bank4me
Thành viên tích cực
Tình cờ mình đọc được bài viết này trên facebook của 1 anh bạn, thấy cũng hay hay nên post vô UB anh chị em có thời gian rảnh rỗi đọc cho vui và cũng muốn tặng 1 người bạn người SG mình đã quen trên UB
Tính cách người Sài gòn cũng khó mà không hiểu được, vì họ thẳng tính, bộc trực, trong bụng nghĩ thế nào thì lời nói như vậy, và họ thích bộc bạch suy nghĩ của mình với bạn bè.
Sài gòn mưa nắng thất thường, nên tính tình của người Sài gòn cũng thất thường. Sài gòn mưa đó, rồi nắng đó, người Sài gòn cũng vậy, vui đó, rồi buồn đó. Nếu bạn yêu một cô gái Sài gòn, bạn nên chuẩn bị tâm lý. Ai mà biết được, khi bạn đặt một nụ hôn của mình lên gương mặt đáng yêu đó, bạn sẽ nhận được một gương mặt lạnh lùng đáng sợ, hay bạn sẽ nhận được một nụ cười làm mát dịu cả Sài gòn đang mùa nóng nực này. Còn nếu bạn yêu một anh chàng Sài gòn, thì cũng nên chuẩn bị tâm lý, anh ta vừa cãi lộn với bạn một trận kinh hoàng xong, quay ngoắt đi một mạch khỏi nhà bạn, thì 10 phút sau anh ta quay ngoắt lại, rủ "em ơi rảnh không, tụi mình đi chơi đi," tỉnh bơ.
Nhưng Sài gòn mưa hay nắng thì cũng có mùa. Sài gòn không có đủ 4 mùa như Hà nội, chỉ có 2 mùa mưa nắng. Tôi thích cái thời tiết ở Hà nội, vì ở đó, tôi được thưởng thức thế nào là cái nóng oi người, thế nào là cái rét nàng Bân, gió mùa đông bắc, chứ ở Sài gòn, tôi mặc một bộ đồ cả năm cũng thấy thích hợp, chẳng cần mua đồ đông hay xuân gì cả.
Người Sài gòn cũng vậy, tính tình không phức tạp, thậm chí, bạn có thể đoán trước tâm lý của họ, nếu bạn quen họ lâu ngày. Tôi có một cô bạn người Hà nội, cô này chỉ nói chuyện với tôi chưa đến 5 lần, thế mà cô ấy nhận xét tôi chính xác, chẳng biết có phải con gái Hà nội quá nhạy cảm, hay con trai Sài gòn quá đơn giản.
Người Sài gòn suy nghĩ đơn giản, nói chuyện cũng đơn giản, không văn hoa, không rào đón, không ẩn ý, không mỉa mai châm biếm sâu xa. Tính tình của người Sài gòn rất thoáng, nhưng không dễ dãi. Nên người Sài gòn đi đâu cũng lập thân được. Mà người Sài gòn cũng sẵn sàng đón bạn bè khắp cả nước đến Sài gòn lập thân, cùng chung tay xây dựng một thành phố phát triển, phồn thịnh và năng động nhất cả nước như ngày hôm nay. “Hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi” là quan điểm chung của người Sài gòn hôm nay, cho dù đối tác là người mình ưa hay không ưa.
Sài gòn không phải là thiên đường như nhiều người vẫn nghĩ. Ở Sài gòn bạn dễ bị shock, ngay cả tôi, trước phong cách suy nghĩ và làm việc của người Sài gòn. Sài gòn không bao giờ ngủ, ngay cả trong khi ngủ Sài gòn cũng vẫn thao thức về những việc của ngày mai. Người Sài gòn có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào.
Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, cafe, massage, câu cá, giải trí, bất cứ ở đâu, bạn cũng có thể bị người Sài gòn kéo bạn vào cuộc làm ăn của họ. Người Sài gòn bây giờ, làm việc đến 12h trưa, nghỉ ngơi trò chuyện một chút đến 1 giờ rồi bắt đầu làm việc tiếp là chuyện bình thường, mà trong cả lúc nghĩ ngơi đó, họ cũng có thể “tranh thủ” với một đối tác nào đó.
Ở Sài gòn, nếu bạn không năng động, không thực sự giỏi, thì bạn sẽ thấy rất khó khăn để kiếm sống, còn nếu bạn là người có tài, thì Sài gòn luôn mong mỏi sự đóng góp của bạn. Đó là lý do, ngày càng nhiều người từ những địa phương khác đổ xô đến Sài gòn làm ăn, công chức, nhân viên, ca sĩ, nhạc sĩ, những người lao động tay chân đã chọn Sài gòn làm ngôi nhà thứ 2 của họ. Thậm chí, họ chỉ đến Sài gòn kiếm tiền thôi, rồi về quê nhà lại, Sài gòn cũng vẫn chấp nhận, không định kiến, không cục bộ, lúc nào cũng mở rộng vòng tay, như bản tính của người Sài gòn, đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại.
Người Sài gòn không giận ai lâu bao giờ, trái lại, người Sài gòn rất dễ tha thứ. Nếu bạn chọc giận cô bạn gái Sài gòn của mình, bạn hãy chịu khó dỗ ngọt vài câu, cô ấy sẽ nguôi cơn giận ngay. Con trai Sài gòn cũng vậy, ít khi nào để bụng chuyện gì. Bực mình là cứ thế oang oang, ầm ĩ một lúc, hết, là hết.
Người Sài gòn không mời lơi. Người Sài gòn thảo ăn, tôi nghe mẹ tôi nói vậy. Mời là mời, khách không ăn là giận, chứ người miền khác, mời mà khách ngồi vào ăn là không thích, chỉ mời thế thôi. Người Sài gòn uống cũng vậy, uống là uống thiệt tình, uống khi nào chủ xỉn khách xỉn mới về, chứ không có bỏ cuộc giữa chừng.
Tôi có khá nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với bạn bè nhiều nơi, tôi thấy chỉ có người Sài gòn là làm biếng. Mà công nhận, Sài gòn làm biếng thật. Nhưng khi họ siêng, họ làm việc rất tích cực và có hiệu quả. Bạn bè tôi nhận xét người Sài gòn hiền, dễ tin người, tôi thấy đúng. Người Sài gòn không biết ăn miếng trả miếng, người Sài gòn không thù dai. Giận thì giận, tức thì tức, nhưng mà hết tức hết giận xong thì huề, hìhì, huề là huề, chứ không phải huề và vẫn còn quê.
Người Sài gòn sống đơn giản, ít suy nghĩ, ít để bụng, hay chia sẻ và luôn dang tay chào đón những điều mới mẻ đến với mình. Cũng như cái thời tiết của Sài gòn vậy, mưa là mưa, nắng là nắng, lâu lâu thì vừa mưa vừa nắng, nhưng căn bản, thì đất Sài gòn quanh năm cũng chỉ có nắng, gió và mưa mà thôi… khá dễ hiểu phải không bạn…
Hôm nọ, nghe bạn Nguyễn Đình Bổn nói mấy cái truyện mình viết gửi qua Nhà xuất bản Thanh Hoá, mấy cô biên tập (người miền Bắc) đọc mấy chữ như "không cần nói ong-đơ gì nữa hết", đã không hiểu ý nghĩa câu ấy là gì (?). Họ không hiểu âu là cũng…phải rồi! Vì họ có phải NGƯỜI SÀI GÒN đâu! Vì chỉ có NGƯỜI SÀI GÒN người ta mới nói như thế!
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ 'thở đều' trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he đi... xuống dưới ấy! Nhưng nếu gọi là yêu Sài Gòn thì xem ra cũng có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, bởi thực chất nó chưa thể đạt đến mức ấy. Đây chỉ là cái tình của một người mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều chuyện để nhớ, để nói mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh hôm nay!
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Laliberte (st từ VNNTU)
Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau này khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.
Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền Tây Nam Bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng 'thành thị' đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ 'nghen, hen, hén' cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ 'nghen, hen' này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu "Thôi, tôi dìa nghen!" - Chủ nhà cũng cười "Ừ, dzậy anh dìa hen!".
