SeABank [HOT] Chương trình "Từ thực tập sinh đến Banker chuyên nghiệp SeABank năm 2013" [25.06.2013]

Trước tiên, thay mặt cộng đồng, cảm ơn bạn DarkLion24 đã cung cấp thông tin về chương trình hữu ích này. Sau đây là nội dung chi tiết về chương trình:

  • Bạn là sinh viên năm cuối các trường Đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế
    Bạn có mong muốn được tiếp xúc với văn hóa doanh nghiệp, trải nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động.
  • Bạn đang băn khoăn về khả năng của bản thân và mong muốn có cơ hội thử thách để tìm hiểu và phát triển định hướng của bản thân.
  • Bạn mong muốn có cơ hội làm dày thêm kiến thức thực tiễn, trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cho bản thân thông qua việc tiếp xúc và tham gia trực tiếp vào quy trình làm việc thực tế.
  • Bạn đang tìm kiếm cơ hội khởi đầu sự nghiệp tại một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với chế độ đãi ngộ tốt, mức lương thưởng cạnh tranh và ổn định.
1. Chương trình"Từ thực tập sinh tới Banker chuyên nghiệp SeABank" đã xây dựng thành công mô hình tuyển dụng, đào tạo và phát triển các sinh viên mới tốt nghiệp trở thành những Banker chuyên nghiệp của SeABank. Tiếp nối chương trình năm 2012, chương trình thực tập sinh năm 2013 có những thay đổi mới về quy trình tuyển chọn, đào tạo và tăng thời gian làm việc thực tế, tiếp cận trực tiếp với công việc để các thực tập sinh có cơ hội thử thách năng lực cá nhân và phát triển định hướng của bản thân hướng tới những vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân hàng.

SeABank nhìn nhận các bạn sinh viên là nguồn nhân lực tiềm năng cho định hướng phát triển của Ngân hàng; chúng tôi mong muốn mang đến một môi trường để các bạn trải nghiệm những ước mơ của mình và kỳ vọng các bạn sẽ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của SeABank trong tương lai.

2. Chương trình "Từ thực tập sinh tới Banker chuyên nghiệp SeABank 2013" sẽ tiến hành tại Hà NộiTP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt ưu tiên các bạn sinh viên đăng ký tham gia thực tập tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch ở các tỉnh trong mạng lưới hệ thống của SeABank.

3. Tổng quan chương trình

Tiếp nhận hồ sơ (10/06-25/06)Tuyển dụng (20/06-28/06)Đào tạo (01/07-06/07)Thực tế (15/07-15/09)Tuyển dụng chính thức

4. Thực tập sinh của chương trình có cơ hội

Được thử thách và phát triển năng lực bản thân
thông qua quy trình tuyển dụng quy chuẩn của SeABank; được tham gia chương trình SeAStart dành cho nhân viên chính thức - chương trình đào tạo chuyên nghiệp cung cấp đầy đủ các kiến thức về sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và các kỹ năng mềm để sẵn sàng trở thành Banker chuyên nghiệp trong thời gian nhanh nhất.

Được trải nghiệm và thử sức mình trong các công việc thực tế liên quan đến các hoạt động của các đơn vị Hội sở, Chi nhánh, Phòng giao dịch... nhiều thách thức để rèn luyện bản thân, trau dồi tinh thần làm việc nhóm, tính sáng tạo,quyết tâm thành công,bên cạnh bầu không khí làm việc thân thiện của sức trẻ.

Nhận phụ cấp, lương, thưởng hấp dẫn theo lộ trình công việc trong thời gian là thực tập sinh, nhân viên học việc/ thử việc và chính thức dành cho sinh viên mới ra trường.

5. Điều kiện tham dự chương trình:

  • Sinh viên năm cuối, vừa tốt nghiệp các trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng có kết quả học tập trung bình tối thiểu từ 7.5/10 hoặc 3.0/4.0;
  • Ngoại hình phù hợp với yêu cầu vị trí công việc, giao tiếp tốt (ưu tiên ứng viên nam);
  • Thái độ, đạo đức, ý thức tuân thủ tốt;
  • Đam mê công việc và cam kết gắn bó lâu dài nếu được tuyển dụng;
  • Tiếng Anh giao tiếp là một lợi thế.
6. Các vị trí tuyển dụng

- Chuyên viên Quản lý QHKH SME/PRO
- Chuyên viên Quản lý QHKH Cá nhân
- Chuyên viên Phát triển Kinh doanh
- Giao dịch viên
- Nhân viên chào đón


7. Yêu cầu về hồ sơ dự tuyển:

  • Mẫu đơn xin dự tuyển(có kèm ảnh). Trên đơn dự tuyển ghi rõ nơi đăng ký thực tập;
  • Bảng điểm mới nhất (tạm thời) có xác nhận của nhà trường (không cần công chứng);
  • Chứng minh thư nhân dân (bản chứng thực);
8. Phương thức nộp hồ sơ:

Gửi trực tiếp bản cứng:
Phong bì ghi rõ Hồ sơ Tham dự chương trình "Từ thực tập sinh tới Banker chuyên nghiệp SeABank 2013"

  • Miền Bắc và Miền Trung: Phòng Nhân sự Hội sở SeABank - Tầng 4, tòa nhà Hà Nội Tourist,18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.3.944.86.88 máy lẻ 6821 - Chị Trần Thị Thu Hà
  • Miền Nam: Văn phòng đại diện NH TMCP Đông Nam Á - SeABank tại TP.Hồ Chí Minh, lầu 2 tòa nhà A&B số 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Q1, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại liên hệ: 08.3.823.7357 máy lẻ 4660 - Chị Trần Thị Xuân Liên
Nộp hồ sơ trực tuyến:

  • Miền Bắc và Miền Trung: Gửi về hộp thư: ha.ttt1@seabank.com.vn
  • Miền Nam: Gửi về hộp thư: lien.ttx@seabank.com.vn
Tiêu đề email (subject)tên file hồ sơ dự tuyển (trùng tên tiêu đề email) được viết tiếng Việt không dấu theo thứ tự như sau: TTS_Địa điểm làm việc _ Tên vị trí ứng tuyển _ Họ và tên (Ví dụ: TTS_Hanoi_CVQLQHKHCN_Nguyen Thi A)

Thời hạn nhận hồ sơ: Trước ngày 25/06/2013

Ghi chú:

- Ưu tiên hồ sơ nộp sớm, Ngân hàng sẽ chủ động tổ chức thi tuyển khi có lượng hồ sơ cần thiết.
- Chỉ những hồ sơ qua vòng sơ loại mới được mời dự thi. Hồ sơ đã nộp không trả lại.


SeABank

P/s: Một số topic hữu ích cho các bạn sinh viên năm cuối:

1. Topic
Sai lầm thường gặp khi thực tập

2. Topic Các bước chuẩn bị tốt cho thực tập

3. Trọn bộ 6 mảng Đề tài, Luận văn, Báo cáo thực tập về Tài chính - Ngân hàng: [Update] 6 Topic các Đề tài, Luận văn, BCTT về Ngân hàng (click vào topic, sau đó vào các topic con để download tài liệu)

4. Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt Khóa luận tốt nghiệp (Full 3 phần):

Phần 1: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 1
Phần 2: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 2
Phần 3: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 3

5. [Useful] Mẫu bìa tiểu luận - Khóa luận - Báo cáo
 
Với các bác ở thành phố thì cứ tham gia chứ các bạn ở ĐBSCL mình có 2 người bạn tham gia đợt 2012 mà đến cuối cùng chẳng được gì, toàn bộ đợt đó đều được thông báo..."không đạt", đã vậy lương như cam kết thì không chi...đến khi một bạn gửi mail tỏ vẻ thất vọng về chuognư trình thì mới được phản hồi...chi lương! Không biết các bạn ở thành phố thì thế nào nhé :)

Dear em,
Chương trình thực tập sinh năm 2012 có một chút trục trặc khi thanh toán tiền phụ cấp; Phòng Nhân sự cũng đã có email gửi tới các thực tập sinh chính thức xin lỗi về sự chậm trễ. Em cho chị xin tên để chị kiểm tra lại thông tin của em nhé.
Cảm ơn em.
 
Mấy em tự hỏi 1 điều đi, trong miền Nam, SeABank là cái gì? em bảo em làm SeABank hay em thực tập tại SeABank, nghe xong chả thèm để ý, phải như em thực tập ở ACB hay Vietcom thì còn may ra đánh giá cao, chứ SeABank trong Nam chẳng ai đánh giá cao cả...thậm chí còn ko biết nó đào tạo em cái gì ở đây.

Chị nghĩ các chương trình thực tập sinh là cơ hội tốt cho các sinh viên mới ra trường. Như các em cũng biết, hiện nay các Ngân hàng khi tuyển dụng nhân sự đều đưa ra tiêu chí về kinh nghiệm công tác - tiêu chí này có thể xem như một rào cản đối với những sinh viên mới ra trường, có khả năng tiếp thu tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Thông qua chương trình thực tập sinh, các SV có cơ hội được tiếp xúc với các công việc thực tế, hiểu được cụ thể các công việc cần thực hiện của từng vị trí công việc và biết được Ngân hàng - Nhà Tuyển dụng đòi hỏi gì từ các em, từ đó để hoàn thiện bản thân mình hơn. Tham gia thực tập còn là cơ hội để các TTS chứng minh năng lực bản thân thông qua kết quả làm việc thực tế.
SeABank mong muốn tối đa hóa cơ hội đó của các bạn thực tập sinh, cụ thể: SeABank tuyển chọn TTS theo tiêu chí phù hợp với công việc; các TTS được bổ sung kiến thức cần thiết qua khóa đào tạo khởi nghiệp SeAStart (khóa đào tạo dành cho nhân viên chính thức của SB) để TTS có đủ công cụ thực hiện các nhiệm vụ được giao... - Đó là cái được khi em tham gia chương trình TTS của SeABank.
Các chương trình năm 2011 và 2012 của SeABank có rất nhiều các bạn TTS đã nắm bắt tốt cơ hội đó và được tuyển dụng chính thức thành nhân viên của SeABank (trong đó có nhiều TTS được tiếp nhận giữ các vị trí tại Phòng Ban Hội sở).
Chương trình đang ngày càng được hoàn thiện, khắc phục những thiếu sót không đáng có. Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên. :)
 
Đọc qua một loạt các phản hồi của các bạn, mình có mấy chia sẻ như sau với tư cách là cựu thực tập sinh của chương trình "Từ TTS đến Banker chuyên nghiệp" năm 2012 (mình ở Hà Nội):

Thứ nhất, cá nhân mình thấy SeABank và phòng Tổ Chức Nhân Sự đặt rất nhiều tâm huyết vào chương trình này. Từ vòng phỏng vấn cho đến buổi gặp gỡ TTS trúng tuyển, cho đến tuần lễ đào tạo tập trung hay các công tác phân TTS về các bộ phận chi nhánh đều được các anh chị phòng TCNS làm rất chuyên nghiệp. Bởi vậy, mình thấy ý kiến của một số bạn rằng các TTS có trúng tuyển cũng sẽ bị bỏ bê hay là cái gì đó là rất không chính xác.

