Đánh giá rủi ro khi cho xuất/mượn tài sản đảm bảo

the_baroness

Verified Banker
Đầu năm Bank mình không có khoản vay mới mà toàn các khoản vay xin điều chỉnh, thay đổi, xuất mượn tài sản đảm bảo :)|. Mình lại chưa có hiểu biết đầy đủ về rủi ro của mấy món này X_X. Anh chị em giải đáp giúp mình với.
1. Việc xuất mượn TSDB có những rủi ro gì cho ngân hàng?
2. Phòng tránh những rủi ro này như thế nào (về điều kiện phê duyệt khi thẩm định)
Thank cả nhà.:D
 
Có một vài thông tin, ý kiến cho bạn nhé! (theo kinh nghiệm của mình thui)
1. Rủi ro từ việc xuất/mượn TSBĐ có thể phát sinh một số rủi ro sau:
- Rủi ro phát sinh từ việc cán bộ không quản lý sát sao việc xuất/mượn TSBĐ dẫn tới việc tài sản trong kho bị thau thế. Ví dụ đối với việc xuất tài sản bảo đảm là hàng hóa chẳng hạn. Nếu cán bộ không quản lý tốt có thể khách hàng sẽ xuất kho hàng hóa vượt quá mức khách hàng được phép xuất...
- Rủi ro phát sinh từ khách hàng có hành vi lừa đảo gian lận (đã có nhiều NH gặp phải rồi. Hiện nay, theo quy định của các NHTM thực hiện việc cho khách hàng mượn lại TSBĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong một số trường hợp,nhưng cũng là cơ hội để cán bộ NH cấu kết với khách hàng giao TSBĐ lại cho khách hàng mượn với một số lý do như: làm thủ tục nhà đất, … nhưng thực tế đã xảy ra nhiều Ngân hàng đã bị khách hàng tráo đổi tài sản khác bằng hình thức photocopy màu (mắt thường không thể biết được), sau đó bán TSBĐ dẫn đến thất thoát tài sản, bất lợi cho Ngân hàng.
- Rủi ro từ việc duy trì số liệu khi xuất/nhập TSBĐ để theo dõi ngoại bảng. Không kiểm tra thực tế với số liệu ngoại bảng số liệu ngoại bảng xẩy ra tình trạng khi thủ kho đã xuất TSBĐ nhưng cán bộ tín dụng không theo dõi nhập/xuất nên trên cân đối ngoại bảng vẫn hiển thị số dư TSBĐ.( Nếu nhẹ thì sẽ back date ngày để điều chỉnh giao dịch xuất ngoại bảng, nặng thì sẽ bị cảnh cáo do quên thực hiện nghiệp vụ)
- Rủi ro do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBNH chưa chuyên sâu, chưa sát với thực tế các kiểm tra giám sát hoạt động còn yếu, kiến thức pháp lý còn thiếu và chủ quan (hầu như ít cán bộ được đào tạo)
-...
2. Phòng tránh rủi ro là làm đúng theo quy định của NH bạn :), ngoài ra thì mình có một chút ý kiến thêm như sau:
- Khi khách hàng mượn tài sản, cần phải hỏi mục đích khách hàng mượn để làm gì (thường sẽ có Giấy đề nghị mượn TSBĐ) và thực hiện theo đúng quy định. Đừng có tin khách hàng của mình quá...
- Tham gia các khóa học phân biệt thật giả giấy tờ (nếu có cơ hội).
- Việc xuất/mượn TSBĐ phải có cấp phê duyệt mới được xuất/mượn, không nên tự ý xuất/mượn. Nếu không khi có rủi ro không gánh được đâu. :(.
Hi vọng giúp được bạn. Good luck!
 
Mình hỏi trường hợp cụ thể như thế này bạn tư vấn giúp mình được ko?
Khoản vay hiện tại của KH: vay mua nhà căn hộ chung cư chưa cấp Giấy CNQSD và thế chấp luôn TSBD hình thành trong tương lai. Như vậy nhập kho TSBD chỉ là Hợp đồng mua bán nhà giữa KH và chủ đầu tư; Cam kết ba bên của Ngân hàng, Chủ đầu tư, về việc khi có Giấy CNQSD Chủ đầu tư sẽ chuyển giao cho Ngân hàng. Thông thường sẽ có 6 bản Hợp đồng: KH giữ 1 bản, Chủ ĐT giữ 3 bản, 1 bản nộp Cục thuế, 1 bản nộp bên Tài nguyên môi trường. Về lý thì Chủ đầu tư không cần bản Hợp đồng KH giữ để làm thủ tục cấp Giấy CNQSD. Tuy nhiên, Chủ đầu tư lại có công văn yêu cầu KH nộp lại Hợp đồng cũ để làm thủ tục cấp Giấy CNQSD. Trường hợp này đánh giá rủi ro thế nào? Thank bạn nhiều.
 
Mình hỏi trường hợp cụ thể như thế này bạn tư vấn giúp mình được ko?
Khoản vay hiện tại của KH: vay mua nhà căn hộ chung cư chưa cấp Giấy CNQSD và thế chấp luôn TSBD hình thành trong tương lai. Như vậy nhập kho TSBD chỉ là Hợp đồng mua bán nhà giữa KH và chủ đầu tư; Cam kết ba bên của Ngân hàng, Chủ đầu tư, về việc khi có Giấy CNQSD Chủ đầu tư sẽ chuyển giao cho Ngân hàng. Thông thường sẽ có 6 bản Hợp đồng: KH giữ 1 bản, Chủ ĐT giữ 3 bản, 1 bản nộp Cục thuế, 1 bản nộp bên Tài nguyên môi trường. Về lý thì Chủ đầu tư không cần bản Hợp đồng KH giữ để làm thủ tục cấp Giấy CNQSD. Tuy nhiên, Chủ đầu tư lại có công văn yêu cầu KH nộp lại Hợp đồng cũ để làm thủ tục cấp Giấy CNQSD. Trường hợp này đánh giá rủi ro thế nào? Thank bạn nhiều.
Hi bạn.
Bên mình thì không yêu cầu nhập kho Hợp đồng bạn ạ. Tuy nhiên có quy định một số nội dung liên quan đến việc lấy Giấy CNQSD như thế này.
- Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền theo tiến độ, Chủ đầu tư bàn giao nhà thì Chủ đầu tư phải gửi tới phía Ngân hàng Biên bản bàn giao nhà, sau đó 03 bên phối hợp làm thủ tục xin cấp Giấy CN. Khi có biên bản bàn giao, việc xuất kho HĐ cũng không có rủi ro gì, vì bên mình ngoài HĐ còn có yêu cầu phong tỏa tài sản gửi Chủ đầu tư rồi.
- Khi có GCN thì 03 bên cùng được biết và phải cùng nhau đi lấy--> Ngân hàng cùng KH công chứng HĐ thế chấp khi tài sản hình thành, giấy đăng ký giao dịch bảo đảm --> chuyển sang giai đoạn thế chấp tài sản đã hình thành.
Không biết quy định bên bạn thế nào :). Mong giúp đc bạn nhé! Good luck!
 
- Việc xuất mượn TSBĐ sẽ gặp rủi ro lớn (nhất là trong tình hình hiện nay) vì bạn không quản lý được TSBĐ nữa:
* Khi TSBĐ đưa cho khách hàng về thực chất bạn không thể xác định được thời điểm khách hàng trả lại TSBĐ cho bạn/khi trả lại liệu có phải là giấy tờ TS thật?
* Trong quá trình cho mượn TSBĐ có một số tình huống có thể xảy ra TSBĐ được mang đi thế chấp nơi khác/thực hiện giao dịch mua bán...
- Phòng tránh rủi ro khi xuất mượn TSBĐ: nếu chỉ nói trên quy định, thì cần đề ra biện pháp quản lý TSBĐ khi xuất mượn. Không thể không cho khách hàng xuất mượn TSBĐ vì một số trường hợp mượn là chính đáng. có thể nghĩ đến việc giảm dư nợ hoặc yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm khác tuy nhiên, theo mình trong thực tế khó thực hiện vì phụ thuộc vào khách hàng.
Vấn đề phòng tránh này theo mình nghĩ vẫn phải dựa nhiều vào CBTD - người hiểu rõ nhất về khách hàng, đề xuất có cho mượn hay không, cho mượn tại thời điểm nào?
 
- Việc xuất mượn TSBĐ sẽ gặp rủi ro lớn (nhất là trong tình hình hiện nay) vì bạn không quản lý được TSBĐ nữa:
* Khi TSBĐ đưa cho khách hàng về thực chất bạn không thể xác định được thời điểm khách hàng trả lại TSBĐ cho bạn/khi trả lại liệu có phải là giấy tờ TS thật?
* Trong quá trình cho mượn TSBĐ có một số tình huống có thể xảy ra TSBĐ được mang đi thế chấp nơi khác/thực hiện giao dịch mua bán...
- Phòng tránh rủi ro khi xuất mượn TSBĐ: nếu chỉ nói trên quy định, thì cần đề ra biện pháp quản lý TSBĐ khi xuất mượn. Không thể không cho khách hàng xuất mượn TSBĐ vì một số trường hợp mượn là chính đáng. có thể nghĩ đến việc giảm dư nợ hoặc yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm khác tuy nhiên, theo mình trong thực tế khó thực hiện vì phụ thuộc vào khách hàng.
Vấn đề phòng tránh này theo mình nghĩ vẫn phải dựa nhiều vào CBTD - người hiểu rõ nhất về khách hàng, đề xuất có cho mượn hay không, cho mượn tại thời điểm nào?
Khổ nỗi mình ko phải ng tiếp xúc trực tiếp Khách hàng, khoản vay này là của CBNV cũ phê duyệt để lại. Đại để là làm mà lo lắng đủ kiểu bạn ạ.
 
Hiện tại bên mình khi thực hiện cho khách hàng mượn tài sản phải biết rõ mục đích làm gì mới trình xuất tài sản cho mượn. Nhưng để tránh rủi ro tất cả các khoản mượn tài sản đều do CBNH nhận trực tiếp và đi làm với khách hàng:
- Mượn đi công chứng thì trực tiếp cầm đi.
- Mượn đi làm giấy nhà (trường hợp này không trả lại do cấp lại giấy cả đất và nhà) thì làm thủ tục trình thay đổi tài sản bảo đảm và trực tiếp cùng khách hàng đến Phòng TNMT nộp và nhận lại giấy hẹn. Giấy hẹn do mình trực tiếp nhận và đi lấy.
....................
Nói chung là tất cả các việc liên quan đến tài sản bảo đảm của Ngân hàng mà khách hàng mượn thì phải biết rõ mục đích và an toàn nhất vẫn là CBNH trực tiếp cầm đi thực hiện công việc.

Một ích góp ý mong các bạn tư vấn! ThanksL-)
 
Mình xin được bổ sung một ý kiến: luật hoàn toàn cho phép bạn đăng ký GDBĐ đối với TS hình thành trong tương lai (trừ quyền sử dụng đất) nên để thận trọng nên lập HĐTC tài sản hình thành trong tương lai thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm khi TSBĐ chưa hình thành, khi TSBĐ hình thành (cấp GCN sở hữu nhà) ngân hàng nhận bàn giao GCN từ chủ đầu tư (có chứng kiến của khách hàng) và phối hợp với khách hàng chuyển từ HĐTC hình thành trong tương lai sang HĐTC (nhà)theo quy định tại thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT
 
Hiện tại bên mình khi thực hiện cho khách hàng mượn tài sản phải biết rõ mục đích làm gì mới trình xuất tài sản cho mượn. Nhưng để tránh rủi ro tất cả các khoản mượn tài sản đều do CBNH nhận trực tiếp và đi làm với khách hàng:
- Mượn đi công chứng thì trực tiếp cầm đi.
- Mượn đi làm giấy nhà (trường hợp này không trả lại do cấp lại giấy cả đất và nhà) thì làm thủ tục trình thay đổi tài sản bảo đảm và trực tiếp cùng khách hàng đến Phòng TNMT nộp và nhận lại giấy hẹn. Giấy hẹn do mình trực tiếp nhận và đi lấy.
....................
Nói chung là tất cả các việc liên quan đến tài sản bảo đảm của Ngân hàng mà khách hàng mượn thì phải biết rõ mục đích và an toàn nhất vẫn là CBNH trực tiếp cầm đi thực hiện công việc.

Một ích góp ý mong các bạn tư vấn! ThanksL-)
Mình thấy rất chuẩn.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên