[Chú ý] Số liệu và cách để làm đề tài thực tập!

kenfntnkg

Super Moderator
Super Mod
Lướt qua UB mấy ngày nay, thấy mấy em "than thở" về việc số liệu đâu ra mà làm bài. Đây là tâm trạng chung của đa số sinh viên.

Cứ mỗi em lên hỏi trên ub, không biết sao mà giải quyết được hết và thỏa đáng cho mọi người. Mà anh chưa nói, có nhiều em "rất lười", chỉ mong chờ ai đó cho số liệu hay mong chờ nơi mình thực tập cho số liệu rồi hướng dẫn nên làm cái này cái kia, còn không thì "vô tình lụm được bí kíp" ai đó làm trước rồi b-(

Kinh nghiệm anh đi thực tập (1 lần, mà không phải ngân hàng, ở nhà chế số liệu) và kinh nghiệm hướng dẫn mấy em thực tập mấy khóa trước (giờ cũng vài em đi làm ngân hàng), thì anh chia sẻ như sau:

1. Xác định chủ đề, đề tài mình sẽ làm 1 cách rõ ràng, có định hướng. Không thể nhắm mắt chọn đại 1 đề tài, mà mình chẳng biết nó là cái gì.

Như là phân tích Nợ ngắn hạn, mà trong đầu cứ nghĩ nó là nợ từ 12 tháng đến 60 tháng, không biết doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, lãi vay, lãi quá hạn là thế nào thì khó mà đạt được điểm cao. Chưa nói là phân nhóm nợ ra sao.:)>-

Phân tích thanh toán không dùng tiền mặt, mà không biết Séc và Ủy Nhiệm Chi có chức năng, ý nghĩa như thế nào thì bó tay toàn tập!:-w

Phân tích Nguồn vốn, mà quên mất đi Vốn tự có của một ngân hàng là bao gồm những gì! Đôi lúc, nhiều em còn chưa xác định là ở chi nhánh đó huy động 50 tỷ, cho vay 30 tỷ, hỏi 20 tỷ còn dư của huy động đi đâu, làm sao có lời???

==> Ôn lại kiến thức đã học, tìm hiểu các định nghĩa cơ bản về tài chính ngân hàng.
Anh còn nhớ, ngày xưa hướng dẫn thực tập cho sinh viên Kế toán, hỏi tài khoản này tài khoản kia tên gì, ngồi mà cục tức lên tới não, vì đó là kiến thức rất sơ đẳng, phải chi "cao siêu" quá thì anh không nói.

Nên các em phải cẩn thận, chú ý ở khoản này, không lười nhác thụ động ỷ lại và chờ thời nhé.

2. Số liệu thật???

Khi đi thực tập, rất khó mà xin được số liệu thực ở các ngân hàng. Do đó là bí mật nội bộ, không phải ai cũng biết, ngay cả chính nhân viên ngân hàng đôi khi không biết các số liệu đó (chỉ 1 vài phòng chức năng được biết), thì với sinh viên là kẻ ngoại đạo, không cho con số thì cũng đúng rồi.

Do đó, việc tìm cho mình 1 số liệu thích hợp là đáng lưu tâm ở Sinh viên, ai cũng tâm trạng là "chế" vậy có đúng không, thầy cô nhìn vào có biết không. có bị điểm thấp không, có bị cho là gian dối không?

Thật ra thầy cố đều biết số liệu là không thật, nhưng quan trọng là cách phân tích và trình bày có hợp lý và logic không.

Ở đây, nếu số em nào may mắn, ở nơi thực tập còn lưu những cuốn thực tập trước đó của các sinh viên khóa trước, thì dựa vào đó mà mình làm theo, từ lịch sử hình thành, cơ sở luận, cả số liệu nữa.

