HOT Cẩm nang vị trí Quan hệ Khách hàng - Hiểu biết Hệ thống Ngân hàng (P1)

  • Bắt đầu Bắt đầu acidamin
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
22379


[Cập nhật bài viết đến ngày 22/08/2019]

Chào các bạn,

Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trái chiều về Nghề Ngân hàng.

Nếu dành thời gian để sử dụng công cụ tìm kiếm Google, bạn hoàn toàn dễ dàng đọc được các bài báo, hoặc là "tung hô về lương thưởng", hoặc là "kêu ca về áp lực công việc", hoặc là "câu chuyện về chỉ tiêu kinh doanh", cũng có thể "thỉnh thoảng lại bắt bớ ông A, bà B, ngân hàng C bị cướp".

Có thể thấy rằng, cách thức giật tít của báo chí vẫn luôn để thu hút người đọc, nhưng cũng không thể phủ nhận, trong 10 năm qua, Nghề Ngân hàng - dù ai nói ngược nói xuôi, vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Có rất nhiều mục tiêu khi tìm hiểu đến nó. Người mong muốn thu nhập (Thực tế thu nhập ngành Ngân hàng được đánh giá ở mức Khá trên thị trường lao động); Người kỳ vọng thăng tiến nhanh; Người mong chờ Môi trường làm việc rõ ràng, chuyên nghiệp; Hoặc đơn giản, Người cần một cái "danh" để "khoe" với xã hội.

Với phạm vi hạn hẹp, người viết không thể chia sẻ toàn bộ mức độ kỳ vọng của người đọc. Tuy nhiên, cần gì thì cần, làm gì thì làm, đều cần giải quyết về câu chuyện "Điểm bắt đầu".

Có rất nhiều Thành viên đã được trang bị Kiến thức nền tảng về ngành Tài chính - Ngân hàng, đó cũng là tiêu chí tuyển dụng cơ bản của các Ngân hàng dành cho các Ứng viên. Tuy nhiên, đó là vấn đề của 10 năm trước. Sau 10 năm, do áp lực về mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường, khái niệm "Ngân hàng bán lẻ" như một dẫn chứng nói về việc Nới lỏng các tiêu chí tuyển dụng. Theo đó, vấn đề về Trình độ chuyên môn đầu vào được thay thế bằng các Yếu tố định tính như: Kỹ năng giao tiếp; Ngoại hình sáng; Cầu thị & Mức độ sẵn sàng với công việc/

Chính câu chuyện trên, mới thấy rằng vấn đề “Nền tảng kiến thức Ngân hàng” của các nhân sự còn thiếu và chưa được trang bị đầy đủ. Và đau đầu hơn, "Cần bắt đầu từ đâu ?"

Đồng ý rằng, hệ thống Ngân hàng đã hoàn thiện ngày càng bài bản về cách thức đào tạo Nhân sự, tuy nhiên, nhìn nhận việc trang bị kiến thức bài bản về Nghiệp vụ lại là thứ thiếu sót, nhất là khi Hệ thống đào tạo đang tư duy theo cách "dàn đều" - được hiểu mặc định Nhân sự nào cũng đã có kiến thức nền, nhiệm vụ của Bộ phận đào tạo là phát triển lên.

Điều này tạo khoảng trống giữa Kiến thức đào tạo Thực tế & Kiến thức nền tảng của Nhân sự (mới). Rõ ràng, không phải ai cũng được trang bị kiến thức học thuật. Nói xuôi nói ngược, ăn nói hay bao nhiêu, xinh đẹp đến đâu, nhưng nếu không dùng "cái đầu", mọi thứ đều không có nhiều giá trị.

Với mong muốn giúp Thành viên - đặc biệt là Thành viên mới bước chân vào ngành Ngân hàng, được trang bị Nền tảng Kiến thức cơ bản, sử dụng cho thực tế công việc. Đơn giản mong muốn của người viết chỉ là muốn giúp bạn "Hiểu được Ý nghĩa của việc mình làm", qua đó tự bản thân người đọc sẽ nhận thức được các rủi ro công việc, nắm được cách thức để Quản trị rủi ro cá nhân.

Chuỗi bài viết về "Cẩm nang Nghiệp vụ Ngân hàng" được bóc tách cho nhiều vị trí. Trong nhóm bài viết này, dành riêng cho vị trí "Quan hệ Khách hàng" / "Cán bộ Khách hàng" / "Chuyên viên Quản lý Khách hàng" - Tùy thuộc theo tên gọi chức danh của từng Ngân hàng.

Bài viết được sử dụng làm Tài liệu tham khảo cho cả các vị trí như:
  • Chuyên viên Hỗ trợ Tín dụng
  • Chuyên viên Hỗ trợ Kinh doanh
  • Chuyên viên Thẩm định Tín dụng
Bố cục Cẩm nang sẽ được chia nhỏ làm nhiều phần. Với mỗi phần, Thành viên nên lưu lại và tổng hợp thành từng bài một. Các phần sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên trước khi đọc các phần mới, nhớ đọc lại bài cũ :D

Nào, Câu chuyện chúng ta bắt đầu!
---------------

22384


I/ Ở VIỆT NAM CÓ NHỮNG NGÂN HÀNG NÀO?

Để tra cứu các thông tin về danh mục, không có kênh thông tin nào đầy đủ hơn bằng website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về danh mục các Ngân hàng, hay các Tổ chức tín dụng tại: Hệ thống các tổ chức tín dụng

Nếu nhìn vào danh mục trên, có thể thấy rằng Ngân hàng cũng chỉ là một trong những loại hình Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam, bên cạnh các loại hình khác mà đâu đó bạn đã từng nghe qua (như Quỹ tín dụng Nhân dân, Công ty Tài chính, Công ty Cho thuê Tài chính).

Trong phân loại Ngân hàng, được chia nhỏ làm 3 loại hình:
  1. Ngân hàng Thương mại
  2. Ngân hàng Chính sách gồm Ngân hàng Chính sách xã hội & Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
  3. Ngân hàng hợp tác xã (Co-op Bank)
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 3 loại hình trên, đó là mục tiêu, tóm gọn cụ thể:
  • Ngân hàng Thương mại hoạt động vì mục tiêu Lợi nhuận, "Lợi nhuận là trên hết"
  • Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng hợp tác xã hoạt động vì mục tiêu Phi lợi nhuận, "An sinh xã hội là trên hết"
Đó là lý do mà bạn thấy các Ngân hàng thương mại (như Vietcombank, BIDV, Techcombank...) lại hay nói đến câu chuyện về Nợ xấu, Lợi nhuận, Tăng trưởng Tín dụng... Đơn giản, đó là các tiêu chí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến "túi tiền" của nhà đầu tư/cổ đông/chủ Ngân hàng.

Ngược lại, hoạt động của 2 loại hình Ngân hàng còn lại đảm bảo Mục tiêu công bằng xã hội, hỗ trợ cho người dân (nghèo), các khu vực khó khăn, các Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để phát triển dự án, cải thiện cuộc sống chung.

CHÚ Ý: Trong phạm vi bài viết này & các chủ điểm sau, người viết chỉ phân tích đứng trên góc nhìn của Ngân hàng Thương mại.

Hiện tại ở Vietnam có khoảng hơn 100 Ngân hàng/chi nhánh Ngân hàng nước ngoài/Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài. Có thể bạn sẽ khá ngạc nhiên với số lượng trên, tuy nhiên số lượng trên đã được rút bớt, do trong 5 năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng chứng kiến rất nhiều các thương vụ sát nhập (M&A) giữa Ngân hàng to & Ngân hàng nhỏ; Ngân hàng yếu kém bị mua lại. Vào thời điểm hiện tại, chứng kiến xu hướng Việt Nam liên tục ký kết nhiều Hiệp định quốc tế mới (như CP-TPP hay EVFTA), tương lai hệ thống Tài chính - Ngân hàng sẽ tiếp tục "phình rộng" khi có sự tham gia của các Tổ chức Quốc tế.

