Chứng minh khả năng tài chính

somebody_to_love

Verified Banker
Chào mọi người.
Mình đang có 1 KH đang xây nhà và chạy xe tải chở vật liệu xây dựng cho các công trình.
KH muốn vay để hoàn thiện nhà và bổ sung ít vốn để chạy xe.
Vấn đề là KH xây nhà ko muốn xin giấy phép xây dựng (ở nông thôn thì ko ai xin cả) để đỡ tốn tiền. Bên cạnh đó thì xe tải KH đang chạy lại đứng tên người khác (ng quen), ko sang tên để đỡ tốn chi phí.
Qua tiếp xúc thì m thấy KH và làm ăn thật.
Mọi ng tư vấn giúp mình cách chứng minh khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn sao cho hợp lý với nhé.
 
các bác đặt vấn đề rủi ro lên tột đỉnh, thật là ngưỡng mộ....
ps: mình mà làm như các bác chắc cả đời cho vay được vài người!
 
theo mình thì chỉ có cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và tìm hiểu khá nhiều về KH thì mới dám cấp vụ này
còn bình thường mình nghĩ không nên cấp vì rủi ro rất cao, KH có thể không làm theo mục đích cam kết trong hợp đồng
 
các bác đặt vấn đề rủi ro lên tột đỉnh, thật là ngưỡng mộ....
ps: mình mà làm như các bác chắc cả đời cho vay được vài người!
với một CBTD mới chỉ có vài năm kinh nghiệm thì làm việc theo cảm tính thì thật là "phá hoại"
phải cân bằng giữa rủi ro và lợi ích của ngân hàng
 
Chào mọi người.
Mình đang có 1 KH đang xây nhà và chạy xe tải chở vật liệu xây dựng cho các công trình.
KH muốn vay để hoàn thiện nhà và bổ sung ít vốn để chạy xe.
Vấn đề là KH xây nhà ko muốn xin giấy phép xây dựng (ở nông thôn thì ko ai xin cả) để đỡ tốn tiền. Bên cạnh đó thì xe tải KH đang chạy lại đứng tên người khác (ng quen), ko sang tên để đỡ tốn chi phí.
Qua tiếp xúc thì m thấy KH và làm ăn thật.
Mọi ng tư vấn giúp mình cách chứng minh khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn sao cho hợp lý với nhé.

Cái này gặp thường xuyên:

cách sử lý của mình:
Thứ nhất: Phân tích NV vay của khách hàng -- Vay xây sửa nhà : bn? hợp lý ko ?
- Bsung vốn vận tải: cái này có phải buôn bán NVL XD đâu cp xăng xe sửa chữa ... cái này cần ý
Check mọi thông tin liên quan đến Kh từ nhiều phía...
Thứ 2: Chiếu theo qui định sp hệ thống, VD bên mình có thể cho vào vay tiêu dung( xây sửa nhà)--> ko cần giấy phép xây dựng.
Thứ 3: Nếu thật sự KH tốt ko khó để CM, vận tải thì cung cấp sổ sách ghi chép, đối tác sđt liên hệ

( Với những ca khó đẻ--> mình cần xem TS tích lũy của khách hàng nữa. VD khách hàng của bạn có 1 xe tải, BĐS của bố mẹ hay của do KH mua, TS tích lũy từ đâu ra có phải từ KD bất động snả hay từ HĐkd thuần túy...)


Cái TH này cần làm trực tiếp mới nhìn nhận đc khách hàng
 
Mình sợ các bạn Tín dụng quá!
Cho vay lấy được thì kiểu gì chả xong, đến khi nó quá hạn thì ai là người xử lý và chịu trách nhiệm? Lại chính là các bạn thôi!
Các bạn cứ va vào nợ quá hạn, bị thanh tra, kiểm tra nó đập cho tơi bời rồi các bạn mới ước, giá như ngày xưa mình cẩn thận hơn!
Quan điểm của mình là các bạn làm Tín dụng hãy cố gắng bảo vệ lấy mình trước đã, ít nhất là về mặt hồ sơ.
Trường hợp này nếu là khách thông thường thì nghe cũng rủi ro đấy. Nhưng nếu bạn đã quyết tâm cho vay và chắc chắn về uy tín và khả năng của khách hàng thì theo mình nên làm thế này:
+ Về mục đích sử dụng vốn: Nếu khách hàng xây nhà lớn, vay nhiều, nên khuyên ngta đi xin giấy phép xây dựng. Tốn một vài triệu làm giấy phép yên tâm cả khách hàng lẫn cán bộ tín dụng. Một công trình xây dựng lớn nếu không xin phép thì đúng là cái mỏ vàng của mấy đồng chí địa chính, thanh tra xây dựng. Xây khoảng 5-6 tháng, nó xuống đập cho có khi mất 5 lần số tiền làm giấy phép ấy chứ, đồng thời tạm dừng công trình luôn. (Công trình xây dựng 2 tỷ chắc bỏ ra 3-5 triệu xin cái giấy phép không thành vấn đề). Hoặc bí lắm, nếu không lấy GPXD thì bạn bảo ng ta làm cái đơn xin phép ra xã "Kính gửi UBND xã..., tôi có xây dựng .... trên mảnh đất thuộc QSD của tôi... không tranh chấp" kèm theo 2 lít cho cán bộ địa chính xã. Sau này nhỡ bị kiểm tra hồ sơ, anh em có thể bảo là "Thực tế là ở địa phương này xây nhà không cần GPXD, ở đây đã có sự đồng ý của cơ quan chức năng rồi" - như thế cũng dễ ăn nói.
Nếu khách hàng vay ít (khoảng vài trăm): làm cái mục đích sửa nhà + mua sắm đồ nội thất cũng được. Sửa nhỏ thôi nhé, sửa lớn, thay đổi kết cấu nhà là cũng cần giấy phép đấy.
Mấy chứng từ bổ sung chứng minh mục đích sử dụng vốn là đương nhiên nhé: hoá đơn vật liệu, nhân công, đồ đạc nội thất... (tổng hợp luôn cả cái vốn kinh doanh vào cho đỡ lằng nhằng, hơi đâu mà làm 2 mục đích)
+ Về chứng minh khả năng tài chính: nếu quả thật đó là cái xe của khách hàng, đứng tên người khác và thu nhập đảm bảo trả nợ thì bạn bảo người ta làm cái hợp đồng thuê xe giữa khách hàng và cái ông đứng tên đăng ký xe ấy (có thời hạn thuê, giá cả rõ ràng, chỉ đích danh cái xe đó). Ngoài ra thì sổ sách ghi chép hoạt động của xe phải có nhé (có thể kèm theo mấy cái phiếu giao nhận vật liệu, phiếu thanh toán cho nó oách). ^^
 
Giấy tờ - chứng từ chỉ là công cụ để chứng minh thôi, cái chính là bản chất của sự việc.

Trường hợp bạn kể quả là một trường hợp khó đối với những ngân hàng được chuyên môn hóa cao, xét duyệt theo checklist. Tại những Ngân hàng có mức độ chuyên môn hóa thấp (chịu khó nghiên cứu ký từng trường hợp) thì có thể OK (vì cùng 1 sự việc có nhiều phương pháp chứng minh).

Cái nữa là quan điểm của bộ phận KTNB bên em về cái này thế nào? chứ nếu đội KTNB máy móc thì vụ này ko nên làm
 
Mình sợ các bạn Tín dụng quá!
Cho vay lấy được thì kiểu gì chả xong, đến khi nó quá hạn thì ai là người xử lý và chịu trách nhiệm? Lại chính là các bạn thôi!
Các bạn cứ va vào nợ quá hạn, bị thanh tra, kiểm tra nó đập cho tơi bời rồi các bạn mới ước, giá như ngày xưa mình cẩn thận hơn!
Quan điểm của mình là các bạn làm Tín dụng hãy cố gắng bảo vệ lấy mình trước đã, ít nhất là về mặt hồ sơ.
Trường hợp này nếu là khách thông thường thì nghe cũng rủi ro đấy. Nhưng nếu bạn đã quyết tâm cho vay và chắc chắn về uy tín và khả năng của khách hàng thì theo mình nên làm thế này:
+ Về mục đích sử dụng vốn: Nếu khách hàng xây nhà lớn, vay nhiều, nên khuyên ngta đi xin giấy phép xây dựng. Tốn một vài triệu làm giấy phép yên tâm cả khách hàng lẫn cán bộ tín dụng. Một công trình xây dựng lớn nếu không xin phép thì đúng là cái mỏ vàng của mấy đồng chí địa chính, thanh tra xây dựng. Xây khoảng 5-6 tháng, nó xuống đập cho có khi mất 5 lần số tiền làm giấy phép ấy chứ, đồng thời tạm dừng công trình luôn. (Công trình xây dựng 2 tỷ chắc bỏ ra 3-5 triệu xin cái giấy phép không thành vấn đề). Hoặc bí lắm, nếu không lấy GPXD thì bạn bảo ng ta làm cái đơn xin phép ra xã "Kính gửi UBND xã..., tôi có xây dựng .... trên mảnh đất thuộc QSD của tôi... không tranh chấp" kèm theo 2 lít cho cán bộ địa chính xã. Sau này nhỡ bị kiểm tra hồ sơ, anh em có thể bảo là "Thực tế là ở địa phương này xây nhà không cần GPXD, ở đây đã có sự đồng ý của cơ quan chức năng rồi" - như thế cũng dễ ăn nói.
Nếu khách hàng vay ít (khoảng vài trăm): làm cái mục đích sửa nhà + mua sắm đồ nội thất cũng được. Sửa nhỏ thôi nhé, sửa lớn, thay đổi kết cấu nhà là cũng cần giấy phép đấy.
Mấy chứng từ bổ sung chứng minh mục đích sử dụng vốn là đương nhiên nhé: hoá đơn vật liệu, nhân công, đồ đạc nội thất... (tổng hợp luôn cả cái vốn kinh doanh vào cho đỡ lằng nhằng, hơi đâu mà làm 2 mục đích)
+ Về chứng minh khả năng tài chính: nếu quả thật đó là cái xe của khách hàng, đứng tên người khác và thu nhập đảm bảo trả nợ thì bạn bảo người ta làm cái hợp đồng thuê xe giữa khách hàng và cái ông đứng tên đăng ký xe ấy (có thời hạn thuê, giá cả rõ ràng, chỉ đích danh cái xe đó). Ngoài ra thì sổ sách ghi chép hoạt động của xe phải có nhé (có thể kèm theo mấy cái phiếu giao nhận vật liệu, phiếu thanh toán cho nó oách). ^^

Theo mình dc biết, ở nông thôn thì thường sẽ ko có giấy phép xây dựng, bên mình thường hay ycau KH xin xác nhận của UBND xã là có xây sửa nhà, thế là ok. còn về nguồn thu từ vận tải, làm theo cách của bạn hoaia13 cũng hợp lý, cơ bản là hợp lý hóa được nguồn thu có thực của họ
 
Back
Bên trên