Thủ thuật của anh khi làm là nếu số đó là năm 2008 2009 2010, mình đang ở thời điểm này, thì mình chỉ cần đổi năm 2010 2011 2012 là xong, số nó vẫn vậy. (Nhiều bạn thì thích tự đi trên đôi chân của mình)

Còn 1 số bạn bản lĩnh hơn, tự mày mò và tìm cho mình 1 bản số liệu hợp ý, rồi phân tích trên số liệu đó, sai thì sửa lại liền (nhớ là làm số liệu trên Excel rất quan trọng, đừng làm tay và nhẩm số, kéo dài thời gian không đáng có);)

Còn hên nữa, thì sẽ có người kinh nghiệm hướng dẫn ngay tại đó (tùy vào số phận thôi).

3. Phân tích sai tình hình kinh tế qua các năm.

Khi thực tập số liệu qua các năm, các bạn sinh viên nên chuẩn bị cho mình trước về tình hình kinh tế Việt Nam qua các năm đó, đồng thời là tình hình ngành tài chính, trong đó các Thông tư, quy định của ngân hàng nhà nước.

- Ví dụ nhé, về lãi suất tiết kiệm, khi nào áp trần 14%, rồi kéo dài cho đến giờ là 8% cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên đến dưới 12 tháng.

- Khi nào ngân hàng nhà nước quy định Tiết kiệm tuần và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND là 2% (ngoại tệ cũng vậy).

- Quy định về lãi suất cho vay (chung), lãi suất cho vay theo từng đối tượng.

- Một số em sẽ tiếp cận được "nguồn vốn dự án", ở đây ta hay nghe là vốn ODA hoài, vào ngân hàng là vốn dự án từ nước ngoài đổ vào cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh của ngân hàng ADB (đừng nói với anh là không biết cái ngân hàng này nhe!!!) và một số tổ chức khác thông qua ngân hàng BIDV, ...

- Các quyết định của Chính phủ Việt Nam về nền kinh tế như vàng chẳng hạn.

....

Chuẩn bị cho mình 1 kho thông tin như thế, thì khi phân tích số liệu, mình sẽ không lúng túng, vì sao số tăng, số giảm. Nếu nắm được số liệu kinh tế của địa phương càng tốt (ở đây thì đi qua Cục Thống Kê, mua cuốn niên giám của địa phương từng năm -cả đám hùn lại cũng được).

4. Tình hình hoạt động của ngân hàng mình thực tập
Qua các năm, tại ngân hàng mình thực tập có chương trình khuyến mãi gì, chương trình cho vay gì, . . . Đơn giản nhất là lên web của Bank đó mà coi theo mục tin tức từng năm, hoặc tạp chí nội bộ, hoặc hên lắm là được cho coi các công văn.
Khi làm bài, mình sẽ ghép vào tên các chương trình đó. Phân tích là tăng trưởng do chương trình ... của chi nhánh hay hội sở . . . bla bla.

Điều cuối cùng, anh thường nhắn là hãy phân tích thật nhiều số liệu, có biểu đồ, phân tích con số tuyệt đối và tương đối cho chuẩn xác, phân tích 1 cách chuyên sâu vì sao số tăng số giảm, tự tin về bản thân mình

Điều đặc biệt là Không Hiểu Thì Hỏi, đừng sợ gì cả!!!;)Vài điều chia sẻ (còn nhiều lắm).

CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG TRONG MÙA THỰC TẬP NÀY.
 
bài viết của a rất hay nO thực sự e cũng chưa rõ câu này "Đôi lúc, nhiều em còn chưa xác định là ở chi nhánh đó huy động 50 tỷ, cho vay 30 tỷ, hỏi 20 tỷ còn dư của huy động đi đâu, làm sao có lời???" , nếu chi nhánh đó huy động nhỏ hơn cho vay thì có được ko ạ?? và doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với dư nợ của năm đó có đúng ko ạ?? em đọc tài liệu thấy đôi lúc có những bài luận văn doanh số cho vay cao hơn dư nợ tín dụng và cao hơn tổng huy động...
 
  • Like
Reactions: A13
bài viết của a rất hay nO thực sự e cũng chưa rõ câu này "Đôi lúc, nhiều em còn chưa xác định là ở chi nhánh đó huy động 50 tỷ, cho vay 30 tỷ, hỏi 20 tỷ còn dư của huy động đi đâu, làm sao có lời???" , nếu chi nhánh đó huy động nhỏ hơn cho vay thì có được ko ạ?? và doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với dư nợ của năm đó có đúng ko ạ?? em đọc tài liệu thấy đôi lúc có những bài luận văn doanh số cho vay cao hơn dư nợ tín dụng và cao hơn tổng huy động...

Số liệu do ngân hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác, nếu em muốn chế số liệu thì nên gửi bảng số liệu cho lãnh đạo ngân hàng nơi em thực tập để kiểm duyệt trước.

Còn về vấn đề số liệu tỷ lệ huy động/cho vay thì lại phụ thuộc vào cơ chế quản lý nguồn vốn ở mỗi ngân hàng. Hiện nay đa số các ngân hàng đang áp dụng cơ chế FTP - mua bán/điều chuyển vốn nội bộ - cho nên việc có chi nhánh/PGD chỉ huy động chứ không cho vay hoặc dư nợ cho vay vượt gấp nhiều lần so với số huy động được cũng là chuyện bình thường thôi.

Khái niệm doanh số cho vay khác với khái niệm dư nợ tín dụng, doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng giải ngân ra cho khách hàng trong một thời kỳ, còn dư nợ cho vay là số liệu cho vay khách hàng chốt tại một thời điểm xác định.
 
Chọn đề tài và viết luận văn là 1 bước để các bạn sinh viên "tổng duyệt và ôn lại kiến thức" chuyên nghành của mình trước khi ra trường, ý nghĩa đơn giản của nó là vậy. Việc bỏ ra mấy tháng đi thực tập chủ yếu giúp cho các bạn hình dung được phần nào công việc của mình, quan hệ đồng nghiệp và cách làm việc sau khi ra đi làm. Cái này mới thực sự có ý nghĩa hơn cả. Tât nhiên, việc bạn có "khai thác" được nhiều không trong quá trình thực tập còn phụ thuộc rất nhiều vào bạn và cả những người...xung quanh bạn. Bạn thực tập ở Ngân hàng A vẫn có thể lấy số liệu ở Ngân hàng B để phân tích dù A và B chẳng liên quan gì đến nhau. Cơ bản là bạn áp dụng đúng những gì đã học để viết luận văn cho hợp lí thôi. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào việc bạn tìm ra 1 vấn gì thật hay và thật mới để viết vì thực sự với những kiến thức cơ bản trên trường đại học và khoảng thời gian tương đối ngắn, bạn sẽ không đủ sức làm được điều đó.

Hơn nữa, đề tài luận văn sinh viên thường chỉ dừng lại ở mức độ là tập trung viết về 1 vấn đề nào đó của 1 Chi nhánh hay PGD, những gì là thực tế của Chi nhánh hay PGD đó. Để làm được những luận văn đúng nghĩa "pro" chút, bạn cần học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (không dạy ở bậc đại học" hoặc chỉ lướt qua, 1 chút kiến thức về thống kê và phương pháp luận...còn nhiều vấn đề nữa, như mình đã nói qua ở đây:


Vì vậy, hãy xác định trọng tâm, tránh lan man khi bạn chưa đủ khả năng viết sâu, rộng.

