Hỏi về tình huống đặc biệt trong Tín dụng: Trả nợ và vay lại trong ngày!?

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
nhung nếu là vay tiêu dùng thì sao
Mình nghĩ là vay tiêu dùng thì khó và ít hơn, vì bản chất "tiêu dùng" tức là vay để sử dụng (dùng) nên ít khi sinh ra dòng tiền doanh thu, nên đang vay và giải ngân thì ít khi có nguồn tiền để trả. Ví dụ, bạn vay tiêu dùng để xây/sửa nhà hoặc mua xe ô tô thì khi NH đang giải ngân làm j có nguồn tiền để trả?
Tuy nhiên, nếu có NH cho vay ko nghiêm chỉnh thì có thể làm theo kiểu: có 1 món vay tiêu dùng thực sự, đến hạn trả gốc/lãi mà KH ko trả đc, sợ nợ xấu thì NH đó có thể "giúp" KH "nghĩ ra" 1 hồ sơ vay tiêu dùng khác món vay đó, rồi giải ngân theo bộ hồ sơ "nghĩ ra" đó, sau đó KH lấy tiền giải ngân đó đem trả cho món vay cũ. Nếu vậy thì đây là hình thức đảo nợ khá rõ ràng.
 
chủ thớt thừa biết là đảo nợ rồi còn hỏi. qui định nào thì hỏi ông số 8
 
Trường hợp
Hi mọi người!
Mình có 1 tình huống khá là thắc mắc, nếu khách hàng vay vốn trả nợ và được giải ngân trong ngày được không?
Thường thì không cho phép, vậy văn bản nào quy định vậy!?
Còn nếu có ngoại lệ cho phép, thì nó nằm ở văn bản nào luôn!?
Thanks mọi người nhiếu;)
* Trường hợp thu nợ và giải ngân trong ngày không bị cấm, tuy nhiên nó dẫn đến nhiều kết quả nguy hiểm khác mà từ đó bạn tự đánh giá có nên thực hiện hay không...
1. Đảo nợ trong ngaỳ nếu thực hiện chuyển khoản và chứng từ cm mục đích sử dụng vốn vốn đầy đủ >> ok.
2. Đảo nợ bằng tiền mặt > rất dễ dính nghi án đáo hạn ngân hàng (mà đã đáo hạn chứng tỏ khả năng tài chính của Kh có vấn đề, bạn thực hiện đáo hạn là tiếp tay cho giặc, nếu món vay có vấn đề thì chắc chắn bạn sẽ bị đuổi) nếu như kiểm toán nội bộ về phát hiện được >> nếu bạn không giải trình được lý do thì khả năng bị đuổi cũng rất lớn.
3. Đảo nợ trong ngày bằng tiền mặt trường hợp tài sản bảo đảm là stk, vàng... thì vẫn được cho phép do khả năng thanh khoản của tài sản rất tốt, nếu khoản vay xấu thì vẫn thu hồi nợ được ngay. (Tuy nhiên có ngân hàng cho phép mà cũng có ngân hàng k cho phép).
Cuối cùng tốt nhất không nên đáo hạn trong ngày, vì 99% sẽ bị nghi ngờ dính nghi án đáo hạn và hậu quả của bạn sẽ rất khôn lường.
 
Em khẳng định mấy trường pjtrar nợ và giải ngân trong ngày rất dễ bị soi khi NH có kiểm toán (Nghi án đảo nợ cho khách hàng). Còn thực sự van bản nào quy định ko thì ko có đâu vì đây vẫn là hình thức "cơ cấu nợ" mà ko làm nhảy nhóm mà Agribank vẫn đang làm. VD có ông khách của mình vay sxkd 10 tháng đáo hạn 1 lần nhưng ổng đã ngừng kinh doanh từ 4 năm nay và đương nhiên hem có nguồn thu để trả. Ông ấy bảo bên nông nghiệp tạo điều kiện chỉ đóng mỗi lãi thôi còn đảo sổ để chúng nó lo =)).
Vụ này đám cổ phần còi còi mới sợ (hạn chế chứ ko phải ko làm đc). Còn nếu nói vây hạn mức thì giải ngân với trả nợ 1 ngày là chuyện qá bt ồi =)). Còn thành phần lớn như Agri thì nó ko soắn đâu.
 
