[Hỏi người có kinh nghiệm] Có cần thiết phải làm Phụ lục hợp đồng thế chấp?

  • Bắt đầu Bắt đầu bejeweled
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
OA pác hiểu sai vấn đề rồi Việc dùng TSBĐ là BĐS là nhà và đất thì đ/c kia đã làm rồi và đã đăng kí rùi. Bầy giờ chỉ định giá lại thui thì nếu giá trị giảm /không đủ để bảo đảm cho khoản vay thì mới cần phải lập Phụ lục còn ko thì cần gì nhỉ vì no svaanx đảm bảo cho khoản vay. Mà Nhà + đất vẫn là ts đảm bảo cho khoản vay. Khi sảy ra nghĩa vụ thì mới định giá lại theo thỏa thuận để Xl chứ có gì đầu. Chi quản lý RR cũng hơi máy móc một chút đấy
 
Chuc nam Thin nhanh va kheo nhu ran.
Chuc dien dan ngay mot vung manh, anh em doan ket, post bai chat luong.
Tran trong.
Chuc mung nam moi.
 
Ôi các bác này, bên em thì làm cái Biên bản làm việc (thực chất là phụ lục HĐTC)- mục đích : né công chứng và làm lại HĐTC cũ, đồng thời nội dung BB Làm việc này có tác dụng làm cho HĐTC cũ có hiệu lực trở lại.
- Quy trình :
1. Biên bản làm việc.
2.Biên bản định giá lại tài sản ( có đầy đủ mục thông tin Giá trị, tình trạng,.. thay đổi hay không thay đổi).
các quy trình khác vẫn làm như cũ.
 
Nhưng theo mình nghĩ, nếu làm biên bản định giá lại mà không còn mô tả nhà nữa, chỉ mô tả đất thôi và định giá đất thôi thì vẫn phải làm lại phụ lục hợp đồng thế chấp và đi công chứng chứ. Vì rõ ràng định giá lại đâu còn nhà nữa đâu. Biên bản định giá lại cũng là một phần để làm hợp đồng thế chấp mà.
 
Vấn đề của bạn, mình có ý kiến như sau:
- Về thay đổi TS: Về luật, bạn hoàn toàn có thể thay đổi TS thế chấp như vậy, nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm khi chỉ thế chấp qsd đất mà ko thế chấp tài sản gắn liền trên đất (tức bạn có quyền xử lý TSTC là qsd đất và tài sản gắn liền trên đất...)
- Về ký phụ lục HĐTC: Khi thay đổi TSTC (qsd đất và ts gắn liền trên đất) bạn cần phải đăng ký lại giao dịch bảo đảm theo quy định tại khoản 1 điều 14 thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT --> phải ký phụ lục HĐTC và công chứng phụ lục (thì mới có thể đăng ký GDBĐ)
- Theo tôi, tình huống của bạn có 2 cách xử lý:
* Nếu bạn xác định TSTC chỉ là qsd đất (rút bớt TSTC là nhà) thì phải làm phụ lục và đăng ký GDBĐ
* Bạn có thể giữ nguyên HĐTC ban đầu và bổ sung định giá cho nhà.
Tôi chỉ muốn hỏi: căn cứ nào bạn định giá trị đất tăng lên khi thị trường bđs đang trầm lắng, giá đất hiện vẫn đang giảm?
 
Mình nói lại là thế chấp vẫn thế chấp cả đất và nhà nhé. Ko hề có chuyện nhận thế chấp đất mà ko thế chấp nhà.
Chỉ có điều trước đây tổng tài sản định giá trong Biên bản định giá bằng giá trị đất + giá trị nhà.
Còn bây giờ biên bản định giá mình cho giá nhà = 0, còn lại nâng giá trị đất lên cho bằng tổng tài sản trước đây (để khỏi phải làm phụ lục HĐTC cho tiện :D)
Thế theo các bạn có cần phải làm phụ lục khi Thế chấp vẫn cả nhà và đất, trong khi định giá chỉ định giá đất. Đây là ý mình muốn hỏi.

Lúc đầu bạn nói là "nâng cái giá đất lên, bỏ cái nhà ra" dễ gây hiểu lầm là ko thế chấp qsh nhà nữa. Nhưng mà thật là vô lí khi mà ghi là Thế chấp qsd đất và qsh nhà, xong lại định giá nhà = 0. Cái nhà cùi mía thì cũng phải đc 500k-1 tr/m2.

Nếu tài sản để thế chấp vẫn là qsd đất và qsh nhà, bạn muốn nâng giá đất thì cứ việc nâng, giá nhà cho giảm chút hoặc ko đổi như nào thì tùy, về cơ bản tài sản ko thay đổi và nghĩa vụ ko thay đổi chỉ thay đổi giá trị TS thì bạn ko cần phải làm "Phụ lục sửa đổi, bổ sung HĐTC" mà chỉ cần làm Biên bản định giá lân 2, và đương nhiên ko cần phải đi công chứng lại. Thế nên bạn ko cần phải nâng đất, rồi cho cho nhà = 0 chỉ để giá ko đổi đỡ khỏi phải làm Phụ lục.

