[Kinh nghiệm] Căn cứ xác định dòng tiền của Doanh nghiệp

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì các bạn yêu cầu báo cáo thuế. Trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín thì rất hiếm. Được kiểm toán là 1 chuyện, kết luận của kiểm toán viên như thế nào lại là chuyện khác. Trước đây có lần tôi đã gặp trường hợp báo cáo được kiểm toán nhưng chẳng có giá trị gì hết. Kiểm toán họ làm vì được doanh nghiệp đó mời, nên phần nào rõ ràng, có chứng từ đầy đủ thì họ kết luận. Còn phần nào không cung cấp đủ chứng từ hoặc doanh nghiệp đó cố tình muốn giấu thì họ không kết luận mà chỉ ghi chú là không có đủ căn cứ để kết luận do thiếu hồ sơ chứng từ ..v..v.
Các bạn nghĩ báo cáo do doanh nghiệp tự chế nên không đáng tin cậy, phải tới doanh nghiệp kiểm tra hóa đơn chứng từ ..v..v.. thì tôi nói thật chả ai làm thế đâu, và chả ai cho các bạn tới công ty họ lục lọi hồ sơ chứng từ. Các bạn đòi kiểm tra sao kê tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng khác thì càng vô ích. Các bạn không được đòi hỏi khách hàng cung cấp những thông tin như vậy, nếu không muốn bị sếp chửi te tua. Các bạn chỉ có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng nơi bạn làm việc và chuyển toàn bộ doanh thu từ các hoạt động kinh doanh được tài trợ vốn theo các khế ước nhận nợ và hợp đồng tín dụng đã ký. Khách hàng là doanh nghiệp nhỏ thì họ chỉ có quan hệ với 1,2 ngân hàng. Chứ các doanh nghiệp lớn thì họ quan hệ với nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng tài trợ vốn cho 1 hoặc 1 số nhu cầu của họ. Các ngân hàng tìm mọi cách để giữ chân hoặc thiết lập quan hệ với những khách hàng như thế. Đòi hỏi khách hàng những điều không phù hợp có thể sẽ là dấu chấm hết cho công việc của các bạn.
Chúng ta không cần biết 100% thông tin của họ, Để cảm nhận thật giả, đúng sai, hợp lý hay không thì cần phải trải qua thực tế, phải làm nhiều mới biết.
 
Sao kê trong 3 tháng gần nhất không phản ảnh dòng tiền của Dn, còn sao kê nguyên năm mà ngồi xem thfi hết sức là trâu bò ^.^ Chưa kể tình trạng DN có nhiều TKTT tại nhiều NH khác nhau! thực tế DN SME của chúng ta như 1 mớ bòng bông
 
Báo cáo thuế là báo cáo có thể tin tưởng nhất. Vì doanh nghiệp phần lớn đều muốn tăng chi phí giảm Ebit để giảm thuế thu nhập DN. Khi vay ngân hàng thì họ lại muốn làm điều ngược lại, giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận. Còn doanh thu trong báo cáo thuế thì có thể yên tâm vì đã có hóa đơn VAT làm căn cứ để cơ quan thuế xác minh. Các DN hoạt động dưới luật doanh nghiệp và nhiều bộ luật khác nên nếu họ không phải cô ty lưa thì họ không dám làm bậy đến mức như các bạn lo lắng đâu. Còn nếu họ có ý định lừa đảo thì qua kiểm tra hoạt động kinh doanh, cơ cấu nhân sự của họ là các bạn biết ngay. Chẳng DN lừa đảo nào đầu tư lớn vào tài sản cố định như dây chuyền máy móc và chất lượng cán bộ nhân viên đâu. Thực tế các DNVN không được minh bạch như các DNNN nhưng không có nghĩa họ muốn làm gì thì làm. Các bạn là CVKHDN thì các bạn phải hiểu rõ các văn bản luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các văn bản pháp quy, các luật liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Các bạn càng nắm vững luật và vận dụng tốt thì càng giảm bớt rủi ro cho mình và ngân hàng. Không nên chạy theo chỉ tiêu bằng mọi giá vì khi không thu hồi được nợ thì việc phát triển kinh doanh trở thành vô nghĩa. Chưa nói đến lãi thu được không thấm gì so với việc bị trích dự phòng rủi ro. Quan trọng là ý thức trả nợ của khách hàng, năng lực tài chính và hiệu quả của phương án kinh doanh thực sự của họ. Nguồn thu để trả nợ đến từ chính hiệu quả của phương án kinh doanh đó chứ không doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng nào vay tiền để rồi móc tiền vốn ra để trả. Kể cả việc họ vay tiền mua sắm tài sản cố định như bất động sản cũng vậy, việc mua tài sản đó phải có mục đích. Việc chúng ta định kỳ hạn nợ phải căn cứ trên phương án của họ. Làm DN không tránh được hoàn toàn rủi ro, nhưng đừng để rủi ro đó là rủi ro mang tính chủ quan.
 
Cám ơn HungViet về topic. Nhưng mình thắc mắc bạn làm sao để yêu cầu khách hàng cung cấp sao kê TKTT của họ tại các ngân hàng khác vì điều này rõ ràng là không có văn bản nào quy định chúng ta được yêu cầu. Hơn nữa việc đó cũng chẳng giúp ích được gì vì nó chỉ cho thấy các hoạt động thu chi giữa khách hàng và các đối tác cũng là doanh nghiệp. Vậy với các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp thu mua nông sản, thủy sản chế biến thì bạn lấy căn cứ nào để xác định dòng tiền? Để xác định dòng tiền thực tế của khách hàng chỉ có thể dựa vào hóa đơn vat, hóa đơn bán lẻ và bảng kê thu mua hàng hóa. Thay vì ngồi kiểm kê hóa đơn 1 cách vô nghĩa thì chúng ta hãy để cơ quan thuế làm việc đó bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo thuế 3 năm gần nhất hoặc nhiều nhất có thể trong trường hợp DN chưa thành lập đủ 3 năm. Tôi thấy nhiều bạn thắc mắc, lo làm sao xác minh được số liệu khách hàng cung cấp, rồi có tư tưởng sai lầm là số liệu họ muốn chế sao cũng được. Việc đó phụ thuộc vào năng lực và ý chí của các bạn thôi. Khi bạn để họ làm bậy thì đừng trách họ mà phải trách mình trước. Yêu cầu là khách hàng phải cung cấp báo cáo có kiểm toán hoặc báo cáo thuế 3 năm gần nhất, vậy tại sao các bạn lại chấp nhận báo cáo tài chính nội bộ chưa qua kiểm toán hoặc cơ quan thuế rồi than thở? Doanh nghiệp nào cũng phải quyết toán thuế hàng năm nên đừng nói họ không có. Rồi dựa vào số liệu đó bạn có thể dự báo tài chính doanh nghiệp trong các kỳ sau và so sánh với số liệu khách hàng cung cấp các kỳ đó xem có hợp lý không. Nếu chênh lệch nhiều thì phải tìm nguyên nhân của sự chênh lêch đó. Ngoài ra dựa vào xu hướng phát triển và kế hoạch kinh doanh của khách hàng, so sánh với sự tăng giảm giá trị các tài khoản tương ứng trên bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể biết được số liệu ấy có hợp lý hay không. Việc phân tích và dự báo phải có 1 cột mốc đáng tin cậy, nên thu thập được nhiều báo cáo thuế nhất có thể. Tỷ lệ tăng trưởng các chỉ tiêu cũng nằm trong giới hạn
, không thể có chuyện tăng giảm đột biến nếu không có nguyên nhân bất thường.
 
Back
Bên trên