Bên NH tớ vẫn làm giải ngân trả nợ trong ngày đc nếu các bút toán đều được duyệt rõ ràng là khách hàng trở nợ trước khi được giải ngân. Vụ này các NH đều linh động được nếu họ có thể giải thích rõ ràng với kiểm trả, kiểm toán nhà nước hoặc nội bộ. Nhưng đương nhiên chẳng ai thích vẽ việc cho đám kiểm tra đó cả nên hạn chế đến mức tối đa việc giải ngân và trả nợ trong ngày.
 
Trở lại topic này có thêm một kinh nghiệm xương máu: Khái niệm đơn giản mà tất cả các cơ quan kiểm tra tín dụng đều hiểu là đảo nợ là vay mới trả nợ cũ, vì vậy nếu trong ngày phát sinh vay mới trước sau đó lại trả vào thu nợ thì 99% là đảo nợ. Còn nếu trả nợ sau đó vay lại trong ngày thì khi ktra thường bị kết luận là có dấu hiệu đảo nợ. Lúc này sẽ đi sâu vào bản chất giao dịch để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu vay trả tiền mặt mà chứng từ giải ngân ko vấn đề gì thifnchir dừng lại ở nghi ngờ. Nhưng từ 2012 có cái tt 09 đến nay thì buộc các tr hợp đảo nợ phải thực hiện qua hình thức chuyển khoản, phải qua một tk trung gian nên dễ phát hiện hơn nhiều. Từ chứng từ giải ngân, cơ quan ktra sẽ biết ng bán là ai, tiền đc nộp về từ đâu... Nói chung tùy mức độ kiểm tra mà có thể phát hiện hay là ko. Nếu kiểm toán độc laapjnthif chắc chỉ dừng lại ở lưu ý hoặc khuyến cáo, nếu kt giám sát nội bộ, biết đc nhóm kh liên quan vv.., soi giao dịch thì 90% là ra kl cuối cùng... còn nếu để c46 nó điều tra thì....ra hết :v
 
Trong thực tế có những trường hợp giải ngân và thu nợ trong cùng 1 ngày như thế là hợp lệ. Là với TH thu nợ trước giả ngân sau chứ TH ngược lại thì không nói nhé.
Ví dụ, HĐTD quy định, KH chỉ được giải ngân tối đa 90% số tiền thu nợ gốc chẳng hạn. Như vậy: Trong ngày, nếu KH trả nợ phần tiền gốc vào thì vẫn có thể giải ngân ra 90% số tiền đó. Số tiền giải ngân và thu nợ khác nhau nhé. Còn về bản chất sâu xa thì phải kiểm tra nguồn tiền về của KH nộp vào là tiền mặt hay tiền hàng. Vì nếu tiền mặt mới nộp vào thì phải cẩn thận xem xét. Phải kiểm tra kỹ cả tiền giải ngân mới nữa. Những DN lâm vào cảnh bị giới hạn % giải ngân mới ntn thì cũng xác định là đối tượng giảm dân dư nợ nên phải rất cẩn thận khi giải ngân!
 
chủ thớt thừa biết là đảo nợ rồi còn hỏi. qui định nào thì hỏi ông số 8
Chẳng biết tại sao HD lại tuyển bác vào, không biết một nghiệp vụ gì toàn hỏi số 8 hay lại con ông cháu cha vào le ve chân foto hồ sơ vs gọi điện báo lãi, thấy bài nào góp ý cũng thế :D
 
Back
Bên trên