Cho em hỏi về vấn đề này với. Mong các anh chị có kinh nghiệm giúp đỡ.

congsinh1985

Verified Banker
Em cho vay một công ty TNHH MTV 800 tr đồng. Khách hàng không trả được nợ. Tài sản đảm bảo em định giá là 1 tỷ 1. Nhưng giờ giá thị trường đã giảm xuống còn khoảng hơn 700 tr. đồng. Trong khi đơn vị vẫn đang hoạt động mà cố tình không chịu trả lãi.
Anh chị hãy cho em hướng giải quyết.
Theo em:
1. Thoả thuận với khách hàng bán tài sản và bù thêm vào trả đủ gốc ( khách hàng đã đồng ý) nhưng phần lãi khách hàng không chịu trả.
2. Kiện ra toà bán tài sản và phần còn thiếu khách hàng có trách nhiệm phải trả đầy đủ ngoài phần tài sản thế chấp ngân hàng ( không biết được không).
Anh chị cho ý kiến giúp em nhé!
Cảm ơn các anh chị!
 
Em cảm ơn các anh chị đã tư vấn nhiệt tình. Tình hình này chắc phải kiện ra toà quá. lại thêm 1 kinh nghiệm nữa cho vay.

Kiện ra tòa chỉ là phương án cuối cùng và ko còn phương án nào # bạn ah, bạn trao đổi lại với các bộ phận xử lý nợ or thu hồi nợ bên bạn xem có hướng giải quyết tối ưu k
 
Thường thì chỉ kiện khách hàng khi đã không còn thỏa thuận được nữa thôi. Vì có kiện ra tòa đi chăng nữa, khi NH thắng kiện thì tòa án sẽ ra bản án trong đó đại loại là bán tài sản thu nợ và nếu sau khi bán tài sản vẫn chưa đủ để thu gốc + lãi và các khoản khác thì bên vay vẫn sẽ phải có trách nhiệm trả nợ khoản còn thiếu cho NH nhưng khi đó KH có còn tài sản gì ở NH đâu mà bạn thu được, nhất là KH đã thuộc dạng trây ì và không còn khả năng tài chính. Đó là chưa kể tốn thời gian, việc bán tài sản sau khi ra tòa lại phải qua đấu giá, NH cũng phải abc cho bên thi hành án, khoản tiền thu được sau khi bán tài sản của KH cũng lại bị trừ đi một ít gọi là án phí mà bên thua kiện (là KH) phải chịu...Mà thời gian dài thì nhóm nợ cao, trích dự phòng nhiều, LN giảm, CN bị ảnh hưởng... Túm lại là thỏa thuận với KH sẽ là tốt hơn trong trường hợp KH ko có khả năng trả nợ, mà còn may là KH còn đồng ý bù vào phần gốc còn thiếu nếu bán tài sản vẫn chưa đủ trả gốc. Còn về lãi vay thì tùy thái độ của KH sau đó và cả quan điểm của sếp nữa, có thể bạn sẽ phải xin miễn giảm lãi cho KH. Khi đi xuống gặp gỡ KH bạn nên đi cùng sếp để sếp biết thái độ và tình trạng của KH, sau đó thì nêu nên ý kiến của mình và xin ý kiến của sếp bạn ah. Tín dụng là Đứng cho vay, Quỳ thu nợ mà bạn!
 
Bạn chunhatbuon phan tich kha hợp lý đó, nếu tìm được cách thỏa thuận với khách hàng là tốt nhất, chứ bán tài sản sợ không đủ để trả nợ, theo mình được biết có một số trường hợp không còn cách nào đành chấp nhận bán lỗ mà thu hồi thôi, chịu mất một phần vốn, còn cán bộ phụ trách tùy theo trách nhiệm, tính khách quan, các bộ phận liên quan, để xử lý thôi.
 
Nếu bên bạn có bộ phận pháp chế giỏi, có thể kiện ra tòa đồng thời đề nghị áp dụng biện pháp kê biên tạm thời(cái này phải chấp nhận chi một tí) nhằm gây áp lực cho nó. Vì mình nói sợ công ty tẩu tán tài sản (do Cty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu nhạn trên phần vốn góp mà thôi) nên khi áp dụng biện pháp kê biên tạm thời, tức là phong tỏa tài sản thuộc sợ hữu Cty, tài khoản của cty. Như vậy nó hết đường làm ăn, buộc phải lo trả nợ. Nhưng nhớ xuống làm việc, gài nó ký cái biên bản mất khả năng trả nợ nha.

Muốn áp dụng cái này phải nhờ người chuyên nghiệp một tí. Nếu Cty nó vẫn đang hoạt động: xác suất thành công là 100%. Còn các Cty đã ngưng hoạt động hay khả năng yếu thật sự thì chỉ còn cách là kiện hay nhanh hơn là thỏa thuận bán tài sản mà thôi.
 
Nếu khách hàng thực sự gặp khó khăn trong kinh doanh, hoạt động cầm chừng, không có nguồn trả nợ thì thực hiện ngày việc bán tài sản + bù trả gốc + trình miễn lãi. Vì nếu để càng lâu lãi phạt càng nhiều, lúc đó lại càng khó xử lý. Bạn có một chút "may mắn" là khách hàng đồng ý bán tài sản với giá thị trường. Có nhiều trường hợp, khách hàng không chịu bán tài sản hoặc đòi bán với giá trên trời.

Đối với khách hàng có tiền nhưng chầy ì, có tài sản khác nhưng không chịu bán. Nếu hồ sơ vay của bạn tương đối chuẩn thì kiện thẳng tay, tuy lâu nhưng phải trị, xem có dám đấu với ngân hàng không.
 
Theo tôi, bạn cho cty đó vay để thực hiện dự án gì? bạn xử lý khoản vay đó bằng nguồn thu từ dự án kinh doanh đó trước. sau đó mới tính đến chuyện sử lý TSBĐ. tôi nghĩ bất kỳ 1 HĐTD của ngân hàng nào ký kết với khách hàng cũng có điều khoản "tiền thu được từ dự án chuyển 100% về tK mở tại ngân hàng... và tài sản hoặc hàng hóa hình thành từ vốn vay cũng là tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay đó.
 
Back
Bên trên