Thứ hai
, một số cá nhân ở đây bày tỏ băn khoăn là qua đợt thực tập này thì có được nhận làm luôn hay không và lấy đó là yếu tố quyết định việc có nên hay không tham gia. Cá nhân mình - với tư cách đã đi làm gần 1 năm qua - nhìn nhận đây là một tư tưởng sai và không nên có ở sinh viên mới ra trường. Những điều các bạn có được sau những trải nghiệm như thế này - không chỉ riêng chương trình của SeABank mà nói rộng là tất cả các dự án kiểu kiểu vậy, là không thể đo đếm được bằng cái hợp đồng lao động. Lát nữa, mình sẽ đi chi tiết hơn những thứ mà qua trải nghiệm với dự án này mình thấy quyết định apply của mình là hoàn toàn đúng đắn. Quay lại với cái việc có được nhận hay không, mình chỉ chia sẻ đơn giản thế này: chắc chắn là không có chuyện sau đợt thực tập người ta tuyển cho bằng sạch mấy chục TTS. Cơ bản thì đây là một chương trình SB tổ chức để tìm ra những nhân sự ưu tú cho SB, nên sự sàng lọc vào cuối chương trình là không thể nào tránh được. Bạn nào yếu tim thì đừng ra gió và ngáng đường những bạn tự tin bản lĩnh khác, ok?

Thứ ba, có bạn nói một anh rất tâm huyết với chương trình này đã nghỉ nên phủi luôn là chương trình không còn được như trước. Mình không bàn đến tính xác thực của thông tin này nhưng mình thấy lý lẽ của bạn ấy đưa ra là phiến diện và không khách quan. Bạn biết anh đó nghỉ, vậy bạn có biết ai thay thế anh ấy làm chương trình này không? Nếu có biết thì bạn có biết người ta là người thế nào không mà phán luôn là chương trình không còn hay như trước? Người mới có thế mạnh riêng của người mới, hay hay không hay diễn ra rồi thì phán sau cũng không muộn. Cả một bộ máy người ta làm việc, qua rất nhiều lần duyệt và kiểm tra thì mới đẩy chương trình ra public được nên kể cả có khuyết hay thay 1 người thì chương trình cũng chẳng vì thế mà bể show, ok?

Thứ tư
, trở lại việc "Được gì sau chương trình nếu không phải là một vị trí trong SB", mình chia sẻ thẳng luôn là mình cũng đã không được SB nhận làm chính thức sau thời gian thực tập. Tuy nhiên, cái mình được phải nói là rất nhiều. Nhưng kể ra thì dài dòng, vậy nên mình chỉ trích ra vài thứ mình thấy là điển hình nhất.

1, Cọ xát thực tế với nghề: Hồi đó mình thực tập tại chính phòng Tổ chức Nhân sự, bởi vậy mình có dịp được tìm hiểu và nắm bắt những thứ mà không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận. Đơn giản nhất là cách thức hoạt động tổng quan của một ngân hàng thương mại là như thế nào. Các bạn học trong trường là một chuyện, nhưng cách 1 bộ máy vận hành trong thực tế thì phải va vào nó thì các bạn mới thông tỏ được. Và khi ở phòng NS, mình được nghe chia sẻ vô vàn chuyện thực tế về cách thức các ngân hàng tuyển dụng nhân sự, những thứ mà không bao giờ các bạn được nghe trên báo đài hay internet đâu. Đặc biệt nhất là cách mà ngân hàng đánh giá ứng viên khi xem hồ sơ, khi phỏng vấn, ai đỗ ai trượt, lý do lý trấu - có lẽ không có những ngày tháng ở đó thì cả đời mình cũng không rõ tại sao ứng viên mạnh như thế lại fail, tại sao ứng viên có vẻ mờ nhạt thế lại đậu... Nhờ những ngày "ăn nằm" ở phòng NS mà mình đã cơ bản nắm rõ NTD thực sự muốn gì ở ứng viên để áp dụng khéo léo áp dụng khi apply sau này cho các công ty khác. Cơ hội nhờ thế đã đến với mình rất nhiều khi đi phỏng vấn. Thế này đã gọi là được chưa, hèm. Mặt khác, các bạn cùng khóa với mình cũng phân ra thực tập ở hội sở, ở chi nhánh với các vị trí khác nhau, họ cũng đã chia sẻ về những thứ chính họ mắt thấy tai nghe ở nơi họ thực tập.

2, Hiểu rõ bản thân hơn: Thực tế là bạn càng tiếp xúc thực tế với công việc bao nhiêu, bạn càng hiểu rõ bản thân mình có hợp với công việc ấy hay không bấy nhiêu. Có nhiều bạn hiện giờ vẫn cứ mường tượng ra banker theo lối lý tưởng hóa mà không hiểu bản thân mình có hợp với nghề này hay không rồi đến lúc va vào nghề thì thất vọng chán nản đủ kiểu. Bản thân mình đây vào thời điểm apply chương trình của SB cũng không mường tượng được nghề bank là như thế nào. Và khi kinh qua trải nghiệm 3 tháng, cơ bản là những thứ đẹp xấu của nghề bank mình đều được thấy và nghe qua. Tất cả thì không, nhưng cơ bản là những thứ ấy cho bạn cái nhìn sát với thực tế của nghề bank nhất để bạn có thể quyết định có nên theo đuổi nghề bank khốc liệt này không.

3, Những người bạn tuyệt vời: Đây là điều quý giá nhất mà mình luôn muốn cám ơn SB và chương trình đã mang lại cho bọn mình. Những tháng ngày học tập trung với nhau tại Trung tâm đào tạo đã gắn kết tụi mình thành một tập thể đoàn kết. Mình cũng chịu không hiểu nổi tại sao mấy chục con người lại quý nhau và thân nhau nhanh như thế. Trưa đến như người ta thì ngủ lăn lóc, đằng này cả lớp ngồi đàn rồi hát oang oang với nhau. Nhiều khi là cái duyên :). Những ngày sau đấy, khi phân về đơn vị thực tập, cả hội cũng được ở khá gần nên trưa đến cả lũ cũng toàn tụ tập ăn uống nói chuyện, rồi đôi khi tổ chức sinh nhật đứa này đứa kia. Những ngày tháng đó đối với mình là rất đẹp và khó quên. Hiện giờ, cả bọn mình vẫn thỉnh thoảng tụ tập chè chén chẳng vì lý do - chỉ có mỗi lý do là lâu ròi không gặp, hèm. Sau tất cả, không gì sánh được những người tốt. SB đã tạo điều kiện để cho tụi mình gặp nhau trở thành bạn, mình cũng mong các khóa sau của chương trình cũng sẽ trở thành những người bạn tốt của nhau như tụi mình :)

Lời cuối cùng, mình chỉ muốn nhắn nhủ những bạn nào mà còn có tư tưởng đong đếm kiểu SB là ngân hàng bé nên cái gi gỉ gì gi cũng là không đáng để tâm, phải chọn những ngân hàng lớn, thật là bự để đu đeo theo thì mới đáng, rằng các bạn biết một mà không biết hai. Có được gì hay không, khách quan là một phần, nhưng chủ yếu nhất là do bạn có đủ thông minh và kiên định để đặt tâm huyết của mình vào từng trải nghiệm hay không. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường cứ than vãn rằng nhà tuyển dụng cứ đòi kinh nghiệm thì bọn em lấy đâu ra. Thì đây, cơ hội cho các bạn luôn ở khắp mọi nơi và chờ các bạn nắm bắt. Nhưng các bạn phải nắm bắt nhanh vì cơ hội không bao giờ gõ cửa hai lần. Và khi đã tham gia thì phải làm cho tới, đừng nửa vời vì chỉ khi các bạn đặt bản thân hết mình vào thì trải nghiệm mới trở nên đáng giá đối với các bạn.

Trân trọng

Em Tiến Thành của chương trình TTS 2012 phải không nhỉ?!@};-
 
Chị Ha Tran SB cho e hỏi với, nếu nộp trực tuyến có phải scan bảng điểm với chứng minh thư đi kèm không ạ ?
Em cám ơn !
 
Hi anh, em hỏi chút ạ. em đang là sinh viên năm 3 có tham gia được chương trình này không nhỉ? Thực tập toàn thời gian ạ? :s
 
chị Hà Trần SB cho em hỏi em tổng kết 4 năm được 7.33, là Nam, muốn thực tập tại Vinh, Nghệ An thì có được nhận hồ sơ không ạ vì em thấy yêu cầu trên 7.5?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,516
Thành viên mới nhất
lequangminh2001
Back
Bên trên