Hiểu biết thêm về những vấn đề kinh tế vĩ mô để viết và phân tích thêm như đồng chí kenfntnkg nói là rất tốt. Có điều, các bạn chắc chỉ đọc qua để biết được năm đó kinh tế thế nào và ảnh hưởng của nó với nghành NH ra sao thôi chứ đọc kĩ lý thuyết chuyên nghành để viết luận văn 1 cách tương đối cũng là tốt rồi. Về vấn đề vĩ mô, chắc sẽ có dịp mở những topic để các bạn thảo luận chém gió nhiều hơn. (Sốt dẻo nhất hiện nay là vấn đề lạm phát, tỷ giá và việc nên hay không nên phá giá đồng bản tệ là VND --> cái này tranh luận nhiều lắm đây, rất nhiều đồng chí Tiến sĩ gần đây đang tranh luận về vấn đề này).
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
bài viết của a rất hay nO thực sự e cũng chưa rõ câu này "Đôi lúc, nhiều em còn chưa xác định là ở chi nhánh đó huy động 50 tỷ, cho vay 30 tỷ, hỏi 20 tỷ còn dư của huy động đi đâu, làm sao có lời???" , nếu chi nhánh đó huy động nhỏ hơn cho vay thì có được ko ạ?? và doanh số cho vay cao hơn rất nhiều so với dư nợ của năm đó có đúng ko ạ?? em đọc tài liệu thấy đôi lúc có những bài luận văn doanh số cho vay cao hơn dư nợ tín dụng và cao hơn tổng huy động...

Huy động nhiều, dư nợ ít, bán vốn cho hội sở.

Doanh số cho vay khác hoàn toàn dư nợ, chẳng sao cả.

- - - Updated - - -

Số liệu do ngân hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác, nếu em muốn chế số liệu thì nên gửi bảng số liệu cho lãnh đạo ngân hàng nơi em thực tập để kiểm duyệt trước.

Còn về vấn đề số liệu tỷ lệ huy động/cho vay thì lại phụ thuộc vào cơ chế quản lý nguồn vốn ở mỗi ngân hàng. Hiện nay đa số các ngân hàng đang áp dụng cơ chế FTP - mua bán/điều chuyển vốn nội bộ - cho nên việc có chi nhánh/PGD chỉ huy động chứ không cho vay hoặc dư nợ cho vay vượt gấp nhiều lần so với số huy động được cũng là chuyện bình thường thôi.

Khái niệm doanh số cho vay khác với khái niệm dư nợ tín dụng, doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng giải ngân ra cho khách hàng trong một thời kỳ, còn dư nợ cho vay là số liệu cho vay khách hàng chốt tại một thời điểm xác định.


Bữa nay anh mới biết cái mua bán vốn giữa chi nhánh và H.O là FTP . . . kakakaka... đúng là dân tay ngang, bay qua làm nguồn vốn nên chẳng biết gì cả!!!!
 
Bữa nay anh mới biết cái mua bán vốn giữa chi nhánh và H.O là FTP . . . kakakaka... đúng là dân tay ngang, bay qua làm nguồn vốn nên chẳng biết gì cả!!!!

Hồi trước em cũng có biết đâu, qua Eximbank thì suốt ngày phải tham chiếu bảng giá FTP để chọn sản phẩm cho vay nên mới biết đấy chứ. :))
 
Bữa nay anh mới biết cái mua bán vốn giữa chi nhánh và H.O là FTP . . . kakakaka... đúng là dân tay ngang, bay qua làm nguồn vốn nên chẳng biết gì cả!!!!

Hồi trước em cũng có biết đâu, qua Eximbank thì suốt ngày phải tham chiếu bảng giá FTP để chọn sản phẩm cho vay nên mới biết đấy chứ.

Tớ có 2 bài luận văn Thạc sĩ viết về Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP - Fund transfer fricing) của Eximbank và BIDV đấy. Đọc về mảng này cũng khá hay và cần thiết cho các bạn, nhất là sinh viên vì giáo trình không nói mấy về vấn đề này. Tớ đang ở cơ quan nên không up được. Đồng chí nào cần tham khảo mail hộ tớ nhé.
 
Tớ có 2 bài luận văn Thạc sĩ viết về Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP - Fund transfer fricing) của Eximbank và BIDV đấy. Đọc về mảng này cũng khá hay và cần thiết cho các bạn, nhất là sinh viên vì giáo trình không nói mấy về vấn đề này. Tớ đang ở cơ quan nên không up được. Đồng chí nào cần tham khảo mail hộ tớ nhé.

Sao cậu không làm 1 cái Topic riêng đi, nhiều em đang cần kìa!!!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,511
Thành viên mới nhất
bet168bond2
Back
Bên trên