HOT HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGHIỆP VỤ DÀNH CHO THI TUYỂN VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NĂM 2018 (FULL)

  • Bắt đầu Bắt đầu acidamin
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

acidamin

Verified Banker
Dear all,

Hôm nay Admin sẽ chia sẻ với các bạn về lộ trình ôn tập nghiệp vụ dành cho những bạn đã và đang hoặc sắp ứng tuyển vị trí Giao dịch viên tại Ngân hàng.

Trước hết, các bạn đừng quên nắm kĩ công việc của Giao dịch viên tại: Giao dịch viên là gì? Cơ hội thăng tiến của nghề Giao dịch viên Ngân hàng

Về Lộ trình học nghiệp vụ, bạn cần tuân thủ đầy đủ các bước như sau:

1f340.png
1. Nắm được các văn bản, quy chế áp dụng trong công việc của GDV.

Để làm việc trong Ngân hàng hoặc bất cứ một tổ chức kinh tế nào thì các bạn cũng thể sống ngoài pháp luật. Các bạn phải biết được là khi làm việc trong Ngân hàng có những quy định, quy chế nào thuộc về nhà nước hoặc thuộc về Ngân hàng nhà nước và các cơ quan nhà nước khác điều tiết các hoạt động của Ngân hàng.

Công việc của GDV sẽ bị điều tiết bởi các quy định và quy chế sau:
Các quy định liên quan đến kế toán giao dịch:
- Quy chế giao dịch một cửa áp dụng cho các tổ chức tín dụng. (QĐ1498/2015/QĐ-NHNN ngày 13/10/2015 của NHNN
- Quy chế huy động vốn tiết kiệm.
- Quy định về mở và sử dụng tài khoản
- Quy trình thanh toán trong nước, quốc tế
- Quy định về quản lí ngoại hối
- Quy định cụ thể về từng sản phẩm/dịch vụ.
- Quy định về ngân quỹ
Nói chung các bạn tìm hiểu qua để biết thôi, còn thi thì không khó lắm đâu, nên đừng lao đầu vào học thông tư, quy định nhiều quá
1f642.png
:))

Toàn bộ Văn bản trên được Tổng hợp đầy đủ tại: HOT - Tổng hợp Văn bản Luật cho Giao dịch viên (CẬP NHẬT 2017)

1f340.png
2. Quy định về giao dịch một cửa là gì? Tại sao Ngân hàng lại có hẳn một cái quy chế về giao dịch một cửa? Rút cuộc thì giao dịch một cửa là gì? Một cửa khác gì hai hay nhiều cửa?
Giao dịch một cửa là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của tổ chức tín dụng cho khách hàng trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với 1 GIAO DỊCH VIÊN của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ Giao dịch viên đó.

Nó sẽ khác với Giao dịch 2 cửa hay nhiều cửa, lúc đầu mình có thể tiếp xúc với 1 GDV nhưng sau đó lại chuyển qua GDV khác để thực hiện tiếp giao dịch.

Các bạn tưởng tượng đơn giản như này, ví dụ trong giao dịch 2 cửa, khi các bạn đến gửi tiền tiết kiệm, đầu tiên các bạn sẽ gặp 1 Giao dịch viên để điền vào giấy gửi tiền tiết kiệm, sau đó bạn GDV này sẽ hướng dẫn các bạn ra bộ phận quỹ và nộp tiền để cán bộ quỹ kiểm đến và kê trong bản kê nộp tiền của KH sau đó bạn mới được nhận sổ.
Còn đối với trường hợp một cửa, KH điền giấy gửi tiền -> Gửi cho bạn GDV sau đó KH nộp tiền mặt để bạn giao dịch viên kiểm đếm, bạn GDV sau khi thực hiện kiểm đếm thì sẽ tiến hành làm sổ cho khách hàng.

Oki, done, đoạn này khá dễ hiểu rồi đúng không?!

1f340.png
3. Hệ thống tài khoản.

Cũng giống như bên doanh nghiệp, Ngân hàng có một hệ thống tài khoản riêng được phân loại theo những tiêu chí nhất định và có hướng dẫn sử dụng cụ thể cho từng loại tài khoản.

Để bắt đầu học vào phần nghiệp vụ kế toán dành cho GDV, các bạn hãy tìm mua quyển kế toán Ngân hàng của Học viện Tài Chính hoặc Học viện ngân hàng để được trang bị & hoàn thiện kiến thức.

Có nhiều bạn khá lo sợ phần kiến thức về kế toán ngân hàng nhưng các bạn yên tâm là, mặc dù kế toán ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản khác nhưng đơn giản và dễ nhớ hơn nhiều so với kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu xem ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp thì ngân hàng thuộc về doanh nghiệp về dịch vụ nên định khoản sẽ khá đơn giản.

Chưa dừng ở đó, GDV lại chỉ làm một số phần nghiệp vụ chứ không phải làm tất cả nên các chỉ học có một phần thôi, mà toàn phần dễ
1f642.png
=))) Thiên thời địa lợi nhân hòa quá rồi nên các bạn học trái ngành cũng đừng quá lo lắng nhé.

Ở phần tài khoản này sẽ có một số tài khoản mà GDV thường hay sử dụng, các bạn cố gắng nhớ một số tài khoản sau:

TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị bằng VNĐ
TK 1031 – Tiền mặt tại đơn vị bằng ngoại tệ
TK 4211 – Tiền gửi thanh toán
TK 4231 – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TK 4911/4912 – Lãi phải trả cho TGTT bằng VNĐ/$
TK 4913/4914 – Lãi phải trả cho TGTK bằng VNĐ/$
TK 8010 – Chi phí trả lãi tiền gửi
TK 4711 – Mua bán ngoại tệ kinh doanh
TK 4712 – TT mua bán ngoại tệ kinh doanh
TK 5012 – Thanh toán bù trừ, TTĐT LNH

1f340.png
4. Các nghiệp vụ cần học của GDV.

Kế toán Ngân hàng thì rất rộng nhưng GDV chỉ làm các nghiệp vụ sau, các bạn chú ý khi ôn tập thì tập trung ôn các nghiệp vụ này là ok rồi, đừng ôm cả quyển kế toán ngân hàng nhé
1f642.png
=)) Thoải mái, thoải mái nào, hãy nghĩ thi ngân hàng cũng dễ thôi, đừng nghĩ nó là cái gì đó quá to tát.
- Nghiệp vụ về tài khoản và thẻ.
- Nghiệp vụ về tiền gửi.
- Nghiệp vụ về phương thức thanh toán
- Nghiệp vụ ngân quỹ.
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.

Đó, các bạn chỉ cần ôn tập 5 phần nghiệp vụ này thôi, Admin thấy không khó học đâu.
1f642.png


Cách học là kết hợp với bài tập thì cực dễ hiểu luôn. Chứ đừng đọc lý thuyết xuông các bạn nhé

1f340.png
5. Làm đề.

Tổng hợp Đề thi của các Ngân hàng được đăng tải tại: Kho đề thi Ngân hàng | U&Bank - Cộng đồng Ngân hàng và Nguồn nhân lực

@Mikochan_BN thực hiện
 
Ad ơi, liệu năm nay có ôn theo hệ thống kiến thức ntnay được không ạ?
 
Back
Bên trên