Hỏi: cơ sở để xác định số nợ quá hạn do nguyên nhân thẩm định tín dụng

Xin chào các anh chị!
Em là sinh viên năm cuối làm luận văn tốt nghiệp. Em có câu hỏi này, mong anh chị giải đáp giúp em: Cơ sở nào để xác định số nợ quá hạn do nguyên nhân thẩm định tín dụng.
Em xin cảm ơn.
 
Nợ quá hạn bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Khách quan, chủ quan. Nếu nguyên nhân từ thẩm định tín dụng là nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng rồi, do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế.
Xét về xác định số nợ quá hạn thì bạn cứ tính xem tỷ lệ nợ quá hạn của toàn bộ = nợ quá hạn/tổng dư nợ. Sau đó phân tích nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân 100% do từ việc thẩm định thì gán hết tỷ lệ này cho nó, còn nguyên nhân do nhiều yếu tố khác thì chắc nhân với tỷ lệ thôi bạn.
Quả thật câu hỏi của bạn thật sự không thể có câu trả lời một cách chính xác được, chỉ tương đối thôi bạn.
Chúc vui vẻ
 
Câu hỏi của em bao gồm nhiều yếu tố lắm.
Trách nhiệm của khâu thẩm định tín dụng là rất lớn và đặc biệt đc lưu ý nếu để xảy ra nợ quá hạn.
Khi có quá hạn thì xét xem các khoản vay đó quá hạn do nguyên nhân gì (thị trường, thiên tai, công tác thẩm định kém hoặc cố tình để lọt KH xấu,...). Nếu nguyên nhân gây quá hạn do khâu thẩm định ( thì quy trách nhiệm thôi, từ đó tính đc tỷ lệ dư nợ quá hạn do công tác thẩm định tín dụng gây nên.
 
Cám ơn Andy Thanh Bảo và Viettran 90
Em cũng nghĩ là do chủ quan của NH, nếu do thẩm định tín dụng thì chỉ có thể do năng lực cán bộ thẩm định kém, thu thập và xử lý thông tin 1 chiều từ phía khách hàng.
 
Đây là câu hỏi khó về thống kê, phân loại, từng bank sẽ "dịch" các quy định của NHNN ra theo cách hiểu của mình, và có thể có khác biệt khi áp dụng giữa các bank. Về câu hỏi của bạn, mình ko làm về tín dụng, nhưng thử đưa vài ý kiến.
Đầu tiên cần phân loại, hiểu như thế nào là nợ quá hạn? Theo NHNN hiện có 5 nhóm nợ. Tùy quan điểm quản trị rủi ro, bank sẽ theo dõi chặt chẽ với nhóm nợ từ 2 hoặc 3 trở lên. Khi một khoản nợ quá hạn, bank sẽ có đánh giá lại lịch sử quan hệ tín dụng, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, các báo cáo kiểm soát sau vay, ... để xem nguyên nhân quá hạn là gì. Trong quá trình này, gần như bank sẽ thu thập & đánh giá lại Khách hàng, và so sánh được với thời điểm thẩm định phê duyệt khoản vay ban đầu. Nếu khác biệt đến từ hồ sơ giả mạo, giá trị tài sản đánh giá bị sai, ... tóm lại có sai sót trong khâu thẩm định (hoặc giả mạo từ khâu hồ sơ) thì sẽ có thể quy về lỗi của thẩm định. Đây là logic mình nghĩ có thể trả lời câu hỏi của bạn.
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy vào cơ cấu tổ chức (chức năng nêu trên thuộc phòng ban nào) và mô hình hoạt động (thẩm định phê duyệt tập trung hay phân tán, inhouse hay outsource ...) cùng với quan điểm quản trị rủi ro (nợ nhóm mấy thì kiểm soát chặt, kiểm soát sau vay thực chất hay làm chiếu lệ...) mà có sự khác biệt giữa các bank. Các bank quản trị tốt sẽ chủ động làm tốt khâu kiểm soát sau vay, thẩm định cũng tách riêng thành nhiều phần, nhiều bộ phận chịu trách nhiệm để tránh cấu kết ... ngoài ra còn có thanh tra, kiểm soát lại để hạn chế gian lận, và duy trì hệ thống các báo cáo để kịp phát hiện rủi ro ...

Tóm lại, theo mình cơ sở để phân loại nợ quá hạn có nguyên nhân từ thẩm định là duy trì việc phân loại, báo cáo, giám sát, kiểm soát chặt chẽ, thống kê nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Nếu sau khi hoặc trong khi kiểm soát, đánh giá KH mà phát hiện nguyên nhân đến từ gian lận khâu thẩm định, thì ghi nhận và đưa vào báo cáo. Bản thân gian lận thẩm định rất đa dạng: gian lận hồ sơ pháp lý, gian lận về tài sản, gian lận về hồ sơ tài chính (chứng minh thu nhập...) ... Muốn kiểm soát tốt thì có thể: tập trung hóa khâu thẩm định hồ sơ về Quản trị rủi ro ở Hội sở (chi nhánh ko có quyền thẩm định), tách riêng thuê ngoài khâu thẩm định tài sản, thuê ngoài khâu kiểm soát sau vay với 1 số khoản nợ có vấn đề, tăng cường báo cáo phân loại chất lượng và năng lực / hiệu quả của các nhân sự thẩm định / phê duyệt, nếu thẩm định tập trung thì cần phân bổ hồ sơ ngẫu nhiên, tránh lợi dụng việc phân bổ hồ sơ thủ công có thể dẫn tới các "đường dây" giữa cán bộ bán và cán bộ thẩm định ...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,489
Thành viên mới nhất
789betstyle
Back
Bên trên