Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn - Thế nào là đủ?

1578450305997.png

Ảnh minh họa

Giới thiệu bản thân là việc đơn giản nhất dù muốn hay không thì đến 99% các cuộc phỏng vấn vào Ngân hàng đây là việc đầu tiên các bạn ứng viên phải làm.

Qua quá trình phỏng vấn thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều ứng viên làm tốt việc này, tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít bạn lúng túng, chưa thật sự tự tin và đặc biệt, nhiều bạn không biết nên giới thiệu dài hay ngắn, không biết nên ngắt ở đâu và ngắt như thế nào để vừa truyền đạt đầy đủ thông tin, vừa gây được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng?

Chúng ta có thể đọc ở đâu đó nói rằng 30 giây đầu tiên là 30 giây vàng giúp bạn ghi điểm với Nhà tuyển dụng, và dựa vào nguyên tắc đó các bạn ứng viên cứ căn đủ cho mình 30 giây để giới thiệu bản thân và nghĩ rằng nó là tối ưu.
Thực ra với Nhà tuyển dụng Ngân hàng thì không cần thiết phải máy móc như vậy. Bạn hoàn toàn có thể chinh phục được họ bằng cách riêng của mình. Nhà tuyển dụng Ngân hàng thích cách riêng của bạn hơn là cách bạn đi Copy cái tôi của ai đó.

Để chuẩn bị tốt cho phần này, Cộng đồng Ngân hàng đúc rút cho bạn một số kinh nghiệm tham khảo như sau:

Giới thiệu đủ nội dung:

Không nhất thiết bạn phải sử dụng nguyên máy móc nguyên tắc 30 giây khi giới thiệu, nhưng nên có một bài giới thiệu với các nội dung đầy đủ như sau:
  1. Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội được phỏng vấn: Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho NTD một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa
  2. Giới thiệu đầy đủ Họ tên, bí danh (nếu có): Điều này giúp cho NTD biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên
  3. Năm sinh: Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô...
  4. Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì
  5. Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có): Lưu ý: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng. Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh....). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân.
  6. Sở trường là gì, điểm mạnh điểm yếu (bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên của bạn đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung và các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nhớ là phải phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, NTD có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạng điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này)
  7. Mong muốn gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (VD: Với kinh nghiệm, sở trường như trên, em rất mong muốn được làm việc cùng anh chị tại Ngân hàng X với vị trí Quan hệ Khách hàng ...)
  8. Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu. Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.
Giữ vững phong thái phù hợp khi giới thiệu & trả lời phỏng vấn

Sẽ đổ xuống sống xuống biển nếu bạn trình bày đầy đủ nội dung trên với một phong cách hoàn toàn không ăn nhập với những gì bạn nói. Bạn không thể nói "tôi là người năng động" trong khi giọng bàn ề à, dài dòng, nhỏ, khó nghe và yếu ớt. Vậy bạn nên làm gì?


  • Ánh mắt: Một ánh mắt có sắc thái, nhanh nhẹn là cái mất kỳ NTD nào cũng mong muốn, bạn nên có nó trong cuộc phỏng vấn (trước khi đi phỏng vấn nên ngủ sớm, hạn chế để mắt mệt mỏi). Trong quá trình giới thiệu bản thân nói riêng và phỏng vấn nói chung, nên nhìn bao quát tất cả NTD chứ không nên chỉ chăm chăm nhìn vào người ngồi giữa hoặc người hỏi. Lưu ý, nhìn bao quát khác với đảo mắt liên tục.
  • Nụ cười: Dù bạn phỏng vấn vị trí gì thì một nụ cười nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cho buổi phỏng vấn thêm nhẹ nhàng, dễ gần và hứng khởi. Vì thế đừng tiết kiệm chúng. Lưu ý: Ngược lại cũng không nên quá đà.
  • Thái độ: Thái độ là một phạm trù khó đo lường. Tuy nhiên, với một vị trí Nhân viên thì Thái độ cầu thị là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn nếu có vấp váp và sẽ hạn chế cảm giác đang đối đầu cùng NTD. Lưu ý: Chúng ta đi phỏng vấn để tìm kiếm cơ hội việc làm, không phải đi xin việc hoặc đi đối đầu với ai, vì thế thái độ không cần quá nhũn nhưng cũng không nên quá căng.
Lời khuyên cuối cùng: Cần cá biệt hóa

Sẽ thật nhàm chán nếu bạn copy của ai đó một phần giới thiệu mẫu được cho là Ấn tượng và sử dụng nó trong buổi phỏng vấn của mình. Bạn thử đặt mình vào vị trí Nhà tuyển dụng, một ngày phỏng vấn 20-30 bạn, bạn nào cũng có một format y hệt nhau, nội dung na ná. Thật nhàm chán.

Vì thế, lời khuyên của UB là: Bạn có thể tham khảo của người khác nhưng cần biết cá biệt hóa thành của mình. Cái gì mình mạnh thì nhấn mạnh, yếu thì có thể lướt hoặc cắt bỏ.

Ngoài ra, với các vị trí phỏng vấn khác nhau thì cần có sự thể hiện khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí.

Ví dụ: Với vị trí QHKH cần một người năng động, hoạt bát thì phần giới thiệu của bạn cũng phải toát lên điều đó: nói to, rõ ràng mạch lạc, khuôn mặt sáng, kèm nụ cười tươi tắn nhẹ nhàng; với vị trí Hỗ trợ cần sự chắc chắn, điềm đạm hơn thì giảm âm lượng 1 chút nhưng đảm bảo đủ nghe, chắc chắn khi giới thiệu, không quá bốc đồng. Thế là ấn tượng.
Tóm lại, để NTD ấn tượng với bạn trong 30 giây giới thiệu bản thân không khó mà cũng không dễ. Lời khuyên cuối cùng là đừng cứng nhắc dựa theo khuôn mẫu nào, miễn sao đủ thông tin và nhớ là phải phù hợp với chính bạn và phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển, thế là được!

Chúc các bạn thành công!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Anh cho e hỏi là nếu đc hỏi rằng: "tại sao e ko làm việc cho NH A nữa mà lại muốn vào NH này?" thì mình nên trả lời sao cho ghi điểm đc trong mắt nhà tuyển dụng ak? e đang rất băn khoăn câu hỏi dễ gặp này lắm ak, mong a hướng dẫn thêm o_O
 
Câu hỏi này không quá khó. Với các ứng viên đã có kinh nghiệm và tự tin với kinh nghiệm của mình thì không cần phải lòng vòng né tránh câu hỏi này.

E có thể trao đổi thẳng thắn cởi mở với nhà tuyển dụng nguyên nhân em ra đi: kể cả về lương, môi trường... chỉ cần nhớ 1 nguyên tắc: không tìm mọi cách chê nơi cũ, hãy khen họ ở 1 góc nào đó để thể hiện thành ý và sự chín chắn của bản thân.

Với các ứng viên có kinh nghiệm và kể cả ứng viên khác nữa thì việc "nói dối" một vấn đề gì đó với mục đích để ghi điểm a nghĩ k nên. NTD họ rất tinh, nhìn sắc thái biểu cảm khuôn mặt, đọc thông tin cv là đoán được ngay (chưa kể kênh check chéo).
 
Mình vẫn ngại nhất câu hỏi : mong muốn của e nếu được nhận vào cty :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên