Hỏi về cách tính lãi đối với Tiền gửi TKCKH để quá hạn 2 tháng

Ella Tran

Thành viên
[FONT=&quot]Mình có thắc mắc nhờ mọi người giúp đỡ:

Đối với TG tiết kiệm có kì hạn 6 tháng: ngày gửi 10/01, ngày Kh đến rút tiền 10/09.
như vậy KH đã rút chậm 2 tháng, và NH sẽ cho Kh hưởng lãi suất TGTK KKH đối với 2 tháng rút chậm.
Vấn đề ở đây là :
1.NH sẽ chuyển toàn bộ gốc+lãi của kì hạn 6 tháng sang hay chỉ chuyển gốc, còn lãi thì cho vào TK khác ko hưởng lãi?
2. Với 2 tháng tính lãi KKH đó thì lãi sẽ được nhập gốc hay tính theo kiểu dồn tích?

Mong mọi người giúp đỡ!
[/FONT]
 
Theo nguyên tắc thì khi tiền gửi đến hạn mà khách hàng không đến rút Ngân hàng nhập lãi vào gốc, tạo một tài khoản tiền gửi mới với kì hạn giống kì hạn cũ
Tức là ở đây ta có 1 TK TGTK mới kì hạn 6 tháng
Gốc là: Gốc cũ + lãi 6 tháng cũ
Lãi: Tính l/s KKH cho 2 tháng sau.
 
Theo nguyên tắc thì khi tiền gửi đến hạn mà khách hàng không đến rút Ngân hàng nhập lãi vào gốc, tạo một tài khoản tiền gửi mới với kì hạn giống kì hạn cũ
Tức là ở đây ta có 1 TK TGTK mới kì hạn 6 tháng
Gốc là: Gốc cũ + lãi 6 tháng cũ
Lãi: Tính l/s KKH cho 2 tháng sau.

Như vậy là khi tính lãi đối với 2 tháng rút chậm, lãi mới ko nhập gốc mới phải ko bạn?
 
Một nguyên tắc là: lãi hàng thángtuyệt đối không được nhập vào gốc.
Khi đáo hạn nếu khách hàng không đến lĩnh tiền thì NH sẽ nhập lãi vào gốc và mở cho khách hag một kì hạn mới tương đương với kì hạn cũ theo lãi suất tại thời điểm đó.
Đồng quan điểm với bạn Vietnambanker :D
 

Cái này là có quy định hết rồi
Khi khách hàng gửi kỳ hạn 6 tháng, thì hết 6 tháng đó, khách hàng không đến rút gốc và lãi, thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc, và xoay vòng thêm 1 vòng mới 6 tháng tiếp theo.
Sau đó 2 tháng khách hàng lại rút như đã nói trên, thì ngân hàng sẽ tính lãi không kỳ hạn theo thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước (không còn hình thức bậc thang như trước). Số dư tính lãi không kỳ hạn 2 tháng là gốc+lãi 6 tháng.
Đồng quan điểm các bạn ở trên
hi hi
 
Cho mình trả lời câu hỏi nha:
1. Tùy theo thỏa thuận giữa NH vs KH mà lãi sẽ được nhập gốc hoặc trả bằng tiền mặt khi đến hạn. Ngày 10/7, lãi tiền gửi của KH đã được dự trả nên nếu chọn p thức là lãi nhập gốc thì lãi sẽ được nhập vào gốc và gốc mới sẽ là gốc cũ+lãi đến hạn và được tiếp tục đáo hạn, còn nếu chọn p thức tiền mặt thì số tiền lãi sẽ được theo dõi trên TK dự trả lãi, không nhập gốc và không được tính lãi cho phần lãi đến hạn và gốc mới = gốc cũ.
2. KH đến rút tiền sau 2 tháng kể từ ngày đáo hạn kỳ hạn mới sẽ được tính lãi không kỳ hạn trên số ngày thực gửi, vì câu hỏi của bạn là lãi sẽ được nhập gốc là mang ý nghĩa gì trong khi KH tất toán khoảng tiền tiết kiệm này thì mình đã chi hết toàn bộ rồi. Theo mình nghĩ thực chất của nghiệp vụ này là mình sẽ chi phần gốc trước (là gốc của ngày 10/7 như đã nói ở trên) và vì lãi đã dự trả nên phải tất toán TK chi tiết theo dõi lãi TG của KH này và phần lãi KKH sẽ được trích từ TK chi phí trả lãi TG luôn. Còn phần tính lãi dồn tích thì mình chưa hiểu ý nghĩa cho lắm, có mem nào hiểu về phần này thì mong nhận được chia sẻ.
Trân trọng,
 
