Chia sẻ kinh nghiệm quá hạn, tại sao không ?

anhtuanslna

Verified Banker
Dear all banker

Mình là một cv qhkh, sau một thời gian đi làm mình thấy rất sợ dính vào nợ quá hạn, vì xử lý rất mệt mỏi, ớn nhất là cảnh tan giờ làm về nhà ngủ mà vẫn ôm mối lo trong lòng. Vậy để hạn chế những tình huống đó mình nghĩ nếu có một nơi để chia sẻ kinh nghiệm quá hạn, những " phốt " mà nhân viên tín dụng từng gặp phải để lớp sau phần nào có thể phòng tránh thì rất có ý nghĩa, rất mong sẽ được các anh/ chị/ các bạn chia sẻ những " miếng " của mình để phòng tránh nỗi ám ảnh " nợ quá hạn "

Thanks all
 
Minh xin chia sẻ một tình huống như sau mà mình gặp phải:
KH A vay ngắn hạn mua hàng, sau khi được phê duyệt, KH được đồng ý cho vay số tiền 2 tỷ đồng, giải ngân trước 300 triệu tiền tạm ứng. Sau khi chuyển tiền cho người mua số tiền trên, giữa hai công ty xảy ra vấn đề xấu đẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng, trả lại tiền tạm ứng vào tài khoản của công ty A. Tiếp đó lãnh đạo công ty A rút tiền và sử dụng vào mục đích khác không rõ ràng, phát sinh nợ quá hạn.
Lỗi ở đây của chuyên viên là không theo sát được tình hình của doanh nghiệp, bỏ lỡ việc cắt nợ khi số tiền tạm ứng bị trả lại dẫn đến nợ quá hạn, may mắn là số tiền không lớn nên sau một thời gian đã có thể thu hồi được nợ. Nhưng cũng là một kinh nghiệm đáng nhớ.
* thật ra sai sót này đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm thì ít xảy ra, mình chỉ hj vọng chia sẻ đc một ít kn cho những nhân viên mới, và cũng mong nhận được góp ý từ các tiền bối trong nghề
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình thì sợ nhất là KH đứng tên vay dùm.VD ông này đứng tên vay NH để mua xe cho ông khác chay,ông khác trả góp NH luôn,tới khi quá hạn thì ông đứng tên dùm lại nói tui chỉ đứng dùm thôi,tui ko biết nó có đóng ko,lúc này thì nắm ai bây giờ,phải nắm ông đứng tên HĐ vay thôi,ai mượn vay dùm ráng chiu, nhưng khó thu hồi lại lắm.Cho nên khi các bạn thẩm định nhớ để ý vụ vay dùm nha...
 
Vụ KH đứng tên vay dùm lại làm mình nghĩ đến một tình huống liên quan. Mình thì chưa gặp phải nhưng nghe sếp đi xử lý nợ về kể là, nó chia nhỏ món vay ra cho dễ vay, với lại để lách cái quy định về thẩm quyền phê duyệt. Ở đây còn có sự cấu kết của cả lãnh đạo đơn vị cho vay (Trưởng PGD), khi giải ngân xong thì phong tỏa lại một số tiền tương đương với số tiền lãi phải trả cho món vay ấy --> Đến hạn lãi thì cứ thế mà trích từ đó ra để trả lãi. Hoặc kể cả là không có sự tiếp tay của Trưởng phòng trong vụ này mà chính khách chủ ý dùng cách này để che mắt. Xong rồi đến hạn cứ đập tiền vào trả gốc, khách trả gốc lãi đầy đủ đúng hạn --> lại tiếp tục tái cấp. Cứ như thế quay đều, quay đều... Đến khi vỡ thì vỡ cả cụm.
Rút ra bài học là thẩm tra nhóm khách hàng liên quan cũng rất quan trọng. Nhất là khi mình thấy nhiều món vay số tiền same same nhau, mục đích cũng na ná, nhất là vay số tiền lớn (cỡ tiền tỷ) mà lại trả trong ngắn hạn. Mình mới rút ra có bấy nhiêu, cao nhân nào rút thêm được kinh nghiệm khi gặp những tình huống cố tình lừa đảo này nữa ko? :D
 
các bạn cho mình hỏi các dấu hiệu nhận biết đó là 1 nhóm khách hàng liên quan vậy bạn. Mình chỉ biết sơ sơ thôi ah. thank các bạn nhiều ^^
 
Dear all banker

Mình là một cv qhkh, sau một thời gian đi làm mình thấy rất sợ dính vào nợ quá hạn, vì xử lý rất mệt mỏi, ớn nhất là cảnh tan giờ làm về nhà ngủ mà vẫn ôm mối lo trong lòng. Vậy để hạn chế những tình huống đó mình nghĩ nếu có một nơi để chia sẻ kinh nghiệm quá hạn, những " phốt " mà nhân viên tín dụng từng gặp phải để lớp sau phần nào có thể phòng tránh thì rất có ý nghĩa, rất mong sẽ được các anh/ chị/ các bạn chia sẻ những " miếng " của mình để phòng tránh nỗi ám ảnh " nợ quá hạn "

Thanks all

Mình có từng tiếp xúc với một số khách hàng, nhận thấy rằng những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro quá hạn lại là những ông luôn xoắn (vì đang cần tiền mà :D), gọi điện liên tục, sẵn sàng đề cập đến phòng bì phong bao, % để "các chú giúp anh".v.v...còn những khách hàng tốt thì họ khá dửng dưng, ít đề xuất những vấn đề nhạy cảm, sẵn sàng cung cấp các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu, chỉ xem thái độ làm việc của cán bộ có chuẩn hay không:-q
 
Mình không phải tự hào gì, được cái gương mặt dữ dằn, hình xăm đầy mình....nên đòi nợ không thằng nào dám quỵt:x
(vui đùa tí cho sảng khoái)
 
Cầm mã tấu nửa đêm gõ cửa nhà đòi nợ.:-| (đùa cho vui thui). Tốt nhất là làm đúng với đạo đức, ko sai trái gì cả. Nợ quá hạn là nguyên nhân khách quan, tình hình chung của nên kinh tế rùi (trừ khi làm bậy)
 
ui trùi, mình ngán nhất là mấy vụ vay ké này, haiz...thu hồi cực khó luôn,cực kỳ hạn chế, chỉ trừ khi mình phải nắm bắt và tìm hiểu rõ thông tin cái người vay ké thì mới tiếp tục nghĩ có cho vay hay không.
 
Quá hạn nó cũng có nhiều kiểu quá hạn!
Thứ nhất: Quá hạn do nguyên nhân khách quan (Do tiền hàng khách hàng về muộn, do khách hàng hiện đang đi công tác,...). Đây là loại quá hạn không có gì đang lo vì số tiền quá hạn mình sẽ thu được về & thêm vào đó là phần lãi phạt.
Thứ hai: Quá hạn do nguyên nhân chủ quan (Do cán bộ thẩm định không kỹ, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ, vay ké...). Trường hợp này khi xảy ra quá hạn thì rất khó giải quyết. Nếu chủ qua do khách hàng thì cứ đúng theo quy trình ta giải quyết, còn nếu chue quan do cán bộ tín dụng thì trước tiên trong nội bộ phải quán triệt với nhau trước đã. ^^!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên