Hướng đi nào để có thể trở thành giảng viên??

HNX

Verified Banker
Em hiện đang là sv năm cuối ngành Tài chính - Ngân hàng ở TP.HCM, hồi đó chọn học ngành này cũng vì theo trào lưu, chứ chưa định hướng được bản thân. Trải qua 4 năm học, dần dần em thấy rất thích được làm giáo viên, được đứng trên giảng đường nói chuyện với các bạn sinh viên, được đi gác thi, được ra đề... Nghĩ là thấy thích rồi :D. Kiến thức chuyên ngành của em cũng khá tốt, ngoài ra em cũng có một may mắn là có khả năng giao tiếp và nói trước đám đông (kinh nghiệm hoạt động sau 4 năm :D)
Vậy mọi người cho em hỏi là nếu xác định trở thành một giảng viên đại học thì em cần chuẩn bị cho mình những gì? Học thạc sĩ ngành gì? Và học ở trường nào là tốt nhất? Ra trường vừa học vừa làm lấy kinh nghiệm hay xin ở lại trường làm văn phòng khoa (nếu được)?

Xin cảm ơn!
 
Sẽ có một số trường tổ chức tuyển dụng Giảng viên thì em đăng kí ứng tuyển vào
Có thể em lựa chọn:
1. Đi làm có kinh nghiệm + học thêm thạc sĩ để có kinh nghiệm thực tiễn rồi sau đó thi vào GV
2. Em có thể thi ngay lập tức sau khi ra trường ở các trường có đăng kí tuyển GV. Đối với các trường ở TPHCM thì có thể yêu cầu cao là trình độ Thạc sĩ, còn như ở các tỉnh lẻ thì có thể chưa cần thiết ngay vì sau khi vào trường em sẽ đc trường cho đi học Thạc sĩ. Bây h đứng lớp ở bậc đại học yêu cầu trình độ tối thiểu là Thạc sĩ
- Nếu English của em Giỏi thì có thể xin học bổng du học,trường rất ưu ái các trường hợp đi học thạc sĩ ở nước ngoài
:) :)
 
Nếu em muốn làm giảng viên Đại học thì anh đề nghị em nên đi làm 1 thời gian khoảng 2-3 năm để lấy kinh nghiệm thực tế cho bản thân, trong thời gian đó thì em đăng ký học cao học vừa học vừa làm, sau khi em học xong thì có thể nghỉ công việc hiện tại và nộp hồ sơ làm giảng viên.

Khi em lấy được bằng Thạc sĩ thì lúc đó em cũng đã tích lũy được 1 số kinh nghiệm làm việc thực tế, như vậy kiến thức mà em truyền đạt cho sinh viên sẽ thực tế và sâu sắc hơn, không khô khan lý thuyết, đồng thời sẽ truyền cho sinh viên những thực tế rõ ràng phải đối mặt sau khi ra trường, đó là kinh nghiệm mà em sẽ không thể có được nếu em học liên tục chứ không đi làm.

Do chúng ta đều đã từng trải qua thời gian sinh viên nên chúng ta biết được điều gì là tốt nhất cho sinh viên. :)
 
Cảm ơn lời khuyên của 2 bậc tiền bối. Em cũng định hướng là ra trường sẽ xin việc làm 1 thời gian rồi vừa học vừa làm. Tuy nhiên trước tình hình nhân sự ngân hàng đang rất khó khăn, ngoài ra còn có 1 sự việc làm e phải phân vân và lên diễn đàn nhờ tư vấn. Đó là em được cô trưởng bộ môn bóng bàn của trường đang theo học ngỏ lời sẽ giúp em một chút nếu em có ý định xin ở lại trường (vì em vốn là thành viên đội tuyển bóng bàn của trường, trường em thì có phong trào bóng bàn giáo viên khá mạnh, nên cô có ý đề nghị em ở lại hỗ trợ phát triển phong trào với cô). Như vậy nếu đi theo hướng đó là em sẽ cố gắng xin 1 chân vô làm văn phòng hoặc trợ giảng (được cô giúp đỡ), tuy nhiên như vậy em sẽ bị phụ thuộc vào bên đó, sau này có ý định không thi đấu dành thời gian đi dạy nhiều hoặc xin nghỉ cũng khó. Mọi người thấy phương án này có khả thi được không, cho em lời khuyên với.
 
Cảm ơn lời khuyên của 2 bậc tiền bối. Em cũng định hướng là ra trường sẽ xin việc làm 1 thời gian rồi vừa học vừa làm. Tuy nhiên trước tình hình nhân sự ngân hàng đang rất khó khăn, ngoài ra còn có 1 sự việc làm e phải phân vân và lên diễn đàn nhờ tư vấn. Đó là em được cô trưởng bộ môn bóng bàn của trường đang theo học ngỏ lời sẽ giúp em một chút nếu em có ý định xin ở lại trường (vì em vốn là thành viên đội tuyển bóng bàn của trường, trường em thì có phong trào bóng bàn giáo viên khá mạnh, nên cô có ý đề nghị em ở lại hỗ trợ phát triển phong trào với cô). Như vậy nếu đi theo hướng đó là em sẽ cố gắng xin 1 chân vô làm văn phòng hoặc trợ giảng (được cô giúp đỡ), tuy nhiên như vậy em sẽ bị phụ thuộc vào bên đó, sau này có ý định không thi đấu dành thời gian đi dạy nhiều hoặc xin nghỉ cũng khó. Mọi người thấy phương án này có khả thi được không, cho em lời khuyên với.

Hmm, theo đuổi phong trào thì cũng tốt, lại có người đỡ đầu, tuy nhiên mình vẫn nên ưu tiên chuyên môn lên trước. Trong trường hợp này thì hay là em vừa xin ở lại trường, vừa xin 1 chân cộng tác viên với các công ty CK, ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đấy (cái này không khuyến khích, đồng thời bây giờ các đơn vị này cũng hạn chế).

Nếu em chủ trương về trường và có sự bảo trợ của người trong trường thì em phải nỗ lực rất nhiều (gấp đôi, gấp ba một nhân viên bình thường) trong việc tích lũy kinh nghiệm thực tế, bởi vì em sẽ không có được môi trường như những người đi làm.
 
Mình thì nhậnt hấy khi mình học chuyên ngành ra mà muốn làm giảng viên thì có lẽ phải học qua khóa Sư phạm để có thể có khả năng giảng bài. Sau đó là có bằng Thạc Sỹ thì mới làm Giảng viên được. Tốt nhất nên xin làm luôn Văn Phòng của Trường đi
 
Theo mình bạn nên cố gắng được bằng giỏi với điểm số thật cao rồi thi tuyển giảng viên luôn. Các trường không ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc mà chỉ ưu tiên nam giới, ứng viên được đào tạo ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp với điểm số thật cao, nói chung là ưu tiên trình độ học thuật. Thi giảng thử sẽ chọn bạn có khả năng trình bày thuyết phục, lôi cuốn. Bạn nên xem phần yêu cầu trong thông tin tuyển dụng của các trường sau đó xem danh sách trúng tuyển để rút ra được kết luận cho mình. Thông thường trúng tuyển sẽ là các bạn tốt nghiệp với điểm số khá cao hoặc các bạn tốt nghiệp đại học, cao học nước ngoài (đa số là ko có 1 ngày kno làm việc nào). Tuổi đời càng trẻ với học vấn càng cao thì càng tốt, nhất là con gái, vì sau khi trúng tuyển sẽ mất khoảng thời gian khá dài để thực tập và học thêm/nâng cao.
 
Ngay bây giờ cố gắng tham gia nghiên cứu khoa học và giành được giải thưởng nào đấy (cấp khoa, cấp trường...) vì cái này cũng giúp thêm điểm cộng đồng thời thi một chứng chỉ tiếng anh quốc tế như ielts, toefl. Muốn qua vòng hồ sơ thì phải có bằng giỏi và hồ sơ đẹp. Qua vòng thi viết thì học thật kĩ tài liệu được phát để ôn thi, làm tốt bài tiếng anh và tin học. Qua vòng giảng thử thì phải có khả năng trình bày lôi cuốn. Đây là kno của mình sau khi vào đến vòng giảng thử và bị trượt vì khả năng trình bày quá kém. Mình còn bị điểm trừ so với các bạn trúng tuyển là vì lỡ có kno làm ngân hàng mà ko đi học cao học ngay như các em còn trẻ kia :p
 
Muốn làm giảng viên nói khó cũng không khó mà dễ cũng không dễ. Ông bà mình nói dễ khó tại mình. Tuy nhiên cũng chia sẽ chút kinh nghiệm tích góp hơn 3 năm đi giảng tới các bạn các tiêu chuẩn có thể làm giảng viên tài chính ngân hàng tốt, bao gồm:
+ Ngoại hình trẻ trung, dễ nhìn một chút (hay gọi là tướng tá kiểu nông dân học)
+ Trình độ tối thiểu bây giờ thạc sỹ là chấp nhận
+ Kinh nghiệm chuyên môn thực tế là một lợi thế ( tối thiểu gì cũng 3-4 năm, vì gaỉng dạy theo phương pháp tính huống, ứng dụng, giải quyết vấn đề. Ngân hàng mà học thuật không sinh viên sẽ nghĩ hết).
+ Kỹ năng thuyết trình rất quan trong trọng. Thầy mà không tư tin sao học trò tự tin và hiểu được ?
+ Biết kiến thức rộng một chút. Ngôn ngữ tài chính ngân hàng rất khô khan, đòi hỏi giảng viên đứng lớp phải dùng nhiều ngôn ngữ của Triết học, toán học, kinh tế học...và thậm chí ngôn ngữ nông dân học cốt làm sao sinh viên hiểu được nội dung truyền tải, gây hứng thú trong buổi học đến toàn sinh viên.
+ Một chút khiếu hài hước sẽ góp phần tạo hình ảnh của một người Thầy vui vẻ, năng động.

Còn nhiều mà chưa nghỉ ra hết hiiiiiiiiiii. chúc các bạn có được cơ hội tốt và thành công
 
"Học phải đi đôi với hành". Một người Thầy muốn cho sinh viên của mình có thể "Hành" sau khi ra trường thì trước hết người Thầy đó phải biết "Hành" như thế nào ?. Một người thầy mà lý thuyết suông đừng mong mỏi xã hội đào tạo những con người giỏi đúng nghĩa của cái nhìn xã hội.

- - - Updated - - -

Lời khuyên cho các bạn có mong muốn làm giảng viên. Sau khi ra trường, tốt nhất đi làm 4-5 năm thực tế, rồi hãy học lên để tạo nền tốt cho giảng dạy sau này.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,671
Thành viên mới nhất
12bet1net
Back
Bên trên