hungviet
Founder
Trong 10 năm trở lại đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn một số điểm cần phải được cải thiện, đặc biệt về mức độ cạnh tranh khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng nội địa.
Để đánh giá và so sánh sự phát triển của hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia trên thế giới, mỗi tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn 2 tiêu thức phổ biến nhất để định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới là: Mức độ phát triển và đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế; và Tính lành mạnh và năng lực của hệ thống ngân hàng.
I. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Độ sâu tài chính
Theo một đánh giá toàn diện của một nghiên cứu thực nghiệm của Demirgüç-Kunt và Levine (2008), các bằng chứng được kiểm nghiệm cho thấy độ sâu tài chính, được đo bằng các chỉ số như: tỷ lệ của các khoản nợ có tính thanh khoản trên GDP, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Sự gia tăng của độ sâu tài chính, thể hiện qui mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, thường được xem như là một trong nhiều bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia.
Hình dưới đây thể hiện mối quan hệ so sánh về độ sâu tài chính của các khu vực kinh tế trên thế giới.
Nguồn: ADB tính toán dựa trên dữ liệu của Beck, Demirgüç-Kunt, và Levine
(2010) và Công ty dữ liệu CEIC (cập nhật đến 30/6/2010).
Sử dụng chỉ số tín dụng/GDP để so sánh về độ sâu tài chính của Việt Nam, có thể thấy độ sâu tài chính của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, từ 35% GDP năm 2000 lên 90%GDP năm 2008 và 107% năm 2009. Năm 2010 dự kiến đạt 115%,, đạt ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia. Hình dưới đây sẽ cho thấy sự so sánh về xu thế tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác trong vòng 10 năm qua.
Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á, Chỉ số phát triển châu Á 2008
2. Khả năng truy cập dịch vụ ngân hàng và mức độ cạnh tranh
Số lượng các tổ chức tài chính/chi nhánh/phòng giao dịch/điểm giao dịch tính trên một số lượng đầu người nhất định trả lời cho vấn đề về mức độ dễ dàng truy cập vào các dịch vụ tài chính trong một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì: Thứ nhất, nó hỗ trợ cải thiện tình trạng đói nghèo, vì trên thực tế hạn chế tín dụng ngăn cản những người nghèo hoặc những người không có tài sản thế chấp tham gia vào việc kinh doanh có lợi nhuận. Thứ hai, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế tiếp cận nguồn tài chính để sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, do đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội. (Beck, Demirgüç-Kunt, và Peria 2007).
Nguồn: ADB đánh giá dựa trên số liệu của Beck, Demirgüç-Kun, and Peria (2007); Quỹ tiền tệ quốc tế (Financial Access online database http://www.imf.org); Ngân hàng thế giới World Bank. (World Development Indicators online database) cập nhật 31 Tháng tám 2010
Hình 3 cho thấy mức độ truy cập tài chính được đo bằng số lượng các chi nhánh ngân hàng và các máy rút tiền tự động trên 100.000 người dân. Ở Việt Nam, tính đến 2009, hệ thống các TCTD bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước với 1.405 chi nhánh, 38 ngân hàng thương mại cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng giao dịch. Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình vào khoảng 3,72. Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippine (khoảng xấp xỉ 4) những vẫn thấp hơn Thái Lan và Indonexia và là một khoảng cách khá xa so với các nước OECD (xấp xỉ 27).
Xu hướng tiếp cận các dịch vụ tài chính không qua trụ sở hay chi nhánh của các định chế tài chính cũng trở nên phổ biến gần đây. Nó thể hiện qua các chỉ số về số lượng ATM và POS tính trên một số lượng đầu người dân nhất định. Bảng 2 cho thấy mối quan hệ so sánh về số lượng ATM và POS tính trên 1 triệu người dân tại những nước phát triển, Trung Quốc và Việt Nam.
