[Hỏi] Bài tập môn kế toán ngân hàng của ĐH Ngân hàng

  • Bắt đầu Bắt đầu nhankythu
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

nhankythu

Thành viên tích cực
Tình hình là em vừa học môn này,có vài nghiệp vụ phát sinh em chưa hiểu rõ,mong các bậc tiền bối giúp em.Thanks mọi người nhiều lắm.

Bài 1: Tại ngân hàng công thương ngày 12/12/Y có nghiệp vụ sau:
KH A xuất CMND và sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng để rút toàn bộ tiền gửi hiện có.Stk mở ngày 12/5/Y số tiền 200trd,lãnh lãi khi đến hạn,lãi suất 1%/tháng.Khi đến hạn nếu khách ko đến lãnh tiền thì NH sẽ nhập lãi vào vốn cho KH và tự động chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất tương ứng tại thời điểm đó.Ngày 10/8/Y,NH áp dụng ls 0.9%/tháng cho loại tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trả lãi sau,nếu KH rút vốn trước hạn thì chỉ được hưởng lãi 0.3%/tháng

Yêu cầu:Xử lý và định khoản nghiệp vụ trong trường hợp

1.KH đề nghị lãnh toàn bộ bằng tiền mặt

2.KH đề nghị nhận tiền lãi,tiền gốc chuyển sang gửi tiết kiệm 3 tháng

Biết:

1.NH dự chi lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào cuối mỗi tháng
2.LS tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng là 0.8%/ tháng



Bài 2:
Ngày 1/1/Y NH phát hàng trái phiếu ngang mệnh giá có chiết khấu với số lượng 10 000 trái phiếu,người mua trái phiếu thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.Mệnh giá 1TP là 1trd,kỳ hạn 2 năm,ls 12%/năm,6 tháng lãnh lãi 1 lần,số tiền chiết khấu là 5 000đ/trái phiếu

Yêu cầu:Xử lý và định khoản nghiệp vụ kể từ khi phát hành đến khi thanh toán cho KH
Biết:NH thực hiện chi lãi,phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội vào cuối mỗi tháng
 
Tình hình là em vừa học môn này,có vài nghiệp vụ phát sinh em chưa hiểu rõ,mong các bậc tiền bối giúp em.Thanks mọi người nhiều lắm.

Bài 1:
Bài 2:
Ngày 1/1/Y NH phát hàng trái phiếu ngang mệnh giá có chiết khấu với số lượng 10 000 trái phiếu,người mua trái phiếu thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.Mệnh giá 1TP là 1trd,kỳ hạn 2 năm,ls 12%/năm,6 tháng lãnh lãi 1 lần,số tiền chiết khấu là 5 000đ/trái phiếu

Yêu cầu:Xử lý và định khoản nghiệp vụ kể từ khi phát hành đến khi thanh toán cho KH
Biết:NH thực hiện chi lãi,phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội vào cuối mỗi tháng

Đã là phát hành trái phiếu có chiết khấu thì làm sao ngang mệnh giá được nữa???
Ngày 1/1/Y:
Nợ TK 1011: 9.950.000.000
Nợ TK 388: 50.000.000
Có TK 431: 10.000.000.000

Định kỳ cuối tháng ( 31/1, 28/2, 31/3...) dự chi lãi và phân bổ chiết khấu:
Nợ TK 803: 100.000.000
Có TK 492: 100.000.000

Nợ TK 803: 2.083.333
Có TK 388: 2.083.333

Định kỳ 6 tháng 1 lần thanh toán lãi cho KH (1/7/Y, 1/1/Y+1...)
Nợ TK 492: 600.000.000
Có TK 1011/4211: 600.000.000

1/1/Y+2, Đến hạn thanh toán:
Nợ TK 431: 10.000.000.000
Nợ TK 491: 600.000.000
Có TK 1011/4211: 10.600.000.000
 
Tình hình là em vừa học môn này,có vài nghiệp vụ phát sinh em chưa hiểu rõ,mong các bậc tiền bối giúp em.Thanks mọi người nhiều lắm.

Bài 1: Tại ngân hàng công thương ngày 12/12/Y có nghiệp vụ sau:
KH A xuất CMND và sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng để rút toàn bộ tiền gửi hiện có.Stk mở ngày 12/5/Y số tiền 200trd,lãnh lãi khi đến hạn,lãi suất 1%/tháng.Khi đến hạn nếu khách ko đến lãnh tiền thì NH sẽ nhập lãi vào vốn cho KH và tự động chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất tương ứng tại thời điểm đó.Ngày 10/8/Y,NH áp dụng ls 0.9%/tháng cho loại tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trả lãi sau,nếu KH rút vốn trước hạn thì chỉ được hưởng lãi 0.3%/tháng

Yêu cầu:Xử lý và định khoản nghiệp vụ trong trường hợp

1.KH đề nghị lãnh toàn bộ bằng tiền mặt

2.KH đề nghị nhận tiền lãi,tiền gốc chuyển sang gửi tiết kiệm 3 tháng

Biết:

1.NH dự chi lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào cuối mỗi tháng
2.LS tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng là 0.8%/ tháng



Bài 2:
Ngày 1/1/Y NH phát hàng trái phiếu ngang mệnh giá có chiết khấu với số lượng 10 000 trái phiếu,người mua trái phiếu thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.Mệnh giá 1TP là 1trd,kỳ hạn 2 năm,ls 12%/năm,6 tháng lãnh lãi 1 lần,số tiền chiết khấu là 5 000đ/trái phiếu

Yêu cầu:Xử lý và định khoản nghiệp vụ kể từ khi phát hành đến khi thanh toán cho KH
Biết:NH thực hiện chi lãi,phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội vào cuối mỗi tháng

Bài 1:
- Ngày 12/5/200x: Khi KH gửi tiền:
Nợ: TK 1011:200tr
Có: Tk 4232/6 tháng/KH A: 200tr
- Ngày 12/11/200x: Kh không đến rút tiền, NH sẽ lập cho KH 1 tài khoản tiết kiệm mới với kỳ hạn tương đương( 6 tháng), và theo lãi suất hiện hành là: 0,9%
Nợ: Tk 4232/6 tháng/KHA: 200tr
Nợ: Tk 4913: 200tr*1%*6=12tr
Có: TK 4232/6 tháng mới/KHA: 212tr
-Ngày 12/12/200x: KH tới rút tiền ( giả sử NH chạy lãi cuối ngày)
Số lãi KH nhận được là: 212tr*0,3%=0,636tr

1,KH đề nghị lãnh toàn bộ bằng tiền mặt:
Nợ: TK4232/6 tháng mới/KHA: 212tr
Nợ: TK 801: 0,636tr
Có: TK 1011: 212,636tr

2,KH đề nghị nhận tiền lãi, tiền gốc chuyển sang gửi tiết kiệm 3 tháng

Nợ: TK 4232/6tháng mới/KHA: 212tr
Nợ: TK 801: 0,636tr
Có: TK 1011: 12,636tr
Có: TK 4232/ 3 tháng/KHA: 200tr

Bài 2:
- Ngày 1/1/Y:
Nợ: TK 4211/KH: 9.950.000.000 đ
Nợ: TK 432: 50.000.000đ
Có: TK 431: 10.000.000.000đ

Định kỳ, NH dự chi lãi và phân bổ giá trị chiết khấu:
- Ngày 31/1/Y:
Phân bổ lãi: Nợ: TK 803:10.000.000.000*12%/12=100.000.000đ
Có: TK 492: 100.000.000đ
Phân bổ gt CK: Nợ: Tk 803: 2.083.333đ
Có: TK 432: 2.083.333đ
....
- Ngày 1/7/Y:
Nợ: TK 492: 600tr
Có: TK 1011/4211: 600tr
- Tương tự ngày 1/1/Y+1, 1/7/Y+1
- Ngày 1/1/Y+2:
Nợ: TK 492: 600tr
Nợ: TK 431: 10 tỷ
Có: 1011/4211: 10,6 tỷ

- - - Updated - - -

Bài 2 là phát hành GTCG có chiết khấu mà bạn thuyvan88
 
Cho mình hỏi một số chỗ không hiêu:
-Bài 1: Nếu: .NH tính và họach toán lãi dồn tích tròn tháng vào bắt đầu ngày làm việc. thì sẽ giải như thế nào ?
-Bài 2: tính ra sao chỗ này mình ko hiểu:
Nợ TK 803: 2.083.333
Có TK 388: 2.083.333
 
sẵn tiện vào topic này em có một thắc mắc mong được giải đáp: trong lúc dạy em có được giảng là dự chi lãi theo nguyên tắc phù hợp tức là nếu nghiệp vụ tiền gửi phát sinh ngày 25/1 thì dự chi lãi tháng 1 chỉ tính lãi của 11 ngày, nhưng khi sửa bài tập trong sách với thông tin như sau : Trong ngày 25/6 có nghiệp vụ tiền gửi phát sinh ngày 25/1,kỳ hạn 6 tháng dự chi lãi cuối tháng, NH đã dự chi lãi được 5 tháng, KH đến rút tiền trước hạn... thì lại tính phần lãi 5 tháng đã dự chi là tròn 5 tháng chứ không tính theo nguyên tắc phù hợp là tháng 1 chỉ dự chi lãi của 6 ngày???
 