Điều này thể hiện rằng, đứng trên phương diện người lao động, cơ hội việc làm là rộng mở. Vì vậy, các câu chuyện về "Tiền tệ, hậu duệ, quan hệ" sẽ không còn là điều cản trở, trong khoảng 5 - 7 năm tới.

➡ Tham khảo câu chuyện về COCC: Câu chuyện về Con Ông Cháu Cha (COCC)

Trong số hơn 100 Ngân hàng/chi nhánh Ngân hàng nước ngoài/Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài, được chia làm các loại như sau:

- Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (hay gọi là Ngân hàng TM Nhà nước): Mô hình Ngân hàng này được định nghĩa hoạt động theo hình thức Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% quyền sở hữu.

Trước nay, giới Ngân hàng vẫn hay dùng thuật ngữ "Big4" như ám chỉ 4 tổ chức tín dụng lớn nhất tại Việt Nam, gồm 4 ông lớn là: Agribank; BIDV; Vietcombank & VietinBank. Đây đều là các Ngân hàng có phần vốn Nhà nước. Tuy nhiên hiện tại BIDV, Vietcombank & VietinBank đều đã thực hiện cổ phần hóa, vì vậy, 3 Ngân hàng này không được coi là Ngân hàng TM Nhà nước.

Xét trên danh nghĩa, duy nhất Agribank đáp ứng điều kiện trên (Dự kiến 2020 là thời điểm Agribank phải tiến hành Cổ phần hóa, sau 2 - 3 đợt trễ hẹn trong quá khứ).

Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, có 3 Ngân hàng TMCP hoạt động yếu kém, nên bị Ngân hàng Nhà nước mua hết toàn bộ cổ phần với giá 0đ, gồm 3 ông nữa: Oceanbank; GPBank; CBBank.

Như vậy, Agribank, Oceanbank; GPBank; CBBank là 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước hiện tại.

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần: Hiện có tất cả 28 Ngân hàng TMCP trong nước, nằm trong danh mục được Ngân hàng Nhà nước mô tả tại website: NHTM Cổ phần

Trong 28 Ngân hàng TMCP này, nổi bật một số tên tuổi như:
  1. Vietcombank: Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế Số 1 Việt Nam năm 2017, 2018 & 6 tháng đầu năm 2019, trong đó mục tiêu cả năm 2019 với tham vọng đạt mốc 1 tỷ USD.
  2. BIDV
  3. VietinBank
  4. MB
  5. Techcombank
  6. ACB
  7. Sacombank
  8. VPBank
  9. TPBank
  10. Và các Ngân hàng khác
Trong số các Ngân hàng trên, loại trừ 3 Ngân hàng đầu tiên có yếu tố Nhà nước (Vốn của NHNN chiếm > 51%), thì MB, Techcombank, Sacombank & ACB là 4 Ngân hàng được đánh giá hoạt động Kinh doanh tốt, ổn định & giàu tiềm năng phát triển.

Nhóm VPBank, TPBank, VIB... lại nổi bật với nền tảng Ngân hàng số, đặc biệt cách thức làm Truyền thông Mạng xã hội, tạo thêm nhiều Kênh tương tác đa chiều giữa Khách hàng & Ngân hàng. Họ thực sự tạo ra nhiều điểm sáng cho thị trường Tài chính Ngân hàng vốn đã đầy sôi động.

- Ngân hàng Liên doanh: Hiện có 2 Ngân hàng gồm: Ngân hàng TNHH Indovina (liên doanh của Vietinbank & và Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank – CUB) của Đài Loan); Ngân hàng Việt – Nga (VRB) – liên doanh của BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank.
=> Trong quá khứ, nếu ban đã từng nghe đến Ngân hàng liên doanh Việt Thái (đã đóng cửa) và Lào Việt (chỉ có trụ sở tại Lào) thì bạn cần biết về số phận của nó như thế nào rồi rồi nhé.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: Cập nhật đến ngày 19/08/2019, hiện có 09 Ngân hàng gồm: ANZ Việt Nam (Úc); Standard Chartered Bank (Anh); HSBC (Anh); Shinhanbank (Hàn Quốc); Wooribank (Hàn Quốc); CIMBank (Malaysia); Hongleong Bank (Malaysia); Public Bank Perhard (Malaysia); UOB Vietnam (Singapore).

=> Nhìn tổng quan, bên cạnh các quốc gia lớn như Úc hay Anh; thị trường Ngân hàng Việt Nam đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các đối tác từ Hàn Quốc; Nhật Bản và các quốc gia trong khối ASEAN. Không chỉ những thứ, căn cứ theo các Hiệp định hợp tác gần nhất mà Việt Nam ký kết (CPTPP, EVFTA), trong tương lai gần, làn sóng đầu tư từ các Thị trường Tài chính quốc tế sẽ đổ về Việt Nam.
=> Như vậy, rõ ràng cơ hội việc làm đến từ các Ngân hàng khối ngoại sẽ gia tăng. Điều cơ bản của 1 Ứng viên đón nhận các cơ hội này chắc hẳn phải là khả năng giao tiếp Tiếng Anh thành thục, trước khi xét đến yếu tố về Kỹ năng cứng.

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Có rất nhiều Tổ chức đã và đang hoạt động lâu năm tại Việt Nam, như: Citibank ; Mizuho; Sumitomo, Ajinomoto (Jusst for fun ^^)….

II. THỜI ĐIỂM NÀO THÌ NGÂN HÀNG TUYỂN DỤNG?

Đâu đó người ta gọi nó là “Mùa tuyển dụng”.

Nếu nói về khái niệm này, Mùa tuyển dụng dạo gần đây nó ẩm ương lắm, không được quy củ như trước. Nhưng dù sao, cũng tạm gọi trong năm nó có 2 vụ chính:

- Vụ Xuân Hạ: Kéo dài từ ra Tết, tức tháng 3 đến hết tháng 7. Đây là vụ CHÍNH trong năm, tập trung chủ yếu vào 2 đối tượng:
+ Sinh viên chuẩn bị Tốt nghiệp: Đặc điểm chung của nhóm này đó là Có trình độ cơ bản; Chăm chỉ; Chấp nhận công việc (ở mức lương trung bình so với ngành). Đội ngũ này được đánh giá giàu tiềm năng, vì vậy, đa phần nếu Ứng viên thể hiện được Quan điểm nghề nghiệp rõ ràng, Nghiêm túc với lựa chọn thì 90% sẽ được tuyển chọn.
+ Người đã đi làm với mong muốn "Nhảy việc": Nhóm này bao gồm cá nhân ở các ngành nghề lĩnh vực khác quan tâm đến nghề Ngân hàng, thậm chí bao gồm cả những người đang làm việc tại các Ngân hàng khác, sau đợt nghỉ Tết (hoặc có thể nói là đã nhận đủ thưởng Tết Nguyên đán), quyết định thay đổi công việc. Đây là đội ngũ có kinh nghiệm thực tế, khả năng chuyển hóa đo lường hiệu quả sử dụng được ngay.

- Vụ Thu Đông: Gọi là Thu đông, nhưng nó cũng ẩm ương; thường tập trung vào tháng 9 – tháng 12.

Nếu ở các Ngân hàng có mức độ ổn định nhân sự, thông thường họ đã thu xếp kế hoạch nhân sự kết thúc ở vụ đầu tiên trong năm. Tuy nhiên, cũng có những Ngân hàng mà sự dịch chuyển cao, việc bố trí & tuyển dụng nhân sự mới được tiến hành quanh năm, bao gồm cả vụ Thu Đông.

Để nhận biết nhóm Ngân hàng có sự dịch chuyển công việc cao, bạn có thể đọc một số bài báo về biến động Nhân sự, sau đó tra cứu trực tiếp vào website tuyển dụng của Ngân hàng đó, 90% dồn dập các tin tức tuyển dụng vị trí mới, thậm chí áp dụng với khu vực toàn quốc.

(?) Thế vậy tháng Ngâu (tháng 7 Âm lịch), tháng 1 có tuyển không?

Quan điểm tuyển dụng không áp dụng theo Tín ngưỡng. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến cơ hội việc làm, đừng vì người A kẻ B nói ra nói vào mà thiếu đi quyết định của mình.

Các Ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang tuyển dụng dồn dập, nôm na là bất kể thời gian nào, nên việc của ta là bắt lấy cơ hội của mình. Cái miệng no thì Tư tưởng cũng sẽ sớm ổn.

Ngay cả với tháng 1, ngay sát với dịp nghỉ Tết, hệ thống Ngân hàng vẫn đang triển khai tuyển dụng gắt gao, đồng nghĩa với việc nhân sự mới tiếp nhận công việc mới thậm chí vào ngày đầu tiên sau nghỉ lễ. Đó cũng là điều bình thường.

Chốt lại, cơ hội thực sự nhiều.

III. KHẨU VỊ TUYỂN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

“Khẩu vị” là cái gì? Có ăn được không? Hiểu một cách đơn giản, đây là quan điểm tuyển dụng của từng Ngân hàng.

Tại sao phải hiểu về nó? Không hiểu thì sao?

Bạn có thể "apply" hồ sơ ở mọi nơi mà bạn thích, cũng không cần nhất thiết phải hiểu cặn kẽ từng nơi. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, với phần đa Nhà tuyển dụng Ngân hàng hiện tại, họ đang được định vị cao hơn so với ứng viên. Được hiểu rằng, bạn đang cần họ, họ cũng cần bạn, nhưng không có bạn cũng không sao, vì có nhiều sự lựa chọn tốt hơn bạn.

Và như thế, bạn cần phải hiểu “Họ cần gì ở bạn”.

1. Nhóm 1: Nhóm Ngân hàng TM Nhà nước - Big 4 (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank)


Nói đến cái nhóm này, ai cũng bảo: “Phải có xiền mới vô; phải là COCC mới vô; phải ABC mới vô”.

Phải thừa nhận, tất cả các vấn đề tiêu cực phía trên luôn tồn tại ở mọi môi trường, ở tất cả Ngân hàng, không tránh khỏi ở Big4.

Có rất nhiều câu chuyện tranh cãi về việc này, nhưng, có một số vấn đề chính bạn cần xác định:
  1. Có rất nhiều COCC, họ rất giỏi, năng lực cực tốt
  2. Quan điểm tuyển dụng ở rất nhiều tổ chức, đó là: 40% COCC (bị ép phải nhận) & 60% tuyển dụng công khai (nhóm này làm được việc).
  3. Vấn đề minh bạch tuyển dụng ngày càng được công khai, rõ ràng. Đó là điểm tích cực.
Đơn giản là, chúng ta đã tham gia cuộc chơi là phải chấp nhận "đâu đó, ít nhiều" tiêu cực & phải có niềm tin rằng “Cơ hội luôn tồn tại”.

Dù bạn tin, hay chưa tin, thì thực tế vẫn là như vậy.

a. Các vòng tuyển dụng
Phổ biến nhất đều theo mô-típ: (1) Sơ loại CV -> (2) Test -> (3) Phỏng vấn

Riêng với VietinBank, hiện tại đã bỏ thi Test từ 2016 đến nay, áp dụng 2 vòng Phỏng vấn tại Hội sở & Chi nhánh.

Bên cạnh đó, với Agribank, quy trình trên có chút thay đổi: (1) Sơ loại CV -> (2) Phỏng vấn sơ loại -> (3) Test

b. Tiêu chí tuyển dụng
Trước khi phân tích, bạn cần tìm hiêu qua về Yêu cầu tuyển dụng tại các Ngân hàng Big4, tham khảo tại: https://ub.com.vn/threads/quan-trong-so-sanh-cac-dieu-kien-thi-tuyen-big4.252213/

Trong đó, nhóm Ngân hàng này phân loại Ứng viên tương ứng theo từng Nhóm Chi nhánh. Có một số đặc điểm bạn cần chú ý:
- Nếu muốn làm tại các TP lớn như HN, HCM, Đà Nẵng: Ưu tiên bằng cấp tốt nghiệp tại các trường ĐH lớn như ĐH KTQD, ĐH Ngoại Thương HN, HV Ngân hàng, HV Tài chính; ĐH Kinh tế TPHCM; ĐH Ngân hàng..;
- Không nhận/Rất hạn chế (Hiếm) các bằng Tốt nghiệp hệ Liên thông, Tại chức, Đào tạo từ xa.
- Đối với Agribank, họ quản lý theo cả Chuyên ngành đào tạo. Ví dụ chuyên ngành Kinh tế Đầu tư –ĐH KTQD, là chuyên ngành có điểm đầu vào rất cao, nhưng Agribank từ chối nhận hồ sơ năm 2017 & 2018. Năm nay thế nào, có linh hoạt không thì phải xét.

c. Cách thức nộp hồ sơ
- Nếu tuyển dụng tập trung:
Nộp hồ sơ Online giống với các NHTMCP khác.
- Nếu tuyển dụng đơn lẻ từ các Chi nhánh: Nộp hồ sơ trực tiếp, chuẩn bị hồ sơ bản cứng đến nộp.

Hiện tại, nhóm Ngân hàng này đã giảm thiểu các thủ tục hồ sơ, đồng thời áp dụng chủ yếu hình thức nộp hồ sơ Online, tạo nhiều thuận tiện cho Ứng viên.

Với riêng Agribank, năm 2018 & đợt đầu 2019 vẫn áp dụng nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị, thủ tục có phần "nhiêu khê" và được feed back tồn tại nhiều vấn đề. Góc nhìn nhiều chiều, bạn biết để tham khảo, điều chỉnh linh hoạt cho cá nhân.

d. Thi Test

Loại trừ, VietinBank không thi, thì 3 Ngân hàng còn lại là 3 Ngân hàng có đề thi khó nhất tại Việt Nam.

Kiến thức thi tuyển nặng tính học thuật, đòi hỏi Ứng viên cần biết qua các môn học như: Phân tích Tài chính DN hoăc Lập quản lý dự án…

Riêng với Vietcombank, đề thi Tiếng Anh được đánh giá ở mức khó, đòi hỏi ứng viên cần có trình độ TOEIC khoảng 700 trở lên.

Riêng với Agribank, thi Test dưới dạng tự luận viết tay; các Ngân hàng còn lại áp dụng Test trên máy tính.

e. Phỏng vấn
- Hội đồng phỏng vấn: Mặt bằng chung đều là những người Trung tuổi & Cao tuổi, mức độ cởi mở với ứng viên không nhiều. Vấn đề này có thể được điều chỉnh tùy từng HĐPV.

- Nội dung câu hỏi: Độ tuổi và tính cách của Hội đồng ảnh hưởng lớn đến tính chất câu hỏi Phỏng vấn. Tổng quan chung, nội dung câu hỏi là khó, thiên về nghiệp vụ. Riêng đối BIDV, đây là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hiện đang phỏng vấn theo hình thức đặc thù. Theo đó, ứng viên phỏng vấn bốc thăm 3 giỏ câu hỏi về Nghiệp vụ; Hiểu biết xã hội & Kỹ năng xử lý tình huống. Điều này đòi hỏi Ứng viên cần trang bị nền tảng Kiến thức rộng.

- Cơ hội thăng tiến: Đây vẫn còn là một vấn đề lớn tại nhóm Ngân hàng này. Thời gian phù hợp, Người viết sẽ chia sẻ cụ thể trong các bài viết sau.

=> Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, Big 4 đã nỗ lực khá nhiều trong thời gian qua nhằm thể hiện 1 diện mạo tươi trẻ hơn nhiều. Hãy nên để thời gian trả lời.

2. Nhóm 2: Nhóm Ngân hàng TMCP lớn: gồmMBBank, Sacombank, ACB, Techcombank.

Đây là 4 Ngân hàng có quy mô phát triển tương đồng nhau, khẩu vị kinh doanh giống nhau, vì thế quan điểm tuyển dụng nhân sự giống nhau.
a. Quy trình tuyển dụng
- Giống Big4

b. Tiêu chí tuyển dụng
- Không phân biệt nhóm 1, nhóm 2 như Big4, nhưng ƯU TIÊN ứng viên có bằng tốt nghiệp tại các trường Đại học lớn đã nói phía trên.
- Với các ứng viên tốt nghiệp các trường Đại học khác như: Thương mai, Công đoàn.., hoặc các trường Dân lập; nhóm Ngân hàng này vẫn trao cơ hội nếu ứng viên thể hiện được đầy đủ 3 yếu tố: 1/ Khả năng giao tiếp; 2/ Ngoại hình tốt; 3/Dày dặn kinh nghiệm làm việc có liên quan (VD thi tuyển GDV thì phải từng làm công việc nào về Tư vấn, Bán hàng hoặc Kế toán). Nếu không có kinh nghiệm làm việc, thì bù lại bằng các Kinh nghiệm hoạt động CLB, đoàn thể, xã hội.

c. Thi Test

Trong quá khứ, đặc điểm thi tuyển của nhóm Ngân hàng này là:

- 100% thi trắc nghiệm, gồm 5 phần: IQ, EQ, Kiến thức chung (kinh tế vi mô, vĩ mô), Tiếng Anh, kiến thức xã hội & Nghiệp vụ liên quan.
- Với Tiếng Anh, bạn chỉ cần TOEIC khoảng 450 là đủ sức vượt qua, không khó.
- Các câu hỏi thi Test tại các NHTMCP thường có sự lặp đi lặp lại. Tức là 2019 thi, hoàn toàn lấy đề của 2017; MB thi, hoàn toàn lấy đề của Techcombank. Hiểu nôm na, nhóm NHTMCP không đánh giá ứng viên qua việc hoàn thành bài thi, nên nội dung thi khá đơn giản.

Tuy nhiên, thực tế là:
- Rất nhiều Ngân hàng rút gọn quy trình, theo đó sẵn sàng bỏ luôn vòng thi Test, áp dụng Phỏng vấn từ 1 - 2 vòng thi đối với Ứng viên.
- Điều này giúp cho Ứng viên có nền tảng (chưa chắc) về nghiệp vụ có khả năng tiếp cận cơ hội việc làm cao hơn.

d. Phỏng vấn
- Hội đồng phỏng vấn: Nhân sự Phỏng vấn là người trẻ, cởi mở trong giao tiếp, câu hỏi đặt ra tương đối mở, tạo nhiều cơ hội thể hiện cho Ứng viên.
- Nội dung câu hỏi: Như đã nói, quan điểm tuyển dụng của Nhóm Ngân hàng này không tập trung vào các câu hỏi Nghiệp vụ, do họ đánh giá Con người & Thái độ ứng viên qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, không đồng nghĩa là Nghiệp vụ thì họ không quan tâm. Hỏi về nghiệp vụ, hay về kỹ năng là tùy thái độ ứng viên. Ứng viên biết kiểm soát Thái độ & Quan điểm hài hòa, cơ hội việc làm sẽ cao.
- Cơ hội thăng tiến: Hiện tại đã rõ ràng, minh bạch & tạo nhiều đất diễn cho nhân sự có năng lực. Việc thăng tiến lên cấp độ CBQL trong vòng 2 - 3 năm làm nghề làm điều diễn ra khá thường xuyên.

3. Nhóm 3: Ngân hàng TMCP trung bình & nhỏ: TPBank, VPBank, SHB, VIB, LienVietPostBank
Và Ngân hàng TMCP nhỏ: NCB, An Bình, Bắc Á..

Tiêu chí đánh giá Trung bình & Nhỏ xét trên nhiều khía cạnh. Người viết tư duy "tương đối", bạn đọc tránh hiểu nhầm về câu chữ.

a. Quy trình tuyển dụng
- Giống như trên

b. Tiêu chí tuyển dụng
Nếu bạn:
- Tốt nghiệp ở những trường ĐH không thuộc nhóm danh giá phía trên
- Tốt nghiệp các hệ Tại chức, Dân lập, Từ xa..
- Không thể thi được 2 nhóm Ngân hàng phía trên
Thì nên cân nhắc nhóm 3, nhưng hãy nhớ là Cân nhắc, vì chưa chắc bạn đã đủ điều kiện với họ.

Với Bằng cấp: Các Ngân hàng này thường không quá quan trọng đến xuất phát điểm của Ứng viên. Trái lại, Ứng viên cần có đặc điểm rõ ràng phù hợp với vị trí. Ví dụ, nếu Ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong xử lý tình huống, tuy nhiên xuất phát điểm với Chuyên ngành học là Sư phạm, vẫn được chấp nhận.

Đây vừa là điểm mở đối với nhóm Ngân hàng này.

Rõ ràng, cần nhìn nhận rằng, với bất kỳ vị trí nào, Ngân hàng vẫn luôn đòi hỏi ứng viên ở các yếu tố căn bản như: Ngoại hình, Kỹ năng giao tiếp, Thái độ. Có chăng, ở các vị trí đặc thù thì mức độ đánh giá từng tiêu chí là khác nhau.

c. Thi Test
- Giống NH TMCP lớn

d. Phỏng vấn
- Hội đồng phỏng vấn: Giống NH TMCP lớn
- Nội dung câu hỏi: Ưu tiên về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, không hỏi sâu về nghiệp vụ
- Cơ hội thăng tiến: Cơ hội mở, chứng minh khả năng làm được + thể hiện được năng lực của mình, bạn sẽ có cơ hội. Tại nhóm Ngân hàng này cũng xây dựng các thang chức danh tương đối đa dạng, đôi khi nói vui là "Ai cũng là Giám đốc". Tìm hiểu kỹ về mô hình, bạn sẽ hiểu được điều này.

4. Nhóm 4: Nhóm Ngân hàng 0đ

Đây là nhóm Ngân hàng đặc biệt.

Về tâm lý của phần lớn đám đông, rất ít người lựa chọn nó, vì nhiều nỗi sợ. Có thể là “lởm” này, Có thể ngày hôm qua bạn nghe tin “Chủ tịch” của họ đang bị bắt này; hoặc cũng có thể là bạn bè mình đang làm tại Ngân hàng oách hơn, mình làm Ngân hàng này nó cười "thối mũi"… Rất nhiều lý do.

Đó là quan điểm, và không có đúng sai, chỉ có lựa chọn của từng người.

Trên thực tế, sự thực thú vị rằng: "Nơi nào mà ít người muốn, thì đó lại là sự lựa chọn tốt của mình".

Nếu bạn:
- Muốn thử thách bản lĩnh của mình trong 1 Môi trường khó khăn. Sướng làm tốt thì nói làm gì, Khó cũng làm tốt mới là giỏi.
- Tự đánh giá năng lực bản thân và sức cạnh tranh của bản thân không cao với 3 nhóm Ngân hàng trên.
=> Thì nhóm này là cơ hội.

Nhưng, không đồng nghĩa với việc, à, nó “lởm” nên nó hợp với mình. Nhận định như vậy là sai hoàn toàn.

Bài toán ở đây, cần lựa chọn nơi nào họ sẵn sàng chấp nhận mình. Đồng nghĩa với việc, nếu bạn muốn vào Ngân hàng, khi nhìn quanh mình chẳng có gì hơn người, thì mình phải có ít nhất là “Thái độ”, và thể hiện được cho họ thấy sự cầu thị của mình, cơ hội sẽ dành cho bạn.
Ngược lại, với cái kiểu ta đây, cho rằng: Nó nhỏ, nó đang khó khăn nên nó cần mình. Xin thưa là bạn ra ngoài nhé, ra thẳng nhé và đi ngay cho khuất mắt họ.

5. Nhóm 5: Nhóm Ngân hàng nước ngoài (100% vốn nước ngoài hoặc Chi nhánh nước ngoài)

Đây là nhóm Ngân hàng mới, xét tính truyền thống thì chưa được như các Ngân hàng nội.

Xét về tất cả các yếu tố về Bằng cấp, nhóm này không quan tâm, đặc biệt với các vị trí về Giao dịch hoặc Sale. Các vị trí về Nghiệp vụ thì khỏi nói nhé, Ngân hàng nào cũng cần.

Nhóm nay có 1 số điểm mạnh rất lớn để thu hút ứng viên:
- Là nhóm Ngân hàng ngoại. Trên thị trường ngân hàng, nhóm nội đang có ưu thế vì tính truyền thống, nhưng lâu dài, khi số lượng Ngân hàng ngoại gia tăng theo xu hướng hội nhập, kết hợp tâm lý “sính ngoại” của dân nhà mình. Nhu cầu ứng tuyển sẽ tăng.
- Môi trường mở. Phải nói là rất mở, rất fair. Làm tốt, ok done. Làm không tốt, ok quit. Sòng phẳng, rõ ràng, không cần điếu đóm quan hệ loằng ngoằng. Mọi thứ đều quy thành số, thành tiền và thành hiệu quả làm việc. Đó là ưu thế lớn.
- Điều kiện tuyển dụng: Thoáng với các vị trí về Giao dịch, sale, không trọng bằng cấp.
- Cơ hội thăng tiến minh bạch: Nếu xét về cái “Chức danh”, nhóm NH ngoại và NH nhóm 3 đều dùng những chức danh khá “oai”. Tuy nhiên, được cái như đã phân tích, việc làm 1-2 năm để tăng lên level cao hơn là điều không khó. Trong khi cùng thời gian này ở các NH trên là không dễ, đặc biệt ở nhóm 1 và nhóm 2.
- Có môi trường rèn luyện khả năng Tiếng Anh, đặc biệt phải tương tác và báo cáo với các Sếp ngoại quốc. Đây là thứ không mấy Ngân hàng nội có được. Được hiểu, nếu bạn làm ở các vị trí đơn thuần không dùng Tiếng Anh như QHKH Cá nhân, GDV, HTTD, Kho quỹ, Tư vấn viên…, việc TOEIC 990 cũng không có giá trị sử dụng.

Về lâu dài, đây sẽ là xu hướng, đồng nghĩa với việc Sinh viên tốt nghiệp sẽ lựa chọn Môi trường & Sự minh bạch thay vì sự lựa chọn Ngân hàng nội địa.

Điều đó cũng dễ hiểu, thay vì vào Big4 nhận lương khởi điểm 7 củ, em vào Ngân hàng nước ngoài nhận lương khởi điểm 500 USD.

Tất nhiên, đừng vội phán xét những gì của người viết, đúng là có trường hợp này kia, nhưng không phủ nhận, yếu tố nước ngoài và mong muốn được học tập & làm việc trong môi trường có yếu tố nước ngoài luôn là ước ao của nhiều người.
------------------------------
Như vậy, bạn vừa trải qua một bài viết khá dài. Bạn cũng không cần thiết phải nhớ các thông tin trên.

Mục đích của phần đầu tiên này, đó là: "Cần chọn nơi phù hợp với mình".

Các cuộc thi của đám đông luôn thu hút, nhưng cũng cần cẩn trọng để hiểu đâu là thứ mình cần.

Trong các bài viết tiếp theo, BQT U&Bank sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các nền tảng Hiểu biết về công việc, bạn vui lòng đón đọc.

BQT U&Bank

Hà Nội ngày 22 tháng 08 năm 2019
 

Đính kèm

  • Untitled.png
    Untitled.png
    97.4 KB · Xem: 8,909
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
phần 2 trở đi của bộ cẩm nang này có bạn nào biết ở đâu k ạ, tớ tìm mãi mà k thấy :(
 
Thanks A.
Để chiến đấu cái bid ùi quay về đọc bài của a chiến ctg v2
 
Xin chào các bạn,
Sau vòng phỏng vấn đợt 1 của Vietinbank, ngó nghiêng xung quanh, tôi đều nhận thấy 1 đặc điểm chung về “Nền tảng kiến thức Ngân hàng” của các ứng viên còn thiếu và chưa được trang bị đầy đủ.

Hội đồng tuyển dụng của các Ngân hàng gần đây có xu hướng xoáy khá sâu vào nghiệp vụ cơ bản, bên cạnh các kỹ năng tối thiểu mà ứng viên cần có.
Mà hỏi về nghiệp vụ thì 96,69/100 người được hỏi đều “Sợ”!
Nói đâu xa, tôi cũng sợ chứ chẳng phải mỗi các bạn :))

Vậy làm thế nào để “Xua tan đi nỗi sợ hãi”?– nghe như quảng cáo trên TV ấy…
Chắc chắn là phải học rồi?!

Tự học là quá tốt, nhưng nếu muốn tăng tốc trong thời gian ngắn, bạn sẽ khó khăn với 1 tổ hợp kiến thức cực kỳ phức tạp trên giảng đường Đại học :D

Vì vậy, với mong muốn “cao cả” đem lại 1 góc nhìn kỹ hơn về nghề, và “xôi thịt” hơn – cung cấp cho các bạn những kiến thức nghiệp vụ phù hợp, để bạn có thể tự tin hơn trước những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn tuyển dụng Ngân hàng, nhóm chúng tôi đã hoàn thành xong “Cẩm nang nghiệp vụ Ngân hàng ver 1”.

Gọi là cẩm nang thì nghe hơi hoành troáng :D (oai tí)
Nhưng đây đều là những kinh nghiệm, kiến thức đã được chắt lọc và sắp xếp hợp lý, phù hợp cho những người chưa biết tí tẹo gì về Ngân hàng, hoặc những người quá siêu cũng hoàn toàn đọc được :D)

Nội dung cẩm nang phù hợp cho những bạn muốn Thi hoặc tìm hiểu thêm về nghiệp vụ của những vị trí như:
- Quan hệ khách hàng
- Hỗ trợ tín dụng
- Thẩm định tín dụng

Xin nói trước, tôi nhấn mạnh về tính Phù hợp của cẩm nang. Nội dung mà chúng tôi chia sẻ sau đây không có gì cao siêu, có thể nhiều người đã biết, nhưng cũng có người chưa biết. Cũng đơn giản thôi, chủ yếu toàn “mẹo” là chính :D
Vì vậy, mạn phép các cao nhân xin được chia sẻ với những người mới :)
Xin đừng ném đá, đau em :)

P/s: Do tài liệu sẽ được chia làm nhiều phần khác nhau, nên các bạn chịu khó theo dõi nhé. Ngoài ra, các bạn nên cân nhắc bỏ tiền mua các quyển cẩm nang bên ngoài. Dùng FREE trên diễn đàn này cho ngon :D (Khéo 1 ngày nào đó, trong 1 quyển cẩm nang nào đó bên ngoài, khéo lại COPY PASTE y nguyên dòng này tôi viết đấy chứ :D)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để trang bị đầy đủ kiến thức Thi tuyển, chúng tôi không thể nói về nghiệp vụ Ngân hàng trong 1 chốc lát, hay 1 Topíc đơn thuần được.
Và một khi đã làm thì phải đầy đủ và chi tiết!

Vì vậy, nội dung Cẩm nang sẽ được chia làm 7 phần chính:

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
- Tổng quan hệ thống Ngân hàng
- Khẩu vị tuyển dụng chung của nhóm NH
- Các vị trí có thể ứng tuyển

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
- Công việc CVQHKH: Được/mất, áp lực, cơ hội (QUAN TRỌNG)
- Sản phẩm KHCN, KHDN
- Các VB pháp luật cần nắm được
- Khái niệm Tín dụng, cho vay (Có dẫn chiếu Luật TCTD số 47/2010 và Quy chế cho vay 1627)
+ Hình thức/ Loại hình cho vay
+ Đối tượng không được vay/Hạn chế cho vay
- Thông tin khác:
+ Mức cho vay/tổng nhu cầu vốn và /tổng giá trị TSBĐ
+ Độ tuổi người đi vay và người chủ sở hữu tài sản
+ Các loại KT1 ->KT4
+ Thông tư 02 phân loại Nợ
+ Xếp hạng Tín dụng

PHẦN 3: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Câu chuyện về các loại lãi suất
- Mọi thứ về Bảo lãnh: Nguyên nhân hình thành, đặc điểm, phân loại
- Các Quy trình cấp tín dụng phổ biến (QUAN TRỌNG)
- Đăng ký giao dịch bảo đảm + NĐ83 quy định về GDBĐ

PHẦN 4: DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG + TÌM HIỂU SẢN PHẨM NGÂN HÀNG
- Tư duy Dịch vụ Khách hàng
- Tìm hiểu Sản phẩm Ngân hàng
+ Thiết lập cây thư mục sản phẩm KHCN
+ Tìm hiêủ thông tin về Ngân hàng

PHẦN 5: CÂU CHUYỆN VỀ TÌM KIẾM & TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

PHẦN 6: THẨM ĐỊNH – ĐAU ĐẦU LẮM?!

PHẦN 7: BÁN XONG RỒI, LÀM GÌ NỮA?

Đó, gồm tất cả 7 phần!
Không quá nhiều đâu, nhưng đủ để dùng :)
Với mỗi phần, các bạn nên lưu lại và tổng hợp thành từng bài một nhé!
Các phần sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên trước khi đọc các phần mới!
Nhớ đọc lại bài cũ :D
Thôi, không nói nữa, câu chuyện chúng ta bắt đầu!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1/ Tổng quan hệ thống Ngân hàng

“Tại sao lại phải quan tâm?”
-> Tất nhiên có thể lý luận theo kiểu “Làm Ngân hàng thì phải biết về Ngân hàng thôi”
Đồng ý!
Và với tôi, đây là cái Cơ bản BẮT BUỘC phải biết!

Không cần quan tâm bạn làm công việc gì, nhưng đã liên quan đến Ngân hàng, trước khi học những cái cao siêu, hãy nắm được Tổng quan của vấn đề, trước hết là Tổng quan về Hệ thống Ngân hàng.
Ngoài ra, đây là 1 trong những vấn đề Quan trọng mà Nhà tuyển dụng ưa thích đặt ra với bạn!
“Em có nắm được thông tin gì liên quan đến ngành Ngân hàng vừa qua không?”
=> Không biết thì xác định đi nhé :D

Tuy nhiên, vấn đề sâu xa hơn có liên quan đến câu chuyện “Định hướng cá nhân”.
Thời gian vừa qua, hệ thống NH tại Việt Nam biến động khá mạnh, hàng loạt các vụ sáp nhập, đổi tên, cá lớn nuốt cá bé diễn ra với 1 xu hướng quá mạnh. Và tất nhiên, xu thế trên vẫn chưa dừng lại ở đó!
Việc chúng ta nắm được xu thế, giúp định hình được câu chuyện về MỤC TIÊU (Sẽ được cụ thể trong phần 3 – Khẩu vị tuyển dụng Ngân hàng)

Trước khi có những sự thay đổi lớn, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có tất cả 42 Ngân hàng Thương mại (gồm NH TM nhà nước và NH TMCP, không tính nhóm các Quỹ tín dụng, NH hợp tác xã, NH chính sách.. và các NH liên doanh nước ngoài).

Có thể có vài tên tuổi “nổi tiếng” trước đây mà các bạn không biết như:
- Trust Bank (trước có 1 cái ở ngã tư Bà Triệu – Nguyễn Du)
- Tín Nghĩa Bank (Tôi không biết Ngân hàng này, chưa thấy bao giờ)
- Ficombank (chắc là bạn không biết, trước đây nó có 1 Chi nhánh bên cạnh Urban Station Thái Hà – đối diện Rạp Quốc Gia, sau này đổi thành quán bánh cuốn mà tôi hay ăn :D)
- NaviBank
- Đại Á Bank…
Và tất nhiên, các ngân hàng trên đều hoặc xóa sổ; hoặc đổi tên.

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 1/1/2012, khi 3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB + Tín Nghĩa Bank + Ficombank cùng sáp nhập lại thành 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB duy nhất.
Tiếp đó là chuỗi các sự kiện:
- 1/9/2012: Thương hiệu Ngân hàng đình đám trong lòng người dân Hà Nội là Habubank bị sáp nhập vào SHB, dẫn đến câu chuyện bi hài khi nguyên TGĐ Habubank trở thành chuyên viên thu hồi nợ của SHB (Nguyên tổng giám đốc Habubank thành... nhân viên đòi nợ)
- 8/9/2013: NH Phương Tây Western Bank sáp nhập vào Công ty tài chính dầu khí PVFC thành NH Đại chúng PVCombank, đặt ngay trụ sở Hội sở tại 22 Ngô Quyền – địa điểm cũ thuộc PVFC
- 18/11/2013: Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank (câu chuyện của HDBank liên quan nhiêu đến Vietjet Air, đến bà Phó Chủ tịch xinh đẹp và đình đám: Bloomberg: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam)

Năm 2014 tạm coi là yên ả.

4 thương vụ sáp nhập còn lại diễn ra từ đầu năm 2015, bắt đầu từ MDB -> BIDV; MHB -> Maritime Bank; NH Phương Nam -> Sacombank (Toàn bộ liên quan đến đại gia Trầm Bê: Sự kiện: Đại gia Trầm Bê và vụ sáp nhập Sacombank | soha.vn) ; PGBank -> Vietinbank (vụ này đã chính thức, chưa thực tế chưa chuyển giao rõ ràng)
=> Vậy là có tất cả 8 vụ sáp nhập lớn.
(Tham khảo tại: http://ub.com.vn/threads/cuc-dien-ngan-hang-sau-4-nam-tai-co-cau.234734/)

Đi đôi với nó, là 3 NH tái cơ cấu và đổi tên như:
- Trust Bank -> VNCB -> CBBank (Ông này phức tạp lắm, cho vay chân trong chân ngoài với Tập đoàn Thiên Thanh: Luồng sự kiện: Đại án 18.000 tỷ ở NH Xây dựng)
- Navibank -> NCB: Kể từ thời điểm tái cơ cấu, NCB thay đổi hẳn diện mạo, theo hướng trẻ trung và tích cực hơn nhiều. Chính sách tuyển dụng nhân sự thoáng hơn, chế độ đãi ngộ thu hút là những điểm nổi bật (1 điểm cộng cho NCB nhé)
- TienPhongBank ->TPBank: TienPhongBank: Câu chuyện về đứa con đẻ của FPT | Vietstock
Nhìn lại thương vụ Doji mua Tiên Phong bank
Với TPBank, kể từ thời điểm tái cơ cấu, từ thương hiệu nhận diện, sản phẩm, chính sách… Hiện TPBank đang vươn mình khá mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, tiên phong (theo đúng cái tên của nó) trong các lĩnh vực về áp dụng Công nghệ trong tài chính Ngân hàng (Sử dụng sẽ biết).
Chính sách tuyển dụng TPBank cũng khá thoáng, không trọng bằng cấp, quan trọng kỹ năng và con người (Điểm cộng)

Bên cạnh đó, là nhóm 3 Ngân hàng bị mua lại với giá 0đ, chuyển sang thành Ngân hàng TNHH MTV (thuộc quyền kiểm soát của NHNN), đó là:
- Oceanbank của đại gia Hà Văn Thắm đình đám 1 thời
- CBBank: Nợ xấu cực khủng
- GPBank: Nợ xấu cực khủng
Mấy ông quản lý trước đây của những NH này bị tóm hết lượt.
(Tham khảo: Google)

Như vậy, nhớ là, hiện có tất cả 34 Ngân hàng Thương mại + 8 vụ sáp nhập + 3 vụ đổi tên + 3 NH 0đ.

=> Ngoảnh đi ngoảnh lại thấy, dường như, NH nào càng nhỏ, càng ít người quan tâm, rủi ro bị thâu tóm sáp nhập là cao!
Ồ, có tí liên quan đến định hướng Mục tiêu.

2. Mô hình Ngân hàng, gồm Hội Sở và các chi nhánh
Nắm được cái này có liên quan trực tiếp đến Quy trình cấp Tín dụng.
Vấn đề này hoàn toàn có thể tự tham khảo nhé các bạn.
Ví dụ nhé: mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng sacombank - Google Search

3. Khẩu vị tuyển dụng chung của nhóm NH – Bài toán về mục tiêu
Được hiểu rằng, Ngân hàng A thích bằng cấp như này…; Ngân hàng B thích 1 đứa chuyên viên có ngoại hình ngon, ăn nói duyên; Ngân hàng C không quan tâm đến bằng cấp, miễn là có kinh nghiệm bán hàng….
Mỗi Ngân hàng đúng là mỗi kiểu khác nhau.
Thực tế, có 3 kiểu Ngân hàng:

1.1. Ngân hàng TM Nhà nước: Big 3 (Vietinbank, Vietcombank, BIDV), xin phép chưa nói đến Agribank ;)
Đặc điểm chung:
- Ưu tiên bằng cấp tốt nghiệp Big 4 ở Hà Nội (KTQD, HVNH, HVTC, FTU), vài trường hợp ghi hẳn chỉ tuyển Nữ tốt nghiệp bằng giỏi.
- Thi test: Thi viết là hình thức phổ biến. Đề thi tương đối khoai, như thi hết môn tại trường Đại học @@ à Có lẽ nó sẽ phù hợp với các bạn đã được học các môn tính toán như Phân tích Tài chính DN hoăc Lập quản lý dự án…
- Hội đồng phỏng vấn: Mặt bằng chung là Già, khó tính, mức độ cởi mở với ứng viên không nhiều, dễ “được” hỏi về nghiệp vụ (Đây là tổng quan nhé, tùy hội đồng :D)
- Nội dung câu hỏi: Khoai, thiên về nghiệp vụ. Ngoài ra, phỏng vấn kiểu bốc thăm 3 câu hỏi (như thi hết môn ở mấy trường dân tộc vậy), 1 ngày đẹp dời, các bạn sẽ gặp phải các câu hỏi đại loại như “Tên gọi khác của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí..”
- Cơ hội thăng tiến: Nếu có được vào làm, mức độ thăng tiến đang còn bỏ ngỏ , phụ thuộc vào nhiều yếu tố “tương đối phức tạp và tế nhị”. Môi trường làm việc cũng là 1 dấu hỏi lớn? (Nơi nào càng nhiều gái già thì càng chán, phức tạp J)..)
=> Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, Big 3 đã nỗ lực khá nhiều trong thời gian qua nhằm thể hiện 1 diện mạo tươi trẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, hãy nên để thời gian trả lời ;)

1.2. Ngân hàng TMCP lớn: Top 4 (MBBank, Sacombank, ACB, Techcombank)
4 đại gia này có gu tuyển dụng khá giống nhau:
- Ưu tiên bằng cấp tốt nghiệp Big 4 ở Hà Nội (KTQD, HVNH, HVTC, NT), tuy nhiên đối với các trường ngoài (Dân lập, Thương mai, Công đoàn..) vẫn trao cơ hội nếu ứng viên thể hiện được đầy đủ 3 yếu tố: 1/ Mặt đẹp; 2/Dáng ngon; 3/Dày dặn kinh nghiệm làm việc hoặc Đoàn thể è Gái xinh như ĐH Thăng Long vào nhóm này đầy
- Thi test: 100% thi trắc nghiệm, gồm 5 phần: IQ (trời phú), EQ, nghiệp vụ (kinh tế vi mô, vĩ mô), Tiếng Anh (học hết quyển Starter TOEIC là làm ngon), kiến thức xã hội.
- Hội đồng phỏng vấn: Trẻ, chủ yếu là 8x, có chăng cuối 7x tí chút. Cởi mở trong giao tiếp, câu hỏi đặt ra tương đối mở, có nhiều đất để chém chém chém!
- Nội dung câu hỏi: Tất nhiên là hỏi về nghiệp vụ, hay về kỹ năng là tùy thái độ ứng viên. Bạn nào khôn khôn, ngoan ngoan biết điều à Kỹ năng; Thằng nào khôn, nhưng thích thể hiện ta đây à Dí chết liền à Hỏi nghiệp vụ cho mày chết luôn :D. Tuy nhiên, tổng quan rằng, câu hỏi mở là phổ biến.
- Cơ hội thăng tiến: Thoáng hơn so với NH TM nhà nước, dù sao còn có đất diễn. Tuy nhiên, do là NH lớn nên thỉnh thoảng gặp phải cảnh “Ghế thì ít, đít thì nhiều”..
=> Về cơ bản, khi các NH này tuyển dụng, sinh viên hoặc người mới đi làm thường bị thu hút nhiều (Tư duy “bầy đàn” sẽ nói về sau)

1.3. Ngân hàng TMCP trung bình: TPBank, VPBank, SHB, VIB, LienVietPostBank
Và Ngân hàng TMCP nhỏ: NCB, An Bình, Bắc Á..
- Bằng cấp: Không quan trọng, chỉ đảm bảo là bằng Đại học, trường nào cũng được. Miễn là mày “mặt ngon, dáng chuẩn, yêu nghề, ăn nói mồm mép..”
- Thi test: Giống NH TMCP lớn
- Hội đồng phỏng vấn: Giống NH TMCP lớn
- Nội dung câu hỏi: Ưu tiên về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, không hỏi sâu về nghiệp vụ
- Cơ hội thăng tiến: Cơ hội khá tốt, miễn là làm được + thể hiện được năng lực của mình. Cơ bản các Ngân hàng kiểu này có xu hướng “vẽ” ra rất nhiều vị trí mà nghe tên rất hoành tráng (Ví dụ: Giám đốc KHDN; Giám đốc bán lẻ… nhưng nếu so tương đương, có thể chỉ ngang với vị trí Phó phòng/Trưởng phòng tại các NH lớn – tùy nhé) nên vào mấy Ngân hàng này để sớm có được các Chức danh hoành tráng thì OK nhé.
Đấy, tôi đã tóm lược hết, dựa vào các yếu tố trên, xem xét mình sẽ phù hợp với KIỂU NGÂN HÀNG như thế nào.
Một trong những căn bệnh rất lớn của nhiều người (bao gồm tôi) là chạy theo đám đông. Ra trường thấy bạn bè nộp vô Vietinbank, mình nghĩ “Chúng mày nộp được, thì bố cũng nộp, mày hơn dek gì bố đâu..”
Tuy nhiên, thực tế có thể mình “ngu” hơn bạn mình thật. Chỗ nào người ta càng nhảy vào, thì mình lại càng cân nhắc. Chỗ nào người ta ít quan tâm, thì tập trung dồn hồ sơ vào đó.
Đừng vì sĩ diện khiến các bạn lựa chọn mục tiêu không phù hợp với khả năng hiện tại.
À mà quên, trường hợp chưa xác định rõ đích danh mình sẽ hợp với Ngân hàng nào, thì chọn giùm tôi “Nhóm Ngân hàng ưa thích” nhé. Ít ra còn theo kiểu “Em sẽ dự định thi vào nhóm NHTMCP Trung bình” à Chút ít còn có Mục tiêu cơ bản.
Tất nhiên, ai cũng thích Ngân hàng to, cho oai :) Cơ mà cũng oai đấy :D
Nhưng đừng quá nặng nề nhé!
Hãy lựa chọn 1 nơi vừa sức, để bắt đầu Khởi nghiệp tại đó!
Môi trường làm việc mới là quan trọng, chứ không phải là Uy tín và thương hiệu Ngân hàng đâu!

4. Các vị trí có thể ứng tuyển
Có nhiều vị trí làm việc trong ngân hàng lắm (Tham khảo: http://ub.com.vn/threads/cac-vi-tri-trong-ngan-hang-nhung-dieu-can-biet.232379/)
Tuy nhiên, thực tế mà nói, sự lựa chọn làm tại Ngân hàng đối với sinh viên mới ra trường, nằm ở 4 vị trí cơ bản:
- CV QHKH/Tư vấn tài chính cá nhân hoặc các tên gọi khác – giờ nhiều tên lắm (Chung quy là bán hàng nhé) : Đây là vị trí bán hàng, chịu KPI cao, đồng nghĩa lương thưởng, chế độ thăng tiến tốt hơn. Tuy nhiên, thừa nhận là áp lực khá lớn. Nhiều bạn mới vào cảm thấy cực Shock trước cường độ áp lực, hợp hành liên tục, chửi bới khủng khiếp. Nhưng vị trí này được cái linh hoạt, chủ động (Sáng sớm café cà pháo thoải mái), vui do tương tác với nhiều kiểu người è Trưởng thành super nhanh.
=> Vị trí này phù hợp với những người năng động, nhanh nhẹn và quan điểm rõ ràng THÍCH BÁN HÀNG
- GDV
: Thực tế nhiều đồng chí có ngoại hình khá (về chiều cao và mức độ ưa nhìn), có khả năng giao tiếp cơ bản, và quan trọng NGẠI ĐI LẠI thì phù hợp với vị trí này. Mức độ thăng tiến của vị trí này là có cơ hội – vì cũng liên quan đến bán hàng, nhưng là bán hàng tại quầy. Tuy nhiên, con gái có thì, nên khi nhan sắc có sự biến động mạnh, phục vụ không tốt thì khả năng bị Out là cao (giống như QHKH không bán được hàng thì Out)
- HTTD: Phù hợp với những người THÍCH ỔN ĐỊNH, ngoại hình trung bình, tính cẩn thận và chăm chỉ cao. Đây là công việc thiên về xử lý hồ sơ văn phòng, không quan trọng nhiều về khả năng giao tiếp, nên ứng viên phải thể hiện được sự tận tụy, cẩn thận và nắm được các VB quy phạm pháp luật (gồm các VB pháp luật trên lớp được học rồi đấy)
- TTQT: Giống như HTTD, chỉ khác yêu cầu về NĂNG LỰC TIẾNG ANH. Yêu cầu Tiếng Anh khá là bắt buộc (đây là Kỹ năng Đọc, Viết – không cần Nghe Nói).

Nhiều người (đặc biệt là các bạn Nữ) chịu ảnh hưởng của yếu tố Gia đình sau này, đề cao tính Ổn định, các bạn mong muốn vị trí HTTD và TTQT. Tuy nhiên, cơ hội làm việc tại HTTD và TTQT đối với người mới là không cao. Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận đường vòng, xuất phát điểm từ QHKH CN hoặc DN.
Khi đã có kinh nghiệm, kiến thức về Ngân hàng và Tín dụng, hoàn toàn có thể nhảy sang 2 vị trí kia bằng việc ứng tuyển nội bộ hoặc sang NH khác, tính khả thi cao hơn. Mất khoảng 2 năm để nhảy sang vị trí mới, nên nếu muốn sang vị trí ổn định, cố gắng mà cày cuốc min 2 năm tại vị trí QHKH nhé.

Như vậy, tôi đã chia sẻ xong toàn bộ các phần kiến thức của phần 1 :)
Phần 1 nhẹ nhàng êm thấm, chưa có gì phải học đâu :)
Tất nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó!

Hẹn gặp lại các bạn trong phần 2!

P/s: Like cho tôi để kiếm tín dụng cái :))

À quên, thời gian tới tôi sẽ chia sẻ toàn bộ bản Full các nội dung này tại: Trang chủ - ubclass.com - Website giáo dục trực tuyến chất lượng nhất Việt Nam
Anh em ủng hộ ạ :))

(HOT) Chuẩn bị gì trước buổi Phỏng vấn Vietinbank 2016

(HOT) Chuẩn bị Nghiệp vụ và Kỹ năng thi Vietinbank 2016
Thank bài viết của Anh, rất bổ ích ạ, Em xin phép đính chính chút xíu là MHB sáp nhập vào BIDV còn MDB sáp nhập vào Maritime Bank ạ :D
 
Xin chào các bạn,
Sau vòng phỏng vấn đợt 1 của Vietinbank, ngó nghiêng xung quanh, tôi đều nhận thấy 1 đặc điểm chung về “Nền tảng kiến thức Ngân hàng” của các ứng viên còn thiếu và chưa được trang bị đầy đủ.

Hội đồng tuyển dụng của các Ngân hàng gần đây có xu hướng xoáy khá sâu vào nghiệp vụ cơ bản, bên cạnh các kỹ năng tối thiểu mà ứng viên cần có.
Mà hỏi về nghiệp vụ thì 96,69/100 người được hỏi đều “Sợ”!
Nói đâu xa, tôi cũng sợ chứ chẳng phải mỗi các bạn :))

Vậy làm thế nào để “Xua tan đi nỗi sợ hãi”?– nghe như quảng cáo trên TV ấy…
Chắc chắn là phải học rồi?!

Tự học là quá tốt, nhưng nếu muốn tăng tốc trong thời gian ngắn, bạn sẽ khó khăn với 1 tổ hợp kiến thức cực kỳ phức tạp trên giảng đường Đại học :D

Vì vậy, với mong muốn “cao cả” đem lại 1 góc nhìn kỹ hơn về nghề, và “xôi thịt” hơn – cung cấp cho các bạn những kiến thức nghiệp vụ phù hợp, để bạn có thể tự tin hơn trước những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn tuyển dụng Ngân hàng, nhóm chúng tôi đã hoàn thành xong “Cẩm nang nghiệp vụ Ngân hàng ver 1”.

Gọi là cẩm nang thì nghe hơi hoành troáng :D (oai tí)
Nhưng đây đều là những kinh nghiệm, kiến thức đã được chắt lọc và sắp xếp hợp lý, phù hợp cho những người chưa biết tí tẹo gì về Ngân hàng, hoặc những người quá siêu cũng hoàn toàn đọc được :D)

Nội dung cẩm nang phù hợp cho những bạn muốn Thi hoặc tìm hiểu thêm về nghiệp vụ của những vị trí như:
- Quan hệ khách hàng
- Hỗ trợ tín dụng
- Thẩm định tín dụng

Xin nói trước, tôi nhấn mạnh về tính Phù hợp của cẩm nang. Nội dung mà chúng tôi chia sẻ sau đây không có gì cao siêu, có thể nhiều người đã biết, nhưng cũng có người chưa biết. Cũng đơn giản thôi, chủ yếu toàn “mẹo” là chính :D
Vì vậy, mạn phép các cao nhân xin được chia sẻ với những người mới :)
Xin đừng ném đá, đau em :)

P/s: Do tài liệu sẽ được chia làm nhiều phần khác nhau, nên các bạn chịu khó theo dõi nhé. Ngoài ra, các bạn nên cân nhắc bỏ tiền mua các quyển cẩm nang bên ngoài. Dùng FREE trên diễn đàn này cho ngon :D (Khéo 1 ngày nào đó, trong 1 quyển cẩm nang nào đó bên ngoài, khéo lại COPY PASTE y nguyên dòng này tôi viết đấy chứ :D)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để trang bị đầy đủ kiến thức Thi tuyển, chúng tôi không thể nói về nghiệp vụ Ngân hàng trong 1 chốc lát, hay 1 Topíc đơn thuần được.
Và một khi đã làm thì phải đầy đủ và chi tiết!

Vì vậy, nội dung Cẩm nang sẽ được chia làm 7 phần chính:

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
- Tổng quan hệ thống Ngân hàng
- Khẩu vị tuyển dụng chung của nhóm NH
- Các vị trí có thể ứng tuyển

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
- Công việc CVQHKH: Được/mất, áp lực, cơ hội (QUAN TRỌNG)