[TABLE="class: grid, width: 443, align: center"]
[TR]
[TD="colspan: 3"]
Bảng 1: Số ATM và POS/triệu dân ở một số nước
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD][/TD]
[TD]ATM[/TD]
[TD]POS [/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bỉ[/TD]
[TD]1.442[/TD]
[TD]11.640[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Canada[/TD]
[TD]1.799[/TD]
[TD]18.855[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Pháp[/TD]
[TD]832[/TD]
[TD]21.469[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đức[/TD]
[TD]968[/TD]
[TD]7.221[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Italia[/TD]
[TD]922[/TD]
[TD]22.490[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nhật Bản[/TD]
[TD]1.090[/TD]
[TD]13.361[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Singapore[/TD]
[TD]413[/TD]
[TD]17.337[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Anh[/TD]
[TD]1.041[/TD]
[TD]17.838[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Mỹ[/TD]
[TD]1.336[/TD]
[TD]17.020[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trung Quốc[/TD]
[TD]160,8[/TD]
[TD]1.803,4[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Việt Nam [/TD]
[TD]116 [/TD]
[TD]430 [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến cuối năm 2010, số lượng máy ATM mặc dù tăng hơn 9 lần (từ 1.200 máy lên tới hơn 11.000 máy); số thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tăng 4,6 lần (từ 10.000 POS lên tới 46.000 POS hiện nay), hiện tương đương với Philippin và Indonesia, và cách khá xa so với Thái Lan và Trung Quốc.
So với các nước trong cùng khu vực, năm 2009, Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam nâng lên 59 trên tổng số 139 nước năm 2010 (thay vì 75 trong năm 2009), tuy nhiên con số này vẫn còn cách xa Malaysia (xếp thứ 24), Thái Lan (xếp thứ 36) và Indonesia (xếp thứ 54). Bên cạnh đó, nếu xét về khả năng tiếp cận tín dụng cũng như tính sẵn có của các dịch vụ tài chính hay mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thì Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều so với các nước trong cùng khu vực (Hình 4).
Kết quả là, mặc dù chỉ số tín dụng/GDP của Việt Nam phát triển khá nhanh, nhưng Việt Nam vẫn là một nước có mức độ thâm nhập ngân hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, dưới 30% dân số tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Ước lượng có khoảng 25 triệu tài khoản tiết kiệm trên 85 triệu dân. Vẫn còn một bộ phận lớn dân chúng chưa gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, nên có một số lượng nguồn vốn tiết kiệm lớn chưa được sử dụng tại Việt Nam. Trong khi đó, để duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam yêu cầu một tỷ lệ đầu tư tương đối cao, trung bình khoảng 35% GDP trong suốt giai đoạn 2000 – 2006 và hơn 40% GDP giai đoạn sau đó. Song không giống như các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Maylaysia và Philippines, tỷ lệ huy động tiền gửi của Việt Nam thấp hơn đáng kể và Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt ngày càng tăng về nguồn vốn đầu tư tương đương hơn 10% GDP, như miêu tả trong hình dưới
.
II. TÍNH LÀNH MẠNH VÀ NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Rủi ro thị trường và mức độ bảo vệ các nhà đầu tư
Bảng dưới đây cho thể hiện thêm chỉ số so sánh về mức độ bảo vệ các nhà đầu tư của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực
Dù được xếp hạng khá cao về quy mô thị trường và khả năng sáng tạo, Việt Nam vẫn bị đánh giá khá thấp về mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự lành mạnh hệ thống ngân hàng. Trái phiếu phát hành vào đầu năm 2010 có lãi suất cao so với các nước lân cận (lợi tức của trái phiếu Việt Nam cao hơn khoảng 100 điểm cơ bản so với các đợt phát hành trái phiếu vừa qua của các nước Indonesia, Philipine và Malaysia), do đó Việt Nam phải chịu chi phí vay cao trong ngắn hạn, đồng thời trong mắt các nhà đầu tư, Việt Nam được xem như có độ rủi ro cao hơn so với nhiều quốc gia lân cận.
Việc ban hành thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 (với những nội dung chính như tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng được nâng lên từ 8,0% đến 9,0%; hạn chế cho vay kinh doanh khoán và kinh doanh bất động sản; yêu cầu vốn tối thiểu từ 3 nghìn tỷ đồng (tương đương 158 nghìn USD) vào cuối năm 2010) sẽ là những khung pháp lý ban đầu đảm bảo năng lực quản lý rủi ro, và chất lượng của danh mục đầu tư vay vốn của các ngân hàng.
2. Về quy mô vốn của một ngân hàng
Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ so sánh về quy mô vốn của một ngân hàng thương mại trung bình và lớn trong khu vực.
