Bài viết rất hay và bổ ích. Chủ topic rất tâm huyết với 500 anh em UB. Các bạn nên đóng góp thêm các ví dụ cụ thể để bài viết thêm sinh động. Mình mở bát nhé:
Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân:
Cái này sẽ phụ thuộc vào đặc thù doanh nghiệp là dn nhà nước hay tư nhân.
Đối với các DN nhà nước việc lên các vị trí lãnh đạo thì quả thật là công đức to lớn, tu vi vô lượng, bầu bán kinh qua bao nhiêu các vị trí mới lên được vị trí đấy. Trừ các trường hợp công chúa, thái tử thì không nói làm gì (tuổi dưới 40 mà lên vị trí top là check lại ngay xem bố cháu là ai?). Ngoài ra nếu check được gốc gác các bạn sẽ thấy rõ đặc thù nhiều sếp lên từ mảng kỹ thuật => vấn đề tài chính sẽ giao hết cho kế toán trưởng hoặc PGĐ phụ trách tài chính. Nếu sếp đi lên từ mảng tài chính kinh doanh: nhanh nhẹn tự quyết hết các vấn đề lãi suất, chính sách tài chính...
Đối với các lãnh đạo của DN tư nhân/TNHH/CP kiểu của tư nhân: hay kiểu lăn lộn giang hồ, chui ra từ phó/trưởng phòng kinh doanh nhà nước mở công ty riêng, có sẵn mối quan hệ cả trong lẫn ngoài để làm
Khi các bạn tiếp cận không đơn thuần là mình hỏi thông tin mà nên theo xu hướng hóng chuyện, vì các bác sếp hay thích kể chuyển chiến tích thời xa xưa tay trăng làm nên cơ đồ lắm. Các bạn cứ lên google search vài cái keyword và key thông tin chính về thị trường rồi cố tình ko hiểu hỏi các bác ý lại làm cho 1 bài về ngành nghề đấy, ai cũng muốn thể hiện mình hiểu biết thị trường, vượt qua sóng gió, vươn tới thành công.
Thẩm định KHDN khó hơn rất nhiều thẩm định KHCN vì nó combo nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả thẩm định KHCN, các bạn đóng góp để topic chia sẻ thêm xôm nhé