Cho mình hỏi một số chỗ không hiêu:
-Bài 1: Nếu: .NH tính và họach toán lãi dồn tích tròn tháng vào bắt đầu ngày làm việc. thì sẽ giải như thế nào ?
-Bài 2: tính ra sao chỗ này mình ko hiểu:
Nợ TK 803: 2.083.333
Có TK 388: 2.083.333

-Bài 1: Nếu NH chạy lãi đầu ngày thì chỉ khác là vào ngày 12/12/200x, có thêm bút toán Hạch toán lãi dự trả và bút toán thoái chi lãi(trước khi KH đến giao dịch thì bút toán này đã xảy ra rồi):
Bt1: Hạch toán lãi:
Nợ:TK 801: 212tr*0.9%=1.908tr
Có:TK 4913: 1.908tr
Khi Kh đến rút tiền --> thoái chí lãi:
Bt2: Nợ: TK4913: 1.908tr
Có: Tk 801: 1.908tr
Các bút toán sau hạch toán như trên

Bài 2: Cách tính là:
(50.000.000/24 tháng)=2.083.333 tr (đây là số tiền chiết khấu phân bổ dần vào chi phí hàng tháng mà)

- - - Updated - - -

Có j mọi người cho ý kiến nhé. hi. hi
 
sẵn tiện vào topic này em có một thắc mắc mong được giải đáp: trong lúc dạy em có được giảng là dự chi lãi theo nguyên tắc phù hợp tức là nếu nghiệp vụ tiền gửi phát sinh ngày 25/1 thì dự chi lãi tháng 1 chỉ tính lãi của 11 ngày, nhưng khi sửa bài tập trong sách với thông tin như sau : Trong ngày 25/6 có nghiệp vụ tiền gửi phát sinh ngày 25/1,kỳ hạn 6 tháng dự chi lãi cuối tháng, NH đã dự chi lãi được 5 tháng, KH đến rút tiền trước hạn... thì lại tính phần lãi 5 tháng đã dự chi là tròn 5 tháng chứ không tính theo nguyên tắc phù hợp là tháng 1 chỉ dự chi lãi của 6 ngày???

Lạ nhỉ, hay bạn thử hỏi lại cô giáo xem sao, nếu làm, thì tớ cũng tính dự chi lãi của 6 ngày cuối tháng 1 đã. Hay cô tính lãi tròn tháng kể từ ngày KH gửi tiền ở tháng kê tiếp nên như vậy
 
Theo mình cần phải Giải như thế này. Có gì chưa đúng mong các bn phản hồi nhé!!!
Bài 1: Do NH tiến hành dự chi lãi vào cuối mỗi tháng chứ ko phải là dự chi lãi ở ngày gửi tiền của tháng kế tiếp nên NH sẽ phải thực hiện các bút toán dự chi lãi:
Ngày 12/5: Nợ TK 1011 200tr
Có TK 4232/KH 200tr
Dự chi lãi để tránh tình trạng lãi trước lỗ sau
Ngày 30/6: Nợ TK 801: 200*49*1%/30
Có TK 491: =3,267tr
Tương tự ta tiến hành dự chi lãi các tháng tiếp theo vào ngày: 31/7; 31/8; 30/9; 31/10
Đến ngày 12/11 do KH ko đến tất toán nên NH sẽ nhập lãi vào goocsvaf mở cho KH 1STK mới với kỳ hạn 6 tháng và l/s hiện tại là 0,9%/t (do 10/8 lãi suất hạ)
Ngày 12/11: Nợ TK 4232/6t 200tr
Nợ TK 491 12tr
Nợ TK 4232 212tr
Do đến ngày 12/12 KH đa đến rút vốn ==> rút trước hạn. NH sẽ ko thoái chi lãi dự chi vì NH chưa thực hiện dự chi lãi của tháng 11. ==> Kế toán tính số tiền lãi thực tế KH dc nhận theo l/s KKH:
Tiền lãi = 212*30/30*0,3% = 0,636 tr
***TH1: KH đển rút tiền mặt
Hoạch toán: Nợ TK 4232 212tr
Nợ TK 801 0,636tr
Có TK 1011 212,636tr
***TH2: KH nhận lãi tiền mặt, gốc đổi sổ sang kỳ hạn 3 tháng
- Nợ TK 801 0,636tr
Có TK 1011 0,636tr
- Nợ TK 4232/6t 212tr
Có TK 4232/3t 212tr

Bài 2: Ngày 1/1: Nợ TK 1011 9950tr
Nợ TK 432 50tr
Có TK 431 10,000tr
Ngày 31/1: Nợ TK 803 102.0833tr
Có TK 432 2.0833tr
Có TK 492 10,000*12%/12=100tr
Tương tự các tháng khác(28/2; 31/3; 30/4; ...)
Ngày 30/6: Nợ TK 492: 100*6=600tr
Có TK 801:
Làm tương tự đến hết.
Chúc các bn vui vẻ!!!
 
Ui, mắt mình tèm nhèm hay sao mà lại làm là tính lãi tròn tháng vào ngày kế tiếp nhỉ, bạn CSXH_TH làm đúng bt1 rùi. hi.
- Nhưng bt2, theo tớ ngày 30/6/Y ko phải bút toán như vậy, mà vẫn hạch toán lãi và phân bổ giá trị chiết khấu vào chi phí như các tháng trước. Sang ngày 1/7/Y, Kh đến lĩnh lãi hàng tháng thì hạch toán như tớ làm chứ. hi
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,708
Thành viên mới nhất
cakhiatvblues
Back
Bên trên