Bảng 1: Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
[TABLE="class: grid, width: 526, align: center"]
[TR]
[TD]Quốc gia
[/TD]
[TD]Vốn [/TD]
[TD]Quốc gia[/TD]
[TD]Vốn [/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]INDONESIA[/TD]
[TD][/TD]
[TD]MALAYSIA[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank Mandiri [/TD]
[TD]2.122[/TD]
[TD]Maybank[/TD]
[TD]4,102[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank BNI [/TD]
[TD]1.499[/TD]
[TD]Public bank (PBB)[/TD]
[TD]2,382[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank central Asia [/TD]
[TD]1.304[/TD]
[TD]Commerce Asset - Holding [/TD]
[TD]1,695[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]bank Rakyat Indonesia [/TD]
[TD]1.070[/TD]
[TD]AMMB Holding [/TD]
[TD]1,476[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank Danamon Indonesia[/TD]
[TD]807[/TD]
[TD]RHB Bank Berhad[/TD]
[TD]1,179[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Panin Bank [/TD]
[TD]363[/TD]
[TD]Hong Leong Bank [/TD]
[TD]1,128[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]VIETNAM[/TD]
[TD][/TD]
[TD]THAILAND[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Vietinbank[/TD]
[TD]577[/TD]
[TD]Bangkok Bank [/TD]
[TD]3,178[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]BIDV[/TD]
[TD]724[/TD]
[TD]Siam Commercial Bank [/TD]
[TD]2,189[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Vietcombank [/TD]
[TD]621[/TD]
[TD]Kasikornbank[/TD]
[TD]1,996[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Agribank[/TD]
[TD]1062[/TD]
[TD]Krung Thai Bank [/TD]
[TD]1,837[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Sacombank[/TD]
[TD]344[/TD]
[TD]Siam City Bank [/TD]
[TD]853[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]ACB[/TD]
[TD]401[/TD]
[TD]Thai Military Bank [/TD]
[TD]802[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Techcombank[/TD]
[TD]355[/TD]
[TD]Bank of Ayudhya [/TD]
[TD]771[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]PHILIPINES[/TD]
[TD][/TD]
[TD]SINGAPORE[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank of Philippine Islands [/TD]
[TD]975[/TD]
[TD]DBS Bank [/TD]
[TD]9,623[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Metropolitan Bank Et Trust Company[/TD]
[TD]704[/TD]
[TD]United overseas Bank [/TD]
[TD]6,297[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Equitable PCI Bank [/TD]
[TD]464[/TD]
[TD]Oversea - Chinese Banking Corporation [/TD]
[TD]5,589[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Như vậy có thể thấy quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, 4 ngân hàng thương mại có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 15 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần 160 triệu USD), số còn lại thấp nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) đang tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào 2010.
Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Ngoại thương hay BIDV vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philipines hơn 900 triệu USD. Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.
Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.
3. Về chất lượng hoạt động
Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực.
Sự lớn mạnh của qui mô vốn và tài sản và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dần đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của tài sản đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn qua từng năm. Hiện nay, tỷ lệ này của Việt nam trên thực tế đã đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu cho chuẩn mực quốc tế Basel II (8%). Mặc dù vậy, nếu so sánh với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và với tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng của các nước Châu á mới nổi (gồm 14 ngân hàng Thái lan, Indonexia, Malaysia, Philipines) thì tỷ lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn rất nhiều (giữ ở mức trên 10% với các NHTM lớn).
Việc phân loại tín dụng, trong danh mục tài sản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng trong khi chất lượng tín dụng là thấp trong khu vực. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1% tổng dư nợ ở cuối năm 2008 và 2,2% vào cuối năm 2009, thì không chênh lệch quá nhiều so với các nước trong khu vực và tương đương Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng được tính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ít nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế (IFRS) nên khó có thể so sánh và đánh giá chính xác.
[TR]
[TD]Quốc gia
[/TD]
[TD="colspan: 2"]Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tính trên % tổng dư nợ[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trung Quốc[/TD]
[TD]2,4[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Hồng Kông[/TD]
[TD]0,9[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Hàn Quốc[/TD]
[TD]1,1[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Ấn Độ[/TD]
[TD]2,3[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Malaysia[/TD]
[TD]1,9[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Indonesia[/TD]
[TD]3,2[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Singapore[/TD]
[TD]1,4[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Việt Nam[/TD]
[TD]2,2[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt động, đồng thời ở mức thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lợi nhuận khu vực ngân hàng Việt Nam liên tục tăng. Tính đến cuối năm 2009, lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng khoảng 3,7 lần so với năm 2005 song chi phí hoạt động của khu vực ngân hàng cũng tăng lên tương ứng.
Sự tăng lên tương ứng giữa thu nhập và chi phí phản ánh sự ổn định về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như tốc độ gia tăng của chi phí vẫn được duy trì trong khi cơ sở hạ tầng hoạt động của khu vực ngân hàng không có những thay đổi lớn thì đây là vấn đề đáng lưu ý bởi nó chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực ngân hàng thấp, do đó ảnh hưởng làm giảm thu nhập và giảm năng lực tài chính của khu vực ngân hàng.
Về hiệu quả hoạt động, tỷ lệ bình quân lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản (ROA) mặc dù tăng đều qua các năm (lên tới 1,2% cuối 2009), nhưng vẫn còn thấp so với một số nước Châu Á mới nổi (Indonesia trung bình khoảng 2%; Malaysia trung bình khoảng 1,5%; Philipines khoảng 1,5% và Singapore khoảng 1,4%).
KẾT LUẬN
Qua những số liệu so sánh tương đối ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây về khu vực ngân hàng Việt Nam cho đến nay như sau:
Thứ nhất, tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng.
Thứ hai, số lượng ngân hàng lớn, qui mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện là thấp hơn so với mức bình quân của khu vực ngân hàng các quốc gia dẫn đầu của khu vực.
Thứ ba, hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực.
Để đánh giá và so sánh sự phát triển của hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia trên thế giới, mỗi tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn 2 tiêu thức phổ biến nhất để định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới là: Mức độ phát triển và đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế; và Tính lành mạnh và năng lực của hệ thống ngân hàng.
I. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Độ sâu tài chính
Theo một đánh giá toàn diện của một nghiên cứu thực nghiệm của Demirgüç-Kunt và Levine (2008), các bằng chứng được kiểm nghiệm cho thấy độ sâu tài chính, được đo bằng các chỉ số như: tỷ lệ của các khoản nợ có tính thanh khoản trên GDP, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Sự gia tăng của độ sâu tài chính, thể hiện qui mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, thường được xem như là một trong nhiều bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia.
Hình dưới đây thể hiện mối quan hệ so sánh về độ sâu tài chính của các khu vực kinh tế trên thế giới.
Hình 1: Tín dụng ngân hàng tính trên GDP
Đơn vị: %
Nguồn: ADB tính toán dựa trên dữ liệu của Beck, Demirgüç-Kunt, và Levine
(2010) và Công ty dữ liệu CEIC (cập nhật đến 30/6/2010).
Sử dụng chỉ số tín dụng/GDP để so sánh về độ sâu tài chính của Việt Nam, có thể thấy độ sâu tài chính của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, từ 35% GDP năm 2000 lên 90%GDP năm 2008 và 107% năm 2009. Năm 2010 dự kiến đạt 115%,, đạt ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia. Hình dưới đây sẽ cho thấy sự so sánh về xu thế tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác trong vòng 10 năm qua.
Hình 2: Xu thế tín dụng ngân hàng của Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á, Chỉ số phát triển châu Á 2008
2. Khả năng truy cập dịch vụ ngân hàng và mức độ cạnh tranh
Số lượng các tổ chức tài chính/chi nhánh/phòng giao dịch/điểm giao dịch tính trên một số lượng đầu người nhất định trả lời cho vấn đề về mức độ dễ dàng truy cập vào các dịch vụ tài chính trong một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì: Thứ nhất, nó hỗ trợ cải thiện tình trạng đói nghèo, vì trên thực tế hạn chế tín dụng ngăn cản những người nghèo hoặc những người không có tài sản thế chấp tham gia vào việc kinh doanh có lợi nhuận. Thứ hai, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế tiếp cận nguồn tài chính để sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, do đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội. (Beck, Demirgüç-Kunt, và Peria 2007).
Hình 3: Mức độ truy cập vào hệ thống tài chính năm 2008 của OECD và một số nước trong khu vực
Nguồn: ADB đánh giá dựa trên số liệu của Beck, Demirgüç-Kun, and Peria (2007); Quỹ tiền tệ quốc tế (Financial Access online database http://www.imf.org); Ngân hàng thế giới World Bank. (World Development Indicators online database) cập nhật 31 Tháng tám 2010
Hình 3 cho thấy mức độ truy cập tài chính được đo bằng số lượng các chi nhánh ngân hàng và các máy rút tiền tự động trên 100.000 người dân. Ở Việt Nam, tính đến 2009, hệ thống các TCTD bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước với 1.405 chi nhánh, 38 ngân hàng thương mại cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng giao dịch. Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình vào khoảng 3,72. Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippine (khoảng xấp xỉ 4) những vẫn thấp hơn Thái Lan và Indonexia và là một khoảng cách khá xa so với các nước OECD (xấp xỉ 27).
Xu hướng tiếp cận các dịch vụ tài chính không qua trụ sở hay chi nhánh của các định chế tài chính cũng trở nên phổ biến gần đây. Nó thể hiện qua các chỉ số về số lượng ATM và POS tính trên một số lượng đầu người dân nhất định. Bảng 2 cho thấy mối quan hệ so sánh về số lượng ATM và POS tính trên 1 triệu người dân tại những nước phát triển, Trung Quốc và Việt Nam.
[TABLE="class: grid, width: 443, align: center"]
[TR]
[TD="colspan: 3"]
Bảng 1: Số ATM và POS/triệu dân ở một số nước
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD][/TD]
[TD]ATM[/TD]
[TD]POS [/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bỉ[/TD]
[TD]1.442[/TD]
[TD]11.640[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Canada[/TD]
[TD]1.799[/TD]
[TD]18.855[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Pháp[/TD]
[TD]832[/TD]
[TD]21.469[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đức[/TD]
[TD]968[/TD]
[TD]7.221[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Italia[/TD]
[TD]922[/TD]
[TD]22.490[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nhật Bản[/TD]
[TD]1.090[/TD]
[TD]13.361[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Singapore[/TD]
[TD]413[/TD]
[TD]17.337[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Anh[/TD]
[TD]1.041[/TD]
[TD]17.838[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Mỹ[/TD]
[TD]1.336[/TD]
[TD]17.020[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trung Quốc[/TD]
[TD]160,8[/TD]
[TD]1.803,4[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Việt Nam [/TD]
[TD]116 [/TD]
[TD]430 [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Nguồn: BIS và tổng hợp
Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến cuối năm 2010, số lượng máy ATM mặc dù tăng hơn 9 lần (từ 1.200 máy lên tới hơn 11.000 máy); số thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tăng 4,6 lần (từ 10.000 POS lên tới 46.000 POS hiện nay), hiện tương đương với Philippin và Indonesia, và cách khá xa so với Thái Lan và Trung Quốc.
So với các nước trong cùng khu vực, năm 2009, Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam nâng lên 59 trên tổng số 139 nước năm 2010 (thay vì 75 trong năm 2009), tuy nhiên con số này vẫn còn cách xa Malaysia (xếp thứ 24), Thái Lan (xếp thứ 36) và Indonesia (xếp thứ 54). Bên cạnh đó, nếu xét về khả năng tiếp cận tín dụng cũng như tính sẵn có của các dịch vụ tài chính hay mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thì Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều so với các nước trong cùng khu vực (Hình 4).
Hình 4: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh, mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, tính sẵn sàng của các dịch vụ tài chính và sự lành mạnh của khu vực ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2009
Nguồn: Tổng hợp
Kết quả là, mặc dù chỉ số tín dụng/GDP của Việt Nam phát triển khá nhanh, nhưng Việt Nam vẫn là một nước có mức độ thâm nhập ngân hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, dưới 30% dân số tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Ước lượng có khoảng 25 triệu tài khoản tiết kiệm trên 85 triệu dân. Vẫn còn một bộ phận lớn dân chúng chưa gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, nên có một số lượng nguồn vốn tiết kiệm lớn chưa được sử dụng tại Việt Nam. Trong khi đó, để duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam yêu cầu một tỷ lệ đầu tư tương đối cao, trung bình khoảng 35% GDP trong suốt giai đoạn 2000 – 2006 và hơn 40% GDP giai đoạn sau đó. Song không giống như các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Maylaysia và Philippines, tỷ lệ huy động tiền gửi của Việt Nam thấp hơn đáng kể và Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt ngày càng tăng về nguồn vốn đầu tư tương đương hơn 10% GDP, như miêu tả trong hình dưới
.
Hình 5. Thâm hụt về nguồn vốn đầu tư so với tiết kiệm nội địa của Việt Nam
II. TÍNH LÀNH MẠNH VÀ NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Rủi ro thị trường và mức độ bảo vệ các nhà đầu tư
Bảng dưới đây cho thể hiện thêm chỉ số so sánh về mức độ bảo vệ các nhà đầu tư của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực
Hình 6. Xếp hạng chỉ số lành mạnh của các ngân hàng và mức độ bảo vệ các nhà đầu tư
Dù được xếp hạng khá cao về quy mô thị trường và khả năng sáng tạo, Việt Nam vẫn bị đánh giá khá thấp về mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự lành mạnh hệ thống ngân hàng. Trái phiếu phát hành vào đầu năm 2010 có lãi suất cao so với các nước lân cận (lợi tức của trái phiếu Việt Nam cao hơn khoảng 100 điểm cơ bản so với các đợt phát hành trái phiếu vừa qua của các nước Indonesia, Philipine và Malaysia), do đó Việt Nam phải chịu chi phí vay cao trong ngắn hạn, đồng thời trong mắt các nhà đầu tư, Việt Nam được xem như có độ rủi ro cao hơn so với nhiều quốc gia lân cận.
Việc ban hành thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 (với những nội dung chính như tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng được nâng lên từ 8,0% đến 9,0%; hạn chế cho vay kinh doanh khoán và kinh doanh bất động sản; yêu cầu vốn tối thiểu từ 3 nghìn tỷ đồng (tương đương 158 nghìn USD) vào cuối năm 2010) sẽ là những khung pháp lý ban đầu đảm bảo năng lực quản lý rủi ro, và chất lượng của danh mục đầu tư vay vốn của các ngân hàng.
2. Về quy mô vốn của một ngân hàng
Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ so sánh về quy mô vốn của một ngân hàng thương mại trung bình và lớn trong khu vực.
Bảng 1: Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
[TR]
[TD]Quốc gia
[/TD]
[TD]Vốn [/TD]
[TD]Quốc gia[/TD]
[TD]Vốn [/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]INDONESIA[/TD]
[TD][/TD]
[TD]MALAYSIA[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank Mandiri [/TD]
[TD]2.122[/TD]
[TD]Maybank[/TD]
[TD]4,102[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank BNI [/TD]
[TD]1.499[/TD]
[TD]Public bank (PBB)[/TD]
[TD]2,382[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank central Asia [/TD]
[TD]1.304[/TD]
[TD]Commerce Asset - Holding [/TD]
[TD]1,695[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]bank Rakyat Indonesia [/TD]
[TD]1.070[/TD]
[TD]AMMB Holding [/TD]
[TD]1,476[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank Danamon Indonesia[/TD]
[TD]807[/TD]
[TD]RHB Bank Berhad[/TD]
[TD]1,179[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Panin Bank [/TD]
[TD]363[/TD]
[TD]Hong Leong Bank [/TD]
[TD]1,128[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]VIETNAM[/TD]
[TD][/TD]
[TD]THAILAND[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Vietinbank[/TD]
[TD]577[/TD]
[TD]Bangkok Bank [/TD]
[TD]3,178[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]BIDV[/TD]
[TD]724[/TD]
[TD]Siam Commercial Bank [/TD]
[TD]2,189[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Vietcombank [/TD]
[TD]621[/TD]
[TD]Kasikornbank[/TD]
[TD]1,996[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Agribank[/TD]
[TD]1062[/TD]
[TD]Krung Thai Bank [/TD]
[TD]1,837[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Sacombank[/TD]
[TD]344[/TD]
[TD]Siam City Bank [/TD]
[TD]853[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]ACB[/TD]
[TD]401[/TD]
[TD]Thai Military Bank [/TD]
[TD]802[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Techcombank[/TD]
[TD]355[/TD]
[TD]Bank of Ayudhya [/TD]
[TD]771[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]PHILIPINES[/TD]
[TD][/TD]
[TD]SINGAPORE[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bank of Philippine Islands [/TD]
[TD]975[/TD]
[TD]DBS Bank [/TD]
[TD]9,623[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Metropolitan Bank Et Trust Company[/TD]
[TD]704[/TD]
[TD]United overseas Bank [/TD]
[TD]6,297[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Equitable PCI Bank [/TD]
[TD]464[/TD]
[TD]Oversea - Chinese Banking Corporation [/TD]
[TD]5,589[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Như vậy có thể thấy quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, 4 ngân hàng thương mại có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 15 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần 160 triệu USD), số còn lại thấp nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) đang tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào 2010.
Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Ngoại thương hay BIDV vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philipines hơn 900 triệu USD. Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.
Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.
3. Về chất lượng hoạt động
Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực.
Sự lớn mạnh của qui mô vốn và tài sản và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dần đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của tài sản đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn qua từng năm. Hiện nay, tỷ lệ này của Việt nam trên thực tế đã đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu cho chuẩn mực quốc tế Basel II (8%). Mặc dù vậy, nếu so sánh với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và với tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng của các nước Châu á mới nổi (gồm 14 ngân hàng Thái lan, Indonexia, Malaysia, Philipines) thì tỷ lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn rất nhiều (giữ ở mức trên 10% với các NHTM lớn).
Việc phân loại tín dụng, trong danh mục tài sản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng trong khi chất lượng tín dụng là thấp trong khu vực. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1% tổng dư nợ ở cuối năm 2008 và 2,2% vào cuối năm 2009, thì không chênh lệch quá nhiều so với các nước trong khu vực và tương đương Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng được tính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ít nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế (IFRS) nên khó có thể so sánh và đánh giá chính xác.
Bảng 2: Tỷ lệ nợ xấu của một số nước Châu Á năm 2008
Đơn vị: %
[TABLE="class: grid, width: 383, align: center"]Đơn vị: %
[TR]
[TD]Quốc gia
[/TD]
[TD="colspan: 2"]Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tính trên % tổng dư nợ[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trung Quốc[/TD]
[TD]2,4[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Hồng Kông[/TD]
[TD]0,9[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Hàn Quốc[/TD]
[TD]1,1[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Ấn Độ[/TD]
[TD]2,3[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Malaysia[/TD]
[TD]1,9[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Indonesia[/TD]
[TD]3,2[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Singapore[/TD]
[TD]1,4[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Việt Nam[/TD]
[TD]2,2[/TD]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Nguồn: ADB
. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt động, đồng thời ở mức thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lợi nhuận khu vực ngân hàng Việt Nam liên tục tăng. Tính đến cuối năm 2009, lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng khoảng 3,7 lần so với năm 2005 song chi phí hoạt động của khu vực ngân hàng cũng tăng lên tương ứng.
Sự tăng lên tương ứng giữa thu nhập và chi phí phản ánh sự ổn định về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như tốc độ gia tăng của chi phí vẫn được duy trì trong khi cơ sở hạ tầng hoạt động của khu vực ngân hàng không có những thay đổi lớn thì đây là vấn đề đáng lưu ý bởi nó chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực ngân hàng thấp, do đó ảnh hưởng làm giảm thu nhập và giảm năng lực tài chính của khu vực ngân hàng.
Về hiệu quả hoạt động, tỷ lệ bình quân lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản (ROA) mặc dù tăng đều qua các năm (lên tới 1,2% cuối 2009), nhưng vẫn còn thấp so với một số nước Châu Á mới nổi (Indonesia trung bình khoảng 2%; Malaysia trung bình khoảng 1,5%; Philipines khoảng 1,5% và Singapore khoảng 1,4%).
KẾT LUẬN
Qua những số liệu so sánh tương đối ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây về khu vực ngân hàng Việt Nam cho đến nay như sau:
Thứ nhất, tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng.
Thứ hai, số lượng ngân hàng lớn, qui mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện là thấp hơn so với mức bình quân của khu vực ngân hàng các quốc gia dẫn đầu của khu vực.
Thứ ba, hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực.
Lê Thu Hằng
Đỗ Thị Bích Hồng
Tạp chí Ngân hàng
Đỗ Thị Bích Hồng
Tạp chí Ngân hàng