Mình hiểu ý bạn nghĩ, nhưng nếu trong BBĐG lại mà bạn tự nhiên định giá đất, xong phớt lờ ko nói j đến giá nhà rồi kết luận Tổng giá trị TSBĐ = giá đất thì bạn sai rồi, tức là bạn đã bỏ cái nhà ra khỏi TSTC. Còn nếu trong BBĐG lại ghi rõ là giá nhà = 0 thì mặc dù vô lí nhưng nó vẫn đúng về luật.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Chuyện như sau:
Trong HĐTC cũ của mình là thế chấp qsd đất và qsh nhà ở, trong thẻ đỏ thì ko có vẽ nhà lên trên đấy. Nhưng lúc làm HĐTC thì có giấy chứng nhận nhà ở của chính quyền địa phương. HĐTC được soạn vào năm 2009.
Sau này khi định giá lại tài sản (12/2012), các anh chị đi trước bảo là nâng giá đất lên, bỏ cái nhà ra, nhưng giá trị tổng TS vẫn ko đổi. Vậy ok, mình làm theo như lời các anh chị.
Món vay vậy là ok, giải ngân khi tháng 12 rồi.
Nhưng giờ mình bị nhắc vì chưa làm phụ lục HĐTC, theo đại ý của chị bên rủi ro là: thế chấp cả nhà và đất, nhưng chỉ định giá đất thôi thì như vậy là sai (rồi bla bla tính pháp lý j j đấy mình ko hiểu rõ lắm...), rồi bắt mình phải làm phụ lục HĐTC có công chứng của chính quyền. Và còn nói thêm, nếu sau này có rủi ro phải xử lý tài sản thì có thể thua kiện...
Vậy theo các bạn mình có nhất thiết làm ko, vì mình thấy nó có vẻ vô lý: thế chấp cả 2 nhưng định giá chỉ 1 thôi vẫn đúng chứ. Còn nữa, đây là khách hàng khá khó tính, nếu đem tới bảo ký phụ lục HĐTC rồi phải công chứng, chắc KH này bực lên ko quan hệ với NH mình nữa (KH này mình đang cố lôi kéo từ NH khác về).
Vậy ai có kinh nghiệm tư vấn mình với.
Thanks nhá :D
Bên NH mình thì biên bản đinh giá định giá trị căn nhà = 0 và ký hợp đồng song phương giữa NH và KH là ok. Chỉ đơn giản vậy thui. hihihi
 
Đối với ý kiến của bạn minhptn mình có ý kiến như sau: theo tôi thì xác định tài sản bảo đảm phải dựa vào điều khoản quy định TSBĐ trong HĐTC/phụ lục HĐTC (nếu có), còn biên bản định giá chỉ với mục đích xác định giá trị tài sản bảo đảm mà 2 bên (ngân hàng và khách hàng vay) thỏa thuận với nhau làm căn cứ xác định phạm vi bảo đảm thôi.
Trong trường hợp: HĐTC quy định TSBĐ là 02 tài sản (quyền sử dụng đất + nhà trên đất, HĐTC đã công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm), biên bản định giá ban đầu định giá cho 02 tài sản, biên bản định giá sau định giá cho 01 tài sản (quyền sử dụng đất) thì TSBĐ vẫn được coi là 02 TS (quyền sử dụng đất + nhà trên đất) với giá trị định giá mới nhất của bạn là giá trị qsd đất theo định giá ở biên bản định giá sau + giá trị nhà theo biên bản định giá lần 1. Trong trường hợp biên bản định giá lần 2 ghi điều khoản biên bản định giá lần 1 hết giá trị thì lúc đó, trong hồ sơ thiếu 01 biên bản định giá khác cho tài sản bảo đảm là nhà trên đất.
 
Lúc định giá thì làm cho cẩn thận thì không gặp rắc rối như bây giờ.Nhưng sao xếp bạn cũng chịu ký giải ngân vậy.Giờ bên Rủi ro họ đòi lập phụ lục HĐTC là đúng rồi.Bạn nên năn nỉ khách hàng để sửa sai đi.Sau này xảy ra chuyện thì căn cư vào HĐTC và biên bản định giá ban đầu.Khi ra toà án thì thua đấy.
 
làm thế này thì chết. chủ thể thay cmn đổi mà k làm phụ lục. sau này có rr. thi hành án chỉ kê biên phần xác lập pháp lý thôi. các bố này phải cho đi xử lý nợ qua tố tụng mới ngấm
 
Back
Bên trên