[Hỏi vui] Theo các bạn, đâu là cơ sở để xác định tỷ lệ lý quỹ đối với LC nhập khẩu?

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

hungviet

Founder
Hi,

Ở đây chắc có một số bạn làm TTQT hoặc làm Tín dụng doanh nghiệp, khi làm LC cho KH, mình thấy thông thường các bạn "áp" mức ký quỹ của KH theo quy định của từng Ngân hàng. Tuy nhiên, chắc hẳn cũng có lúc bạn tự hỏi: Tại sao lại có các mức ký quỹ khác nhau (10%, 20%, 15%, 5%..) giữa các Khách hàng khác nhau, các mặt hàng nhập khẩu khác nhau hay chưa?

Cùng chia sẻ quan điểm các bạn nhé!

P/s: Đây là một câu hỏi thú vị, vì thế sẽ có một phần quà thú vị dành cho bankers trả lời đúng câu hỏi ;))
 
Bản chất của vấn đề không đơn giản như vậy đâu.

Trong trường hợp vận đơn (B/L) to order of issuing bank thì có thể như vậy. Nhưng trường hợp to order of shipper hoặc ... thì ngân hàng làm gì có quyền nhận hàng mà nhận. Hoặc như cargo được chuyển bằng air, truck, train thì xử lý thế nào?

Đây là cả một câu chuyện dài của dân banker làm thanh toán quốc tế (trade finance). Với những người làm trade finance khái niệm đi nhận hàng để bán là có nhưng hiếm lắm - bọn mình chủ yếu là deal trên chứng từ thôi. Ngoài ra với thủ tục pháp lý ở VN, Ngân hàng mà muốn đi nhận hàng 1 mình là một hành trình cực kỳ gian nan.
 
Bản chất của vấn đề không đơn giản như vậy đâu.

Trong trường hợp vận đơn (B/L) to order of issuing bank thì có thể như vậy. Nhưng trường hợp to order of shipper hoặc ... thì ngân hàng làm gì có quyền nhận hàng mà nhận. Hoặc như cargo được chuyển bằng air, truck, train thì xử lý thế nào?

Đây là cả một câu chuyện dài của dân banker làm thanh toán quốc tế (trade finance). Với những người làm trade finance khái niệm đi nhận hàng để bán là có nhưng hiếm lắm - bọn mình chủ yếu là deal trên chứng từ thôi. Ngoài ra với thủ tục pháp lý ở VN, Ngân hàng mà muốn đi nhận hàng 1 mình là một hành trình cực kỳ gian nan.

Rất chính xác, vấn đề đặt ra ở đây là chỉ nhìn từ góc độ LC thông thường (dựa trên quan điểm của Tín dụng & TTQT). Còn thực tế, tỷ lệ ký quỹ hiện nay tại các NH chủ yếu đượ xác định trên cơ sở "nhìn nhau" lựa cơm gắp mắm thôi.
 
Việc xác định đó chỉ đúng cho các ngân hàng không trú trọng trong trade finance thôi, đối với các Ngân hàng chuyên làm khách hàng doanh nghiệp thì việc xác định mức ký quỹ khá là khoa học và có căn cứ
 
Thông thường cách xác định tỷ lệ ký quỹ dựa vào các yếu tố gần tương tự như khi quyết định cho vay. Khả năng tài chính, năng lực KH, uy tín, loại hàng nhập khẩu, tài sản thế chấp...Tốt thì tỷ lệ kỹ quỹ ít. Thường đa phần là cấp tín dụng cho KH roài dùng khoản tín dụng đó + ký quỹ để mở LC thoai. Và tài sản thế chấp là một tài sản khác "khá tốt" hoặc lô hàng "tốt". Chứ để trình cho KH mở LC với 1 tỷ lệ ký quỹ nhất định, còn lại là tín chấp thì khó è. Hiếm khi đc phê duyệt.
 
Đúng như các bạn đã suy luận, bản chất của việc mở LC là một thái độ "sẵn sàng giải ngân" kể cả khi KH không thanh toán, bỏ hàng (bỏ của chạy lấy người). Khi đó, về cơ bản, tỷ lệ ký quỹ chính là số tiền do bank xác định dựa trên sự trượt giá của hàng hóa nhập, tính đặc thù của hàng nhập và các chi phí khác trong trường hợp "bất đắc dĩ" phải hấp thụ cái thứ mà KH đã bỏ của chạy lấy người.

Bản chất của vấn đề chỉ đơn giản có vậy. Tất nhiên tính toán thế nào còn tùy thuộc vào từng KH, từng loại hàng và đương nhiên, khẩu vị của từng Ngân hàng nữa ;))

Mình nghĩ trường hợp này chỉ đúng nếu ngân hàng nhận chính lô hàng đó làm tài sản đảm bảo, khi đó ngân hàng sẽ phải tính đến giá trị bị trượt giá, các chi phí để thanh lý lô hàng
Trong trường hợp tài sản đảm bảo ko phải bằng chính lô hàng đó thì tỷ lệ ký quỹ phụ thuộc vào một số yếu tố như: uy tín của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, tính cách của khách hàng. Nếu như khách hàng đã được cấp hạn mức tín chấp thì ký quỹ chắc cũng 0% thôi, hoặc nếu có thì là 5% để ngân hàng thu thêm được một ít lợi nhuận :)
 
hồi xưa học, thầy cô luôn nhấn mạnh, LC là phương thức thanh toán chứ không phải phương thức cấp tín dụng.
Về lý thuyết, điều này đúng
Trên thực tế, khi đi làm mới thấy rằng đứng trên nhiều góc độ LC chả khác nào là phương thức cấp tín dụng.
Khi mở LC, vẫn phải thẩm định kỹ khách hàng như cấp tín dụng để xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, lấy cái ký quỹ đó làm tài sản thế chấp tạm thời, chứ nếu nghĩ rằng mở LC 100% tín chấp thì khách hàng quỵt hết ngân hàng phải làm sao/
 
Back
Bên trên