gốc thời hạn mới= gốc thời hạn cũ+ lãi thời hạn cũ.(theo nguyên tắc lãi nhập gốc khi đáo hạn mà kh ko đến rút).
thoái chi lãi theo 2 trường hợp:( theo cơ sở dồn tích)
- ngân hàng dự trả vào cuối ngày( đã dự trả 1thang) thì thoái chi lãi của 1thang đã dự trả.
- ngân hàng dự trả vào đầu ngày( đã dự trả 2thang) thì thoái chi lãi của 2 thang đã dự trả.
bút toán thoái chi: nợ tk lãi phải trả cho tgtk bằng dồng vn
có tk trả lãi tiền gửi
trả lãi cho kh theo ls kkh= gốc mới *ls kkh* 2thang
 
các mem ơi giúp mình hạch toán bài này với:
Ngày 1/3/2004 Ngân hàng đã nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng F số tiền là 50 triệu đồng lãi suất 9%/năm, thời hạn 3 tháng. Ngày 1/6/2006 khách hàng đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt. Thế hạch toán như thế nào hả mọi người. Nhất là vào ngày 1/7/2004 chẳng hạn. Em biết là phải dồn cả gốc, lãi và tính theo một thời hạn tiếp theo. Nhưng mình phải hạch toán ra sao đây hả mọi người, chuyển vào tài khoản nào được. Mọi người hạch toán cụ thể cho em xem với nhé. cảm ơn mọi người trước nhé
 
Ngày 1/3/2004 Ngân hàng đã nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng F số tiền là 50 triệu đồng lãi suất 9%/năm, thời hạn 3 tháng. Ngày 1/6/2006 khách hàng( Ngân hàng chứ ) đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt. Thế hạch toán như thế nào hả mọi người. Nhất là vào ngày 1/7/2004 chẳng hạn. Em biết là phải dồn cả gốc, lãi và tính theo một thời hạn tiếp theo. Nhưng mình phải hạch toán ra sao đây hả mọi người, chuyển vào tài khoản nào được. Mọi người hạch toán cụ thể cho em xem với nhé. cảm ơn mọi người trước nha. bạn k cho lãi suất không kì hạn nên mình cho theo lãi suất NHNo bây giờ là 3%/ năm nha.

I- Khi khách hàng gửi tiền: Nợ TK 1011 50trđ
Có TK 4232
NH dự tính lãi phải trả
Nợ TK 801 50trđ*3*9%/12= 1,125trđ
Có TK 4913
đáo hạn( ngày 1/6/04) KH k tới rút, NH cộng lãi vào gốc
Nợ TK 4232 50trđ
Nợ TK 4913 1,125trđ
Có TK 4232 51,125trđ
bạn cứ làm như vậy tới ngày tất toán sổ TKCKH là ngày 1/6/06 ( dài quá t k ghi ra hết đc, máy tình t đúng lúc hết pin)
* Ngày đáo hạn 1/6/06 KH đến rút tiền
Nợ TK 4913 ( là số lãi mà tính kỳ hạn 1/3/06 đến 1/6/06)
Nợ TK 4232 : số tiền gốc ngày mùng 1/3/06
Cớ TK 1011 : số tiền gốc + lãi
II- nếu ngày 1/7/04 KH đến rút thì làm
* 1/3/04 KH đến gửi tiền TKCKH
Nợ TK 1011 50trđ
Có TK 4232
*NH dự tính lãi
Nợ TK 801 50trđ*3*9%/12= 1,125trđ
Có TK 4913
*ngày 1/6/04 KH k rút tất toán sổ TKCKH
Nợ TK 4232 50trđ
Nợ TK 4913 1,125trđ
Có TK 1011 51,125trđ
*ngày 1/7/04 KH đến rút
- Thoái chi lãi dự tính ( 1 tháng)
Nợ TK 4913 51,125*1*9%/12= A
Có TK 801
- NH trả lãi cho Kh: lãi thực tế trả cho kh= 51,125trđ*1*3%/12= B
Nợ Tk 801 B
Có TK 1011
- NH trả gốc cho KH
Nợ TK 4232 51,125trđ
Có TK 1011
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,509
Thành viên mới nhất
pk88us
Back
Bên trên