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói "Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!"; 'thôi' ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên "Hay hén mậy?" bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó "Dzui dzữ hen!". Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ "Dzui dzữ hen!"… Người Sài Gòn có thói quen hay 'đãi' giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như "Hay dzữuuu!", "Giỏi dzữưưu…!" Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp "Thôi à nghen", "Thôi à!" khá nhiều, như một thói quen và cái 'duyên' trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm 'd,v,gi' cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu 'r' vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.
Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói. Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.
Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều 'hình ảnh' và 'màu sắc' hơn. Những từ như 'lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…' là mượn của người Hoa, những từ như 'xà quầng, mình ên'… là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là 'tiếng địa phương'. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như 'o, mô, ni, chừ, răng…' trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói 'Từ bữa đó đến bữa nay', còn người Sài Gòn thì nói 'Hổm nay', 'dạo này' người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ 'ghê' phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng 'ghê' đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là 'nhiều', là 'lắm'. Nói "Nhỏ đó xinh ghê!" nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ 'hổm nay' với 'hổm rày' hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ 'hổm rày, miết…' là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương, bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ, cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi "Ê, nhóc lại nói nghe!" hay gọi người bán hàng rong "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… 'Ê' là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường 'quên' mất từ 'bán', chỉ nói là "cho chén chè, cho tô phở"… 'cho' ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này "Lấy cái tay ra coi!", "Ngon làm thử coi!", "Cho miếng coi!", "Nói nghe coi!"… 'Làm thử' thì còn 'coi' được, chứ 'nói' thì làm sao mà 'coi' cho được nè?
Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ 'coi' cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi "mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?" – Mà 'dzậy ta' cũng là một thứ 'tiếng địa phương' của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói "Sao kỳ dzậy ta?", "Sao rồi ta?", "Được hông ta?"… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"
Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ 'lóng' (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những từ lóng này đều do…bọn trẻ chúng nó chế ra.
Có một dạo, dân Hà Nội mình hay nói 'hâm' rồi 'ẩm IC'… có nghĩa là 'man man, tửng tửng, khùng khùng' đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo "Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là… khìn á!". Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét "Mi khìn hả ku?"… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ 'khìn' này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì? Nói nghe vui miệng là được.
Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói "Đồ ông/bà tám!" là biết rồi đó… 100% là bị 'chửi': nhiều 'chiện' rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ 'tám'. Hỏi "Đang làm gì đó?" – Trả lời "Tám dí nhỏ bạn!"…'Tám' giờ thành… động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.
Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với 'cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…', nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành 'slang word'…
Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như 'từ nhà ra chợ', 'chuyện thường ngày ở huyện' vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ 'cùi bắp' ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, 'bo xì' là không chơi nữa hay một câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được "bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".
Nhưng gì tôi viết ở trên một phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ một số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu tiền...
Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao! Vào đây tôi cũng học được một thói quen là share tiền, đi ăn, đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).
Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là một nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu.
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ 'dạ' khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ 'vâng'. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ 'vâng'. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói 'Vâng!' là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ 'dạ' vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng 'dạ' đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó 'thương' lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng 'dạ' là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang 'màu sắc' riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi 'Mày' xưng 'Tao' rất ngọt. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như 'cậu cậu - tớ tớ' hoặc 'bác bác – cháu cháu' của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng 'mày mày tao tao' thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy 'tụi nhỏ' sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng 'con' ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn 'ưa' tiếng 'chú, thím, dì, cô' hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng 'mợ, thím, cậu',... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng 'con' chứ không phải 'cháu cháu' như một số vùng khác. Cái tiếng 'con' cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Dì đó = dỉ
Cậu đó = cẩu
Cô đó = cổ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng 'anh-chị-em' đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, nó không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái 'chất Sài Gòn' chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng 'Dạ!' cùng những tiếng 'hen, nghen' lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Theo :http://luyenchuong.com/forum/blog.php?bt=217
PS: còn mục Tục ăn tết của người Sài Gòn, mình chờ vô đó roài tự cảm nhận
Tính cách người Sài gòn
Thực ra thì ở đâu cũng có người này người kia, nhưng mỗi miền đất thường sẽ có một số nét chung nhất định mà người ta bắt gặp. Sẽ là rất không công bằng nếu như vơ đũa cả nắm. Tuy nhiên biết thêm một số tính cách đặc trưng của một miền đất nào đó cũng rất hay, phải không?
Tính cách người Sài gòn cũng khó mà không hiểu được, vì họ thẳng tính, bộc trực, trong bụng nghĩ thế nào thì lời nói như vậy, và họ thích bộc bạch suy nghĩ của mình với bạn bè.
Sài gòn mưa nắng thất thường, nên tính tình của người Sài gòn cũng thất thường. Sài gòn mưa đó, rồi nắng đó, người Sài gòn cũng vậy, vui đó, rồi buồn đó. Nếu bạn yêu một cô gái Sài gòn, bạn nên chuẩn bị tâm lý. Ai mà biết được, khi bạn đặt một nụ hôn của mình lên gương mặt đáng yêu đó, bạn sẽ nhận được một gương mặt lạnh lùng đáng sợ, hay bạn sẽ nhận được một nụ cười làm mát dịu cả Sài gòn đang mùa nóng nực này. Còn nếu bạn yêu một anh chàng Sài gòn, thì cũng nên chuẩn bị tâm lý, anh ta vừa cãi lộn với bạn một trận kinh hoàng xong, quay ngoắt đi một mạch khỏi nhà bạn, thì 10 phút sau anh ta quay ngoắt lại, rủ "em ơi rảnh không, tụi mình đi chơi đi," tỉnh bơ.
Nhưng Sài gòn mưa hay nắng thì cũng có mùa. Sài gòn không có đủ 4 mùa như Hà nội, chỉ có 2 mùa mưa nắng. Tôi thích cái thời tiết ở Hà nội, vì ở đó, tôi được thưởng thức thế nào là cái nóng oi người, thế nào là cái rét nàng Bân, gió mùa đông bắc, chứ ở Sài gòn, tôi mặc một bộ đồ cả năm cũng thấy thích hợp, chẳng cần mua đồ đông hay xuân gì cả.
Người Sài gòn cũng vậy, tính tình không phức tạp, thậm chí, bạn có thể đoán trước tâm lý của họ, nếu bạn quen họ lâu ngày. Tôi có một cô bạn người Hà nội, cô này chỉ nói chuyện với tôi chưa đến 5 lần, thế mà cô ấy nhận xét tôi chính xác, chẳng biết có phải con gái Hà nội quá nhạy cảm, hay con trai Sài gòn quá đơn giản.
Người Sài gòn suy nghĩ đơn giản, nói chuyện cũng đơn giản, không văn hoa, không rào đón, không ẩn ý, không mỉa mai châm biếm sâu xa. Tính tình của người Sài gòn rất thoáng, nhưng không dễ dãi. Nên người Sài gòn đi đâu cũng lập thân được. Mà người Sài gòn cũng sẵn sàng đón bạn bè khắp cả nước đến Sài gòn lập thân, cùng chung tay xây dựng một thành phố phát triển, phồn thịnh và năng động nhất cả nước như ngày hôm nay. “Hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi” là quan điểm chung của người Sài gòn hôm nay, cho dù đối tác là người mình ưa hay không ưa.
Sài gòn không phải là thiên đường như nhiều người vẫn nghĩ. Ở Sài gòn bạn dễ bị shock, ngay cả tôi, trước phong cách suy nghĩ và làm việc của người Sài gòn. Sài gòn không bao giờ ngủ, ngay cả trong khi ngủ Sài gòn cũng vẫn thao thức về những việc của ngày mai. Người Sài gòn có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào.
Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, cafe, massage, câu cá, giải trí, bất cứ ở đâu, bạn cũng có thể bị người Sài gòn kéo bạn vào cuộc làm ăn của họ. Người Sài gòn bây giờ, làm việc đến 12h trưa, nghỉ ngơi trò chuyện một chút đến 1 giờ rồi bắt đầu làm việc tiếp là chuyện bình thường, mà trong cả lúc nghĩ ngơi đó, họ cũng có thể “tranh thủ” với một đối tác nào đó.
Ở Sài gòn, nếu bạn không năng động, không thực sự giỏi, thì bạn sẽ thấy rất khó khăn để kiếm sống, còn nếu bạn là người có tài, thì Sài gòn luôn mong mỏi sự đóng góp của bạn. Đó là lý do, ngày càng nhiều người từ những địa phương khác đổ xô đến Sài gòn làm ăn, công chức, nhân viên, ca sĩ, nhạc sĩ, những người lao động tay chân đã chọn Sài gòn làm ngôi nhà thứ 2 của họ. Thậm chí, họ chỉ đến Sài gòn kiếm tiền thôi, rồi về quê nhà lại, Sài gòn cũng vẫn chấp nhận, không định kiến, không cục bộ, lúc nào cũng mở rộng vòng tay, như bản tính của người Sài gòn, đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại.
Người Sài gòn không giận ai lâu bao giờ, trái lại, người Sài gòn rất dễ tha thứ. Nếu bạn chọc giận cô bạn gái Sài gòn của mình, bạn hãy chịu khó dỗ ngọt vài câu, cô ấy sẽ nguôi cơn giận ngay. Con trai Sài gòn cũng vậy, ít khi nào để bụng chuyện gì. Bực mình là cứ thế oang oang, ầm ĩ một lúc, hết, là hết.
Người Sài gòn không mời lơi. Người Sài gòn thảo ăn, tôi nghe mẹ tôi nói vậy. Mời là mời, khách không ăn là giận, chứ người miền khác, mời mà khách ngồi vào ăn là không thích, chỉ mời thế thôi. Người Sài gòn uống cũng vậy, uống là uống thiệt tình, uống khi nào chủ xỉn khách xỉn mới về, chứ không có bỏ cuộc giữa chừng.
Tôi có khá nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với bạn bè nhiều nơi, tôi thấy chỉ có người Sài gòn là làm biếng. Mà công nhận, Sài gòn làm biếng thật. Nhưng khi họ siêng, họ làm việc rất tích cực và có hiệu quả. Bạn bè tôi nhận xét người Sài gòn hiền, dễ tin người, tôi thấy đúng. Người Sài gòn không biết ăn miếng trả miếng, người Sài gòn không thù dai. Giận thì giận, tức thì tức, nhưng mà hết tức hết giận xong thì huề, hìhì, huề là huề, chứ không phải huề và vẫn còn quê.
Người Sài gòn sống đơn giản, ít suy nghĩ, ít để bụng, hay chia sẻ và luôn dang tay chào đón những điều mới mẻ đến với mình. Cũng như cái thời tiết của Sài gòn vậy, mưa là mưa, nắng là nắng, lâu lâu thì vừa mưa vừa nắng, nhưng căn bản, thì đất Sài gòn quanh năm cũng chỉ có nắng, gió và mưa mà thôi… khá dễ hiểu phải không bạn…
Giọng nói người Sài Gòn
Hôm nọ, nghe bạn Nguyễn Đình Bổn nói mấy cái truyện mình viết gửi qua Nhà xuất bản Thanh Hoá, mấy cô biên tập (người miền Bắc) đọc mấy chữ như "không cần nói ong-đơ gì nữa hết", đã không hiểu ý nghĩa câu ấy là gì (?). Họ không hiểu âu là cũng…phải rồi! Vì họ có phải NGƯỜI SÀI GÒN đâu! Vì chỉ có NGƯỜI SÀI GÒN người ta mới nói như thế!
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ 'thở đều' trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he đi... xuống dưới ấy! Nhưng nếu gọi là yêu Sài Gòn thì xem ra cũng có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, bởi thực chất nó chưa thể đạt đến mức ấy. Đây chỉ là cái tình của một người mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều chuyện để nhớ, để nói mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh hôm nay!
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Laliberte (st từ VNNTU)
Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau này khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.
Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền Tây Nam Bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng 'thành thị' đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ 'nghen, hen, hén' cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ 'nghen, hen' này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu "Thôi, tôi dìa nghen!" - Chủ nhà cũng cười "Ừ, dzậy anh dìa hen!".
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói "Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!"; 'thôi' ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên "Hay hén mậy?" bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó "Dzui dzữ hen!". Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ "Dzui dzữ hen!"… Người Sài Gòn có thói quen hay 'đãi' giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như "Hay dzữuuu!", "Giỏi dzữưưu…!" Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp "Thôi à nghen", "Thôi à!" khá nhiều, như một thói quen và cái 'duyên' trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm 'd,v,gi' cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu 'r' vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.
Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói. Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.
Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều 'hình ảnh' và 'màu sắc' hơn. Những từ như 'lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…' là mượn của người Hoa, những từ như 'xà quầng, mình ên'… là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là 'tiếng địa phương'. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như 'o, mô, ni, chừ, răng…' trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói 'Từ bữa đó đến bữa nay', còn người Sài Gòn thì nói 'Hổm nay', 'dạo này' người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ 'ghê' phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng 'ghê' đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là 'nhiều', là 'lắm'. Nói "Nhỏ đó xinh ghê!" nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ 'hổm nay' với 'hổm rày' hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ 'hổm rày, miết…' là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương, bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ, cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi "Ê, nhóc lại nói nghe!" hay gọi người bán hàng rong "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… 'Ê' là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường 'quên' mất từ 'bán', chỉ nói là "cho chén chè, cho tô phở"… 'cho' ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này "Lấy cái tay ra coi!", "Ngon làm thử coi!", "Cho miếng coi!", "Nói nghe coi!"… 'Làm thử' thì còn 'coi' được, chứ 'nói' thì làm sao mà 'coi' cho được nè?
Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ 'coi' cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi "mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?" – Mà 'dzậy ta' cũng là một thứ 'tiếng địa phương' của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói "Sao kỳ dzậy ta?", "Sao rồi ta?", "Được hông ta?"… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"
Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ 'lóng' (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những từ lóng này đều do…bọn trẻ chúng nó chế ra.
Có một dạo, dân Hà Nội mình hay nói 'hâm' rồi 'ẩm IC'… có nghĩa là 'man man, tửng tửng, khùng khùng' đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo "Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là… khìn á!". Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét "Mi khìn hả ku?"… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ 'khìn' này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì? Nói nghe vui miệng là được.
Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói "Đồ ông/bà tám!" là biết rồi đó… 100% là bị 'chửi': nhiều 'chiện' rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ 'tám'. Hỏi "Đang làm gì đó?" – Trả lời "Tám dí nhỏ bạn!"…'Tám' giờ thành… động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.
Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với 'cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…', nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành 'slang word'…
Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như 'từ nhà ra chợ', 'chuyện thường ngày ở huyện' vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ 'cùi bắp' ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, 'bo xì' là không chơi nữa hay một câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được "bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".
Nhưng gì tôi viết ở trên một phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ một số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu tiền...
Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao! Vào đây tôi cũng học được một thói quen là share tiền, đi ăn, đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).
Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là một nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu.
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...
*
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ 'dạ' khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ 'vâng'. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ 'vâng'. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói 'Vâng!' là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ 'dạ' vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng 'dạ' đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó 'thương' lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng 'dạ' là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang 'màu sắc' riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi 'Mày' xưng 'Tao' rất ngọt. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như 'cậu cậu - tớ tớ' hoặc 'bác bác – cháu cháu' của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng 'mày mày tao tao' thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy 'tụi nhỏ' sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng 'con' ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn 'ưa' tiếng 'chú, thím, dì, cô' hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng 'mợ, thím, cậu',... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng 'con' chứ không phải 'cháu cháu' như một số vùng khác. Cái tiếng 'con' cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Dì đó = dỉ
Cậu đó = cẩu
Cô đó = cổ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng 'anh-chị-em' đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, nó không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái 'chất Sài Gòn' chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng 'Dạ!' cùng những tiếng 'hen, nghen' lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Theo :http://luyenchuong.com/forum/blog.php?bt=217
PS: còn mục Tục ăn tết của người Sài Gòn, mình chờ vô đó roài tự cảm nhận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: