dạng
- Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm): Đạt bằng giỏi khi tốt nghiệp, đạt chứng chỉ TOEIC, IELTS với số điểm …, vượt qua kì thi CFA level 1,…
- Mục tiêu trung hạn (từ 1 đến 5 năm): trở thành chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp (trong trường hợp bạn ứng tuyển vào chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân), trở thành trưởng nhóm bán hàng…
- Mục tiêu dài hạn: trở thành giám đốc mảng, giám đốc phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh sau 10 năm làm việc tại ngân hàng.

1.5. Một số chú ý tại vòng loại hồ sơ

1.5.1 Bài học 1: Trong trường hợp bạn không được gọi đi thi viết hoặc đi phòng vấn thì làm như thế nào?


Theo kinh nghiệm của tôi và một số người bạn của tôi, đây là thời điểm bạn nên gọi điện hoặc email trực tiếp đến cho những người lãnh đạo phòng nhân sự của ngân hàng đó để nhận được câu trả lời.
Tôi vẫn còn nhớ lần thi tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng vừa và nhỏ của MB, tôi đã bị loại từ vòng hồ sơ vì lý do chiều cao (như phần 2 tôi đã nói). Lúc đó, tôi cũng rất bức xúc và gọi điện đến nhân sự thì nhận được câu trả lời là loại vì lý do chiều cao. Lúc đó, tôi đã gửi thư đến cho chị Trần Thị Bảo Quế - Giám đốc khối nhân sự của MB. Có thể nhiều bạn sẽ hỏi, làm sao mình có thể biết được email của chị ấy? Cái này phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm thông tin trên internet của bạn. Để tìm email hoặc số điện thoại của 1 người, bạn có 2 kênh để tìm kiếm chính là facebook hoặc linkedin. Tôi đã dùng kênh facebook. Đầu tiên, tôi vào facebook của những người bạn của tôi và tra các friend của họ, tôi tìm thấy được facebook của chị Quế, sau đó tôi xin kết bạn (add friend) và chờ đợi. Tôi tin rằng 99% bạn sẽ được chấp thuận bởi vì MB có đến hàng nghìn nhân viên biết đến chị ấy, chị ấy không thể tìm hiểu kỹ về người bạn đó được. Và cuối cùng tôi đã được chấp nhận (accept). Lúc này thì đơn giản quá rồi, bạn vào mục info, sẽ nhìn thấy email của chị ấy.
Sau đó, tôi gửi thư đến cho chị, nội dung thư thể hiện các thành tích nổi bật của tôi và những mong muốn được trở thành nhân viên của MB. Tôi đã nhận lại được email hồi đáp từ MB và thay vì ứng tuyển vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng SME, tôi được họ chuyển hồ sơ sang vị trí Chuyên viên tài trợ thương mại. Mặc dù, tôi cũng không thi tuyển vị trí đó nữa. Nhưng tôi tin rằng, mình đã có một quyết định đúng đắn. Và vui hơn nữa, tôi được chị Quế viết lên facebook chúc mừng sinh nhật của mình vào đúng ngày sinh nhật của tôi.
Lời khuyên của tôi cho các bạn trong trường hợp không được gọi đi phỏng vấn: Các bạn có thể gọi điện, gửi thử đến nhân sự của ngân hàng đó. Nhưng phải nhớ rằng, gửi đúng hòm thư có địa chỉ tên người, đừng gửi vào email chung thì sẽ không có ai biết
đến bạn đâu.

1.5.2 Bài học 2: Những chú ý khi nộp hồ sơ giấy đến các ngân hàng quốc doanh

Theo tôi được biết, hầu như, các ngân hàng đều cho phép nộp hồ sơ bản mềm qua mạng, nhưng vẫn có những ngân hàng thích nộp hồ sơ giấy. Điển hình là khối Big4 bank (Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank). Trong trường hợp nộp hồ sơ giấy, ngoài chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn còn phải đọc kỹ, họ có yêu cầu kinh nghiệm hay không, kinh nghiệm mình có có thuộc lĩnh vực mình đang ứng tuyển hay không.
Tôi vẫn còn nhớ lần nộp hồ sơ vào Vietinbank, vị trí Cán bộ quan hệ khách hàng vừa và nhỏ. Tôi đã bị loại ngay từ vòng hồ sơ (Vietinbank duyệt hồ sơ ngay tại sảnh của hội sở chính). Mặc dù, tôi có 1 năm kinh nghiệm làm Trợ lý dự án ở một công ty khá danh tiếng trong ngành đào tạo ngân hàng nhưng họ nói, chúng tôi muốn tuyển nhân viên có 1 năm trong việc bán các sản phẩm tín dụng ngân hàng, vì vậy, họ đã không nhận hồ sơ của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không bỏ cuộc, tôi nộp vị trí thứ 2 là Cán bộ Treasury của phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh và tôi đã thành công. Đây cũng là vị trí tôi đang làm hiện tại ở Vietinbank.

1.5.3 Bài học 3: Đối với các đợt tuyển dụng của BIDV

Mặc dù, tôi chưa nộp vào BIDV một lần nào cả, nhưng đã được rất nhiều người bạn kể lại rằng, BIDV có kiểu xét duyệt hồ sơ rất buồn cười. Họ thông báo sẽ thu hồ sơ trong 3 ngày từ 11/8 đến ngày 13/8 chẳng hạn, nhưng 7h sáng ngày 11/8 bạn đến, thì phòng nhân sự của chi nhánh sẽ thông báo rằng, đã nhận đủ hồ sơ dự tuyển của chi nhánh rồi.
Tôi cũng không biết những ứng viên kia họ nộp hồ sơ từ bao giờ nữa, có thể họ đã đặt cọc hồ sơ ở đó cách đấy mấy tháng và khi có đợt là tự động hồ sơ sẽ được nộp. Đương nhiên là những ứng viên đó sẽ phải có quan hệ gì đó với nhân sự mới được làm như thế. Tôi đã từng nghe 1 người bạn của tôi nói rằng, để có được 1 chân nộp hồ sơ đặt trước mấy tháng như vậy, nhà bạn ấy đã phải đầu tư mất 40 triệu. Chúng ta phải chấp nhận sự thật phũ phàng này.
Lời khuyên của tôi cho các bạn khi nộp hồ sơ vào BIDV là: Nên chạy đi nộp hồ sơ ở tất cả các chi nhánh có thể, miễn có chi nhánh nhận hồ sơ của mình, cho mình đi thi là mình sẽ có cơ hội để thành công.

Bài viết hay của Banker @viethungkieu
1. Kinh nghiệm viết CV

2. Kinh nghiệm vòng thi viết:
3. Kinh nghiệm vòng phỏng vấn:

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình cũng đang cần tham khảo thêm kiến thức và kỹ năng khi đi xin việc thì gặp bài viết này, rất hay và chi tiết, cảm ơn bạn nhé
 
mọi người cho mình hỏi,
trước đây mình có nộp hồ sơ tại ngân hàng sacombank nhưng không được gọi và không có tên trong danh sách đi thi tuyển
giờ mình nộp lại hồ sơ ngân hàng sacombank thì mục điền thông tin bạn đã từng tham gia dự tuyển chưa thì mình phải điền có hay không?
thanks mọi người
 
Đọc đến bidv nản hết cả người. Năm đầu ra trường mình cũng thế này. Mọi Người ai cũng bảo bidv có suất hết rùi:9
 
Cám ơn bạn đã chia sẻ. nhưng cái khoản 40 triệu nghe hơi quá thì phải????????????????????
 
Thanks bài biết của anh! bài viết hay quá. Nhưng năng lực như thế thì NH nào cũng nhận đấy ạ
Em học chuyên ngành tin 1 ít, kế toán tài chính 1 ít, khi nộp hồ sơ vào NH thì họ nói là ko đúng chuyên ngành.haizz.:|
Vì thế nên ko biết vị trí nào của ngân hàng mình có thể phù hợp nữa a ạ.
 
Thanks bài biết của anh! bài viết hay quá. Nhưng năng lực như thế thì NH nào cũng nhận đấy ạ
Em học chuyên ngành tin 1 ít, kế toán tài chính 1 ít, khi nộp hồ sơ vào NH thì họ nói là ko đúng chuyên ngành.haizz.:|
Vì thế nên ko biết vị trí nào của ngân hàng mình có thể phù hợp nữa a ạ.

Anh cũng đã từng ở tình trạng như em, anh đã từng học chuyên ngành TCQT của FTU cái gì cũng được học nhưng ko sâu cái gì cả. Trong trường hợp này nên tự học, hoặc đi học thêm các chứng chỉ quốc tế bên ngoài. Đừng quá mong đợi là trường đại học sẽ cung cấp cho mình đủ hành trang để bước ra ngoài đời.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,223
Thành viên mới nhất
Suga Sean Merch
Back
Bên trên