[Hỏi người có kinh nghiệm] Có cần thiết phải làm Phụ lục hợp đồng thế chấp?

  • Bắt đầu Bắt đầu bejeweled
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Mình nói lại là thế chấp vẫn thế chấp cả đất và nhà nhé. Ko hề có chuyện nhận thế chấp đất mà ko thế chấp nhà.
Chỉ có điều trước đây tổng tài sản định giá trong Biên bản định giá bằng giá trị đất + giá trị nhà.
Còn bây giờ biên bản định giá mình cho giá nhà = 0, còn lại nâng giá trị đất lên cho bằng tổng tài sản trước đây (để khỏi phải làm phụ lục HĐTC cho tiện :D)
Thế theo các bạn có cần phải làm phụ lục khi Thế chấp vẫn cả nhà và đất, trong khi định giá chỉ định giá đất. Đây là ý mình muốn hỏi.
 
Mình nói lại là thế chấp vẫn thế chấp cả đất và nhà nhé. Ko hề có chuyện nhận thế chấp đất mà ko thế chấp nhà.
Chỉ có điều trước đây tổng tài sản định giá trong Biên bản định giá bằng giá trị đất + giá trị nhà.
Còn bây giờ biên bản định giá mình cho giá nhà = 0, còn lại nâng giá trị đất lên cho bằng tổng tài sản trước đây (để khỏi phải làm phụ lục HĐTC cho tiện :D)
Thế theo các bạn có cần phải làm phụ lục khi Thế chấp vẫn cả nhà và đất, trong khi định giá chỉ định giá đất. Đây là ý mình muốn hỏi.
Thường thì trong hợp đồng thế chấp bên mình thường có câu, qua công chứng rồi nhá, giá trị tài sản căn cứ vào biên bản định giá của 2 bên theo từng thời điểm. Nếu như vậy thì bạn không cần ký lại phụ lục, còn nếu không mình nghĩ bạn nên hỏi lại pháp chế. Thân.
 
Mình nghĩ là ko có trường hợp KH mang tài sản trên đất ra thế chấp cho NH khác được đâu, vì sổ đỏ mình giữ cơ mà.
Nhưng phải ký phụ lục là chuẩn rùi, KH khó tính cũng phải làm, kẻo sau này ân hận, ông bà ấy cứ ngồi lỳ trong nhà thì đố ai dám vào mua đất, he he ;))
 
cái này còn tùy, xem xét lại tư cách người đi vay đi, khách hàng có thiện chí trả nợ ko thời gian vay dài ko, nguồn thu nhập hiện nay và trong tương lai có ổn định ko hay dễ bị tác động bởi nhiêu yếu tố khách quan khó kiểm soát. Nếu họ có thiện chí trả nợ nguồn thu nhập ổn thì ko phải quá bận tâm, chỉ bận tâm khi KH có vấn đề về tư cách và thiện chí trả nợ thôi
 
Việc định giá lại TS vào 12/2012 để xem tài sản còn đủ khả năng đảm bảo cho khoản vay hay ko.
HDTC cũ ghi như thế này: (Mình xin gạch từng ý)
- Tài sản thế chấp: QSD đất & QSH nhà ở tại....
- Giấy tờ chứng nhận: QSD đất... Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở...
- Tổng giá trị TS là: Bằng số... Bằng chữ... Việc định giá dc ghi trong biên bản định giá tài sản... Các biên bản định giá lại và phụ lục là ko thể tách rời...

Theo mình thì: Việc định giá lại tài sản ko ảnh hưởng gì đến HDTC cũ vì Tài sản thế chấp vẫn bao gồm nhà và đất, nhưng giờ chỉ định giá đất thôi.

Đặt ra trường hợp khác: Nếu 1 hồ sơ mới, mà trong thẻ đỏ bao gồm cả nhà và đất, nhưng khi đi thẩm định ta thấy nhà ko thể định giá có giá trị thì ta chỉ định giá đất thôi, nhưng HĐTC vẫn thế chấp cả nhà và đất.
Như vậy nếu làm Sửa đổi bổ sung HDTC thì trường hợp này hơi vô lý.
Mình suy nghĩ vậy đúng ko nhỉ :D

TheoKhông rõ lắm yêu cầu về quản lý rủi ro của NH bạn ntn? Nhưng trường hợp HĐCC đã là thế chấp QSDD và TSGLVD thì trong hợp đồng đã thừa nhận ngôi nhà trên đất là thuộc về phần TSTC rồi.Còn biên bản định giá chỉ là yếu tố giúp CCV xác định giá trị TSTC mà thôi, chứ không có tác dụng trong vấn đề thanh lý tài sản của NH khi có phát sinh tranh chấp. Đây là ý kiến của mình, không biết có cao nhân nào có ý kiến mới không? Hóng thánh =))
 
Mình không hiểu có giấy tờ pháp lý hợp lệ, vây tại sao trong biên bản định giá lại không định giá nhà nữa ?
 
Theo mình nghĩ thì làm phụ lục HĐTC khi: 1/ giá trị TSTC thay đổi hoặc 2/ mức đảm bảo của TSTC thay đổi. Nên trong trường hợp này ko cần phải lập phụ phục. Lý do: 1/ TSTC vẫn là QSD đất & QSH nhà ở; 2/ giá trị TSTC vẫn ko đổi. Mình đồng ý với bạn tuantd1989 nói ở trên. Vi mình thấy CCV cũng đâu có giữ lại biên bản định giá đâu, chỉ xem tổng giá trị TSTC là bao nhiêu thôi. Mong các anh chị nhiều kinh nghiệm chỉ giáo !
 
chuyện của bạn như nào ấy. KH đã có quan hệ từ 2009, sau đó hình như đi NH khác rồi bạn đang lôi kéo về ...
Khi định giá tài sản thì ko có lý nào lại đi bỏ ngôi nhà =0 đ mà đi tăng giá đất để được nguyên giá trị như cũ ( cái này gây ra sự thay đổi của giá trị từng thành phần trong HĐTC và phải lập phụ lục thôi).
Biên bản định giá sinh ra là để đi kèm HĐ thế chấp tài sản cơ mà ( là 1 phần trong HĐTC) "việc định giá tài sản được ghi trong biên bản định giá xxxx, ngày x tháng y năm z, là 1 bộ phận ko thể tách rời của HĐTC", sao ko có sự đồng nhất.

Mà theo mình nghĩ đã ko đưa vào đã sai rồi chứ lại còn đưa vào mà quy giá trị là 0 thì nó chả ra sao cả, 1 viên gạch còn có giá trị của nó cơ mà. HS vay vốn thiếu sót mà vẫn đc giải ngân đc rồi mới nhắc làm Phụ lục sau @@
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ngôi nhà đó đã được chính quyền địa phương xác nhận. Vậy khi định giá lại bạn nhất thiết phải định giá lại ngôi nhà. Căn cứ BBDG lần trước, tính tỷ lệ khấu hao. hoặc tính theo xuất vốn đầu tư thời điểm đánh giá. Việc trong biên bản định giá có định giá cả nhà đồng nghĩa với việc khách hàng đồng ý thế chấp cả QSH nhà của họ. Còn trong HDTC đương nhiên là thế chấp QSD đất và tài sản gắn liền với đất. Có hay không có giáy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì tài sản gắn liền với đất đương nhiên cũng được thế chấp cùng. theo Thông tư 20/BTNMT-BTP năm 2012 thì bìa đỏ cáp mới, mới có QSH nhà, chứ từ trước trên bìa đỏ chỉ ghi trích lục. Không bao gồm quyền sở hữu nhà trên đất, nhưng cơ quan chức năng vẫn tôn trọng thực trạng tài sản.
Ban Nhất thiết phải lập PLHDTC để đảm bảo tính pháp lý cho NH khi có rủi ro xảy ra. Mỗi lần định giá lại TS là một lần làm PLHDTC.
 
Back
Bên trên