Công văn số 1246/TTGSNH3 cảnh báo về việc cho vay trùng KH tại các Ngân hàng

hungviet

Founder
Ngày 28/05/2012 Phó Chánh Thanh Tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đăng Hồng có công văn số 1246/TTGSNH3 cảnh báo về hiện tượng một KH với cùng một mục đích hoặc cùng một tài sản tiến hành vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau dẫn tới tình trạng chồng chéo, tài sản đảm bảo trùng lắp, giá trị đảm bảo thật thấp hơn nhiều so với giá trị thực (đặc biệt với tài sản là cổ phiếu, hàng hóa ...) điều này dẫn tới rủi ro rất lớn trong hoạt động tín dụng, gây ra hiện tượng tranh chấp tài sản khi KH mất khả năng thanh toán hoặc phát mại ...

Vì vậy, công văn yêu cầu: các TCTD nghiêm chỉnh chấp hành quy trình cho vay, nắm bắt thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng khi cho vay cùng một khách hàng hoặc cùng một dự án để khắc phục/hạn chế hiện tượng trên.

Các bạn làm QHKH chú ý nội dung này nhé :)
 
Nhưng làm thế nào để phối hợp được với các Ngân hàng khác anh nhỉ? Vì thông tin khách hàng là phải đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật nên dù đã nghĩ đến trường hợp cùng một món vay nhưng khách hàng mang tới các ngân hàng khác nhau nhưng đến giờ vẫn chưa biết làm thế nào cả :((
 
Nhưng làm thế nào để phối hợp được với các Ngân hàng khác anh nhỉ? Vì thông tin khách hàng là phải đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật nên dù đã nghĩ đến trường hợp cùng một món vay nhưng khách hàng mang tới các ngân hàng khác nhau nhưng đến giờ vẫn chưa biết làm thế nào cả :((

Thực ra có nhiều cách chủ động để đối chiếu. Khi tra CIC với KH lớn nên tra thêm các CIC về tài sản nữa. Nếu có vay tại bank khác, yêu cầu KH cung cấp HĐTD, HĐTC, KUNN của ngân hàng bên đó để xem các vấn đề:
  • Mục đích sử dụng là gì, có trùng ko?
  • Tài sản đảm bảo là gì? có thuộc loại dễ "nhầm lẫn" hay không? (VD Hàng tồn kho luân chuyển chẳng hạn ...)
Ngoài ra, thu thập HĐTD, HĐTC của ngân hàng khác còn có thêm tác dụng nữa là xem xét dòng tiền trong tương lai của DN một cách chính xác hơn nhờ biêt được dòng phải trả trong tương lai (gốc, lãi) và chi phí liên quan khác (nếu có) của KH đối với Ngân hàng bạn ....
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
- Hiện nay có một số Ngân hàng áp dụng biện pháp quản lý kho hàng thuê nhân viên bảo vệ của Ngân hàng trông 24/24,
khoanh kho hàng riêng biệt nếu kho hàng của khách hàng có đủ điều kiện, còn nếu không thì chuyển hàng về kho của Ngân hàng => đây cũng là 1 phương thức nhằm đảm bảo an toàn cho Ngân hàng tránh xảy ra tranh chấp TSĐB
- Bên cạnh đó theo mình nghĩ thì việc thu thập HĐTD, HĐTC, KUNN để QLKH có thể tư vấn cho KH về thời gian nhận nợ nhằm tránh tạo áp lực trả nợ cho khách hàng (cùng 1 lúc đến hạn nhiều NH => ảnh hưởng đến dòng tiền của KH)
 
Nói như bạn Hungviet thi cũng đúng, nhưng lúc đó là KH đã phát sinh ở ngân hàng khác rồi vay ngân hàng mình sau này thì mình có thể thẩm định như vậy được. Còn trong trường hợp Kh chưa có thông tin vay ngân hàng mà nộp hồ sơ một lúc nhiều ngân hàng, thì khi đó rất khó kiểm soát. Lúc này bạn chỉ có nhờ vào việc đăng ký giao dịch đảm bảo để xác nhận kh chưa từng thế chấp tài sản đó ở đâu đồng thời cũng xác nhận quyền ưu tiên trong xử lý tài sản đảm bảo khi rủi ro xảy ra, trường hợp những tài sản ko đăng ký giao dịch bảo đảm được thì phải hợp tác với bên thứ ba như chủ dự án... để quản lý tài sản. còn không thể quản lý được thì theo mình tốt nhất là không nên cho vay vì độ rủi ro quá cao.
 
Nếu thật sự KH đã có ý mang 1 tài sản/ dự án đi vay nhiều NH, thì chắc chắn các bạn sẽ ko dễ j mà moi móc được thông tin từ họ, và việc yêu cầu cung cấp HĐTD và HĐTC là rất khó. KH của mình đôi khi còn giấu dư nợ tại các NH khác
Còn nói về GDBĐ, cũng chỉ là biện pháp an toàn khoảng 78-80% thui, mình gặp 2 trường hợp rùi :(
 
Mình nghĩ bạn nên up cả văn bản để mọi người cùng thảo luận. Vì đọc nhiều văn bản của NHNN mình có cảm nhận là mỗi người hiểu mỗi kiểu
 
Mình nghĩ bạn nên up cả văn bản để mọi người cùng thảo luận. Vì đọc nhiều văn bản của NHNN mình có cảm nhận là mỗi người hiểu mỗi kiểu
Trên đây là trích nguyên văn, đấy, văn bản có dấu công văn đến của bank nên ko tiện upload :D
 
cái này đa số là những tài sản là động sản, thường thì bất động sản khó làm chồng lên nhau lắm. Chủ yếu vẫn là giám sát sau khi vay. Nhưng thể loại ngân hàng nhỏ ít chi nhanh như bên mình thì: "nói không với động sản" vậy là lành
:p
 
Nói không với động sản thì lại hạn chế lượng khách hàng của mình :(
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên