[Chi tiết] Chương trình “Thực tập viên tiềm năng Sacombank năm 2013”

Topic tổng hợp đầy đủ thông tin về Chương trình (bao gồm các vị trí, đối tượng tham gia, yêu cầu chung...):

I. Tổng quan dành cho Sinh viên

Với phương châm “Vì cộng đồng – phát triển địa phương”, chiến lược kinh doanh của Sacombank luôn hướng đến các mục đích phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế và thực hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với xã hội. Trên quan điểm đó, hàng năm, Sacombank đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các sinh viên, học sinh trên toàn quốc và trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng của những sinh viên, học sinh khi tìm kiếm các cơ hội trải nghiệm kiến thức vào thực tế của doanh nghiệp.


Các Hoạt động tuyển dụng tập trung tại các trường Đại Học -Cao Đẳng chuyên nghiệp, Chương trình Thực tập viên tiềm năng, hay các Chương trình giao lưu, trao đổi, tư vấn nghề nghiệp do Sacombank phối hợp với các Trung tâm, Đoàn thể chính trị xã hội… thường xuyên được tổ chức nhằm hiện thức hóa chủ trương nêu trên của Sacombank.

Ngoài ra, các chương trình Tuyển dụng cộng tác viên, thực tập, học việc cũng được Sacombank liên tục thực hiện đã tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thiện những kiến thức của mình cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trên thực tế.


Bạn đang là
sinh viên, học sinh năm cuối các hệ Trung cấp – Cao đẳng – Đại học thuộc khối ngành Kinh tế, hãy thường xuyên theo dõi thông tin của chúng tôi tại mục “Dành cho sinh viên” để có cơ hội trải nghiệm thực tế cùng Sacombank.

Thông tin liên hệ:

Bộ phận Tuyển dụng – Phòng Nhân sự

- Điện thoại: 08.35265929
- Email: nhansu@sacombank.com

II. Thể lệ Chương trình

Với quan điểm vận hành doanh nghiệp không chỉ thành công trong kinh doanh mà còn phải có những hoạt động thiết thực góp phần trực tiếp vào sự phát triển phồn vinh của xã hội, của cộng đồng. Trong 3 năm qua, Sacombank đã tổ chức rất thành công chương trình Thực tập viên tiềm năng (TTVTN) Sacombank với mục tiêu:
  • Đóng góp trực tiếp vào chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Chính phủ.
  • Tạo điều kiện tối đa cho những sinh viên có năng lực tốt được đào tạo và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, để thông qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho bước đường nghề nghiệp và những nỗ lực đóng góp cho xã hội sau này.
  • Kịp thời phát hiện những nhân tố xuất sắc để tuyển chọn trở thành cán bộ nhân viên chính thức làm việc tại Sacombank ngay sau khi kết thúc quá trình thực tập/học việc.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • sinh viên năm cuối (đủ điều kiện tốt nghiệp trong năm 2013 và học các chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn tuyển dụng của Sacombank) tại các trường ĐH – CĐ trên địa bàn các Tỉnh/Thành phố mà Sacombank triển khai chương trình.
  • Chiều cao: Nam tối thiểu 1m65; Nữ tối thiểu 1m58.
  • Điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu 6.5.
PHẠM VI TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

  • Chương trình năm 2013 sẽ được tổ chức thực hiện tại các Chi nhánh/ Sở giao dịch trú đóng tại địa bàn các khu vực Tp. Hồ Chí Minh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tp. Hà Nội.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

  • Tên gọi chương trình “THỰC TẬP VIÊN TIỀM NĂNG SACOMBANK NĂM 2013”.
  • Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên Khách hàng cá nhân, Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp, Chuyên viên Khách hàng, Chuyên viên Tư vấn, Giao dịch viên.
  • Tổ chức đào tạo: Sau khi trúng tuyển, Thực tập viên tiềm năng sẽ được tham gia chương trình đào tạo kéo dài trong 3 tháng bao gồm 2 phần: (i) đào tạo tập trung; (ii) đào tạo trên thực tế công việc.
  • Chỉ tiêu kinh doanh và tổ chức đánh giá: Các TTVTN sẽ được các Đơn vị tiếp nhận giao chỉ tiêu kinh doanh để đánh giá tố chất kinh doanh của từng TTVTN gồm
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  • Sacombank nắm giữ mọi quyền quyết định liên quan đến chương trình “Thực tập viên tiềm năng Sacombank 2013”.
  • Tất cả các ứng viên khi tham gia chương trình phải tuân thủ theo các quy định chung của Ngân hàng và các quy định liên quan đến chương trình.
Bất cứ khiếu nại liên quan đến chương trình vi phạm những quyền và lợi ích chính đáng của Sacombank được pháp luật bảo vệ đều sẽ không được giải quyết.


Sacombank

III. Tiến độ Chương trình “Thực tập viên tiềm năng Sacombank 2013”

Xem tại: [HOT] Tiến độ Chương trình "Thực tập viên tiềm năng Sacombank 2013"

Tải file word: Tiến độ thực hiện Chương trình Thực tập viên tiềm năng Sacombank 2013 cùng với Đơn xin thực tậpBản thông tin sinh viên ở link sau:



Các bạn ứng tuyển năm nay tham khảo kinh nghiệm và những chia sẻ bổ ích về chương trình này năm ngoái tại topic này nhé: Phỏng vấn Thực tập tại Sacombank

Update: Một số topic hữu ích cho các bạn sinh viên năm cuối:

1. Topic
Sai lầm thường gặp khi thực tập

2. Trọn bộ 6 mảng Đề tài, Luận văn, Báo cáo thực tập về Tài chính - Ngân hàng: [Update] 6 Topic các Đề tài, Luận văn, BCTT về Ngân hàng (click vào topic, sau đó vào các topic con để download tài liệu)

3. Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt Khóa luận tốt nghiệp (Full 3 phần):

Phần 1: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 1
Phần 2: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 2
Phần 3: [USEFUL] - Hướng dẫn trình bày, tìm tài liệu và viết tốt khóa luận tốt nghiệp - Phần 3

4. [Useful] Mẫu bìa tiểu luận - Khóa luận - Báo cáo
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hj, có vẻ bác Bê mới vào mà độc tài nhỉ, ngày xưa bác Thành nói chuyện rất thân thiện, đối xử với nhân viên thì khỏi chê. Cũng tiếc cho bác ấy, khi thực tập mấy bạn cũng không nên hi vọng quá nhiều. Vì mình là thực tập nên nhiều khi không được xem trọng cho lắm. Tuy nhiên, nếu may mắn gặp người hướng dẫn tốt thì được học nhiều. Ngày xưa được một anh bên BUH hướng dẫn quả thật rất tốt, anh chỉ cho mình rất nhiều. Về chương trình thực tập thường các bạn sẽ được học về: quy trình cho vay mua xe ô tô, cách kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, tham gia phần tính toán tỷ số tài chính, (may mắn thì được cho làm 1 phần tờ trình), học về đặc điểm của các loại thẻ, cách tiếp thị, cách bán hàng qua điện thoại, một số mẹo để PV khách hàng. Những ngày tháng đầu quả thật làm mình cảm thấy rất ok, nhưng sau đó, đột ngột chị trưởng phòng gọi anh đó vào nói gì đó, thế là mấy tuần sau tụi mình không được làm gì nữa, chỉ ngồi đọc tài liệu, :(.
 
hix, thấy bảo trường mình làm lâu lắm Vị ạ:((. chẳng biết có kịp mà nộp ko nữa ấy

Tớ mí nạp lúc sáng Hương nè, chờ đợi là hạnh phúc vây. Nếu lâu quá thì mình tự làm 1 cái bảng điểm và 1 cái giấy cam kết nạp bản gốc khi có là đc nà ( anh chị đi trc bày vậy)
 
Tớ mí nạp lúc sáng Hương nè, chờ đợi là hạnh phúc vây. Nếu lâu quá thì mình tự làm 1 cái bảng điểm và 1 cái giấy cam kết nạp bản gốc khi có là đc nà ( anh chị đi trc bày vậy)

Có cần giấy chứng nhận sinh viên của trường khi nộp cùng hồ sơ không nhỉ?
 
Tình hình là sáng nay thằng bạn trong lớp mình nó đi nộp hồ sơ ở hội sở TP HCM rồi, nó cao có 1m6 thôi. Lúc mang hồ sơ lên phòng nhân sự thì 1 anh trong đó chỉ coi đúng chiều cao trong giấy khám sức khỏe và từ chối luôn, anh đó cũng nói thẳng là

Thế này mình 1m6 làm sao dám nộp ở Hà Nội nữa :-ss
 
haha mấy bạn ko đủ chiều cao khi nộp hồ sơ nhớ mang giày đế cao, không ai rảnh mà đo đâu, mình nhớ chỉ cần nộp 1 bảng thông tin ứng viên giấy giới thiệu và bảng điểm là được rồi mà nộp giấy khám sức khỏe làm gì, khi nào được giữ lại bổ sung sau cũng được, năm ngoái mình nộp như vậy thôi, còn phần chiều cao trong mẫu thông tin ứng viên cứ để trên 1m65 đi ko thì chơi luôn 1m70, khi phỏng vấn người ta nge bạn nói thôi chứ chiều cao họ cũng ko biết bạn cao bao nhiêu thực sự đâu.
 
mìh nhận thấy mấy bạn trở thành thực tập viên tiềm năng năm 2012 đa phần không phải giỏi hay xuất sắc cho lắm chủ yếu là chuẩn về ngoại hình thôi và cộng với sự may mắn, nhiều bạn học không giỏi thực tập cũng không suất sắc nhưng vòng phỏng vấn ăn nói gãy gọn và chi nhánh hay phòng giao dịch nơi đăng ký thực tập có nhu cầu thì sẽ được nhận lại nhưng chủ yếu ưu tiên thực viên tiềm năng còn mấy bạn thực tập thông thường (ko đạt vòng 3) vẫn có cơ hôi nhưng rất hiếm. Sẵn đây chia sẽ luôn mấy bạn thực tập thông thường khi thực tập nhớ cố gắng và nhiệt tình tham gia vào công việc ở nơi thực tập sau khi kết thúc khóa thực tập sẽ được trưởng đơn vị đánh giá lại nếu thấy ok sẽ được đề xuất cho pv với ban giám đốc 1 lần nữa nếu may mắn thì sẽ được giữ lại nhưng theo mình thấy thường sẽ ưu tiên mấy bạn tiềm năng trước rồi mới xét đến thông thường, mấy bạn tiềm năng sau khi pv xong cũng pv 1 lần nữa với ban giám đốc nhưng cũng ko có gì nặng nề chỉ check lại coi mấy bạn đã học được gì và có khả năng thích nghi với công việc thôi, riêng những ai thực tập vị trí giao dịch viên nên biết nịnh một tí nhất là kiểm soát viên, mấy chị này thường là phó phòng giao dịch và rất thích nịnh, mình thấy có mấy đứa thông thường khi thực tập cũng không giỏi nhưng giỏi nịnh thì khi pv xong nếu nơi đó có chỉ tiêu thì khả năng được giữ lại có thể còn cao hơn mấy bạn tiềm năng ko biết nịnh hay hòa hợp với mọi người. Sau khi được giữ lại sẽ có 2 tháng học việc đến đây coi như bạn đã trở thành nhân viên sacombank rồi vì hầu hết 2 tháng học việc mấy bạn nên cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao là ok thôi chứ không có bị giao chỉ tiêu hay phải làm được việc như những nhân viên chính thức và người hướng dẫn mấy bạn trong 2 tháng thử việc cũng ko nỡ chấm điểm mình thấp nếu bạn biết kết thân và nịnh họ 1 tí, kết quả sau khi chấm điểm sẽ được kiểm soát viên xem xét lại và đề xuất ý kiến (lý do vì sao phải nịnh KSV). Còn về lương lậu thử việc khoảng 5,5tr, chính thức khoảng 7tr.
Vòng phỏng vấn thường có 2 người 1 người là giám đốc hoặc PGĐ chi nhánh mình đăng ký thực tập, 1 người ở bộ phận nghiệp vụ câu hỏi đầu tiên sẽ là tự giới thiệu bản thân, nói sao cho trôi chãy gãy gọn nha mấy bạn, những phong trào đoàn hội... bạn tham gia ở trường thường sẽ được hỏi lại và xem bạn rút ra được điều gì từ những hoạt động đó, khinh nghiệm làm part time cũng sẽ được hỏi đó mấy bạn và mấy bạn cũng học được gì từ công việc đó, tuyệt đối đừng bịa nha mấy bạn khi bịa bạn sẽ mất bình tĩnh và người pv sẽ phát hiện ra đó, chúc may mắn nha. Mình ko biết năm nay có thay đổi gì ko chứ mình thấy sacombank giờ ko còn tuyển dụng thêm nữa, ko biết sau khi kết thúc đợt thực tập này có chỉ tiêu giữ lại hay ko (do đã đổi chủ ), nge một số anh chị trên hội sở nói sau khi chú Bê nha ta lên hội sở đi qua phòng nào thì nhân viên phòng đó run cầm cập do sợ bị điều chuyển, một số phòng ban và vị trí phòng giờ đã bi thay đổi khá nhiều. Một số chị ngĩ thai sản sau khi ngĩ thì chú Bê nói giải quyết cho nó ngĩ luôn đi nên mình cũng ko biết năm nay có hào phóng mà nhận thêm ko vì hiện nay ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn trầm lắng PGD hay chi nhánh thì ko mở thêm, nhân lực mỗi phòng thì hầu hết đã full, chỉ trông chờ vào việc 1 số nhân viên nhảy việc mà sẽ tuyển thêm để bù vào thôi , riêng mấy bạn mà có quen biết với Giám đốc chi nhanh hay trưởng phòng thì cũng khó chen chân vô lắm vì năm nay hồ sơ sẽ do phó tổng duyệt (trước đây Giám đốc chi nhánh duyệt). Về nơi thực tập nên chọn PGD vì mọi người hòa đồng và cũng ít bị các sếp dòm ngó hơn ở chi nhánh. Vị trí thực tập thì nên chọn teller hoặc chuyên viên QHKH mấy vị trí khác như TTQT hay kiểm soát viên tín dụng i đòi hỏi người có kinh nghiệm và 2 vị trí này chỉ có ở chi nhánh ko có ở PGD
Mình từng pv chuyên vien QHKH câu hỏi về nghiệp vụ thường xoay quanh mô hình 5c và c nào là quan trọng nhất và ngoài c đó ra thì C nào quan trọng tiếp theo. Thông thường thì C quan trọng nhất là Cash flow dòng tiền hay thu nhập để trả nợ.

Không biết bạn Nam có được Sacombank nhận lại làm việc không nhỉ mà biết rõ về cách tuyển của Sacombank thế?
 
mìh nhận thấy mấy bạn trở thành thực tập viên tiềm năng năm 2012 đa phần không phải giỏi hay xuất sắc cho lắm chủ yếu là chuẩn về ngoại hình thôi và cộng với sự may mắn, nhiều bạn học không giỏi thực tập cũng không suất sắc nhưng vòng phỏng vấn ăn nói gãy gọn và chi nhánh hay phòng giao dịch nơi đăng ký thực tập có nhu cầu thì sẽ được nhận lại nhưng chủ yếu ưu tiên thực viên tiềm năng còn mấy bạn thực tập thông thường (ko đạt vòng 3) vẫn có cơ hôi nhưng rất hiếm.
riêng những ai thực tập vị trí giao dịch viên nên biết nịnh một tí nhất là kiểm soát viên, mấy chị này thường là phó phòng giao dịch và rất thích nịnh, mình thấy có mấy đứa thông thường khi thực tập cũng không giỏi nhưng giỏi nịnh thì khi pv xong nếu nơi đó có chỉ tiêu thì khả năng được giữ lại có thể còn cao hơn mấy bạn tiềm năng ko biết nịnh hay hòa hợp với mọi người.
người hướng dẫn mấy bạn trong 2 tháng thử việc cũng ko nỡ chấm điểm mình thấp nếu bạn biết kết thân và nịnh họ 1 tí, kết quả sau khi chấm điểm sẽ được kiểm soát viên xem xét lại và đề xuất ý kiến (lý do vì sao phải nịnh KSV). Còn về lương lậu thử việc khoảng 5,5tr, chính thức khoảng 7tr.
Nói như bạn này thì chỉ cần biết ăn nói, miệng lưỡi nịnh nọt 1 xí thì mọi thứ đều xuôi chèo, mát mái đúng k? Thế năm vừa rồi bạn có "may mắn" mà đậu thực tập viên tiềm năng Sacombank vs "nhờ nịnh nọt" được giữ lại k???
Mình đồng ý với quan điểm của các bạn là không phải tất cả các bạn đậu chương trình này là k nhờ vào ngoại, hình, ngay cả các bạn thực tập thường thì ban đầu cũng đã theo các tiêu chí này. Mình nghĩ, học 4 năm thì kiến thức như nhau, chỉ có kỹ năng mềm vs kiến thức xã hội là khác nhau thoy, vậy thì cớ gì "ăn nói gãy gọn" k phải là lợi thế quan trọng? Cái gì cũng có cái hay của nó, khi bạn đã chấp nhận chơi thì bạn phải tuân theo quy luật của nó. Vậy thoy.
 
uh :D
Mình cũng rải hồ sơ ở tất cả các bank có tuyển thực tập
mục đích là lấy kinh nghiệm và tìm chỗ thực tập là chính
Vì mình ko thích đi nhờ người quen xin chỗ thực tập hộ, mình thích tự mình làm hết :D

Mình ko đặt nặng vấn đề có đươc ở lại sau khi thực tập hay ko :D
Thời buổi khó khăn thế này,chưa chắc bank đã muốn tuyển thêm

Mình cứ về xin tiền mẹ cũng được :p
Mẹ nuôi mình mấy chục năm nay rồi, chẳng lẽ giờ lại ko nuôi được tiếp ? :p
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,551
Thành viên mới nhất
clintblackmerch
Back
Bên trên