Công ty mua bán nợ quốc gia thành lập thì có tốt ko nhỉ?

  • Bắt đầu Bắt đầu pilypily
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

pilypily

Verified Banker
[-O< Theo mình cty này mà thành lập thì các NH và các cty nhà nước sống quá khỏe, ko còn nợ xấu quá hạn, ko lo thắt chặt.
Chỉ khổ người dân lại mất tiền vì cty này sẽ lấy tiền từ thuế @-)@-)@-)
 
Re: công ty mua bán nợ quốc gia thành lập thì có tốt ko nhỉ

Thật ra khi thành công ty mua bán nợ này, có tính toán mua bán nợ với các công ty nước ngoài nữa bạn à.

Cái này nhiều khía cạnh lắm, mấy chuyên gia bàn tới bàn lui, cãi qua cãi lại tùm lum hết!

Quan trọng là Công ty này đẻ ra có làm đúng mục đích khi lập nó ra không, hay đẻ ra để làm 1 gánh nặng cho nền kinh tế tài chính của Việt Nam.
 
Re: công ty mua bán nợ quốc gia thành lập thì có tốt ko nhỉ

mình chả nghĩ dc sâu xa như thế, chỉ thấy trước mắt thì cái nợ của NH sẽ được chuyển cho cty này thôi
 
Re: công ty mua bán nợ quốc gia thành lập thì có tốt ko nhỉ

Mình chỉ ước là lập ra thì mình khỏe tí, còn vĩ mô quá thì no biết!
 
Thì nợ từ ngân hàng chuyển qua công ty đó. Lợi đôi đường.

Công ty mua bán nợ, mua cái "của nợ" rẻ, nếu xử lý được, giá hời.

Còn ngân hàng thì có tiền, tái đầu tư và cấp vốn, để dòng tiền lưu thông.

Ý nghĩa cơ bản vậy thôi, chứ còn nữa thì để các BÁC tính kakaka
 
[-O< Theo mình cty này mà thành lập thì các NH và các cty nhà nước sống quá khỏe, ko còn nợ xấu quá hạn, ko lo thắt chặt.
Chỉ khổ người dân lại mất tiền vì cty này sẽ lấy tiền từ thuế @-)@-)@-)

Mua nợ không có nghĩa là có bao nhiêu nợ xấu đều mua bán hết. Nó cũng chọn lọc, đánh giá những tài sản có khả năng thanh khoản, bảo đảm giá trị thu hồi, ...
Còn các khoản quá xấu, có khả năng mất vốn, TSBĐ không còn hoặc còn quá thấp, hàng hóa đặc thù, ... thì sẽ không mua. Có những khoản bán nợ NH phải chấp nhận lỗ (mất lãi, mất vốn gốc).
Nói chung là rất nhiều vấn đề đối với cty mua bán nợ.
Nhưng nó ra đời cũng giúp NH giải quyết một phần nợ xấu.
Việc thành lập nó là điều tích cực. Tuy nhiên cái khó là nguồn vốn ở đâu? Thị trường tiêu thụ?
Đối với BĐS hoặc dự án thiết nghĩ Nhà nước nên tranh thủ thời điểm này mua rẻ rồi làm các dự án xã hội (nhà cho thuê giá thấp dành cho SVHS, CNV các tỉnh làm việc ở TPHCM) hay các công trình phúc lợi xã hội (nhà cho trẻ mồ côi, người già không không nơi nương tựa),...
Tại sao không học theo các nước phát triển?
Singapore năm 1965 không là gì cả. Lý Quang Diệu chấp nhận tai tiếng ra chính sách phát triển thời đó để bây giờ Singapore là quốc gia hàng đầu TG. Cái chính là quyết tâm làm và những chính sách hợp lý, và phải rõ ràng giữa chính quyền và người dân.
 
Mình chưa hiểu lắm về hình thức kinh doanh của Công ty MBN. Mình không thấy công ty MBN bên mình đòi nợ gì cả mà vẫn là anh em tín dụng bên mình đòi nợ nhưng tiền thu được chuyển sang bên Công ty MBN. Đồng thời mình thấy mấy anh em cổ vũ nhau là nếu thu được nợ bên MBN mà cuối năm bên đó bán lại nợ cho Ngân hàng thì Toàn bộ phần tiền mình thu được nợ trong năm 2012 sẽ trở thành lợi nhuận của Ngân hàng. Điều này có đúng không?
 
Cty mua bán nợ của NH thì toàn là để né nợ xấu mà thôi, chứ không thuần túy là mua bán nợ theo đúng nghĩa của nó.
 
Mình chưa hiểu lắm về hình thức kinh doanh của Công ty MBN. Mình không thấy công ty MBN bên mình đòi nợ gì cả mà vẫn là anh em tín dụng bên mình đòi nợ nhưng tiền thu được chuyển sang bên Công ty MBN. Đồng thời mình thấy mấy anh em cổ vũ nhau là nếu thu được nợ bên MBN mà cuối năm bên đó bán lại nợ cho Ngân hàng thì Toàn bộ phần tiền mình thu được nợ trong năm 2012 sẽ trở thành lợi nhuận của Ngân hàng. Điều này có đúng không?
----------------------
Không hiểu là đúng rồi, ngoài công ty mua bán nợ của Bộ tài chính(DATC) với hình thức hoạt động hơi lạ, còn công ty mua bán nợ kiểu "quốc gia" thì trước giờ có công ty nào đâu. Mà chưa có có nghĩa là chưa ai trải nghiệm được với nó, chỉ là nghiên cứu từ các thông tin ở nước ngoài thôi...nghiên cứu là một chuyện, cách làm là chuyện khác...
Vì chưa có tiền lệ nên đó cũng là một trong rất nhiều lý do mà cứ tranh cải về việc có nên hay không lập công ty mua bán nợ
 
Hôm nay mới đọc được là ở Việt Nam, các chuyên gia tài chính dự định thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC). Và định nghĩa công ty AMC đó như sau: AMC sẽ là một công ty, mà trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối (không dưới 50%), hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Về giá nợ xấu, Chính phủ (thông qua AMC) sẽ đứng ra định giá hoàn toàn. Việc Chính phủ định giá theo như thảo luận của các Chuyên gia tài chính thì Chính phủ chỉ định giá tối đa = 50% giá trị khoản nợ xấu.

Và không như các Bạn nghĩ là Công ty Mua bán nợ thì cả hai được lợi. Vì có một lý do mà các Ngân hàng có thể không đồng tình bán khoản nợ đó, đó là vì họ thà để lại những khoản nợ hoàn toàn mất khả năng thu hồi trên sổ sách để tiếp tục tính lãi, làm đẹp lợi nhuận “ảo”, còn hơn chấp nhận mất lãi thật.

Hiện có nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đồng ý mua bán các khoản nợ xấu tại Việt Nam, vấn đề là Còn liên quan đến thủ tục chuyển nhượng các tài sản bảo đảm, Chính sách của Nhà nước, việc thâu tóm nền kinh tế.
 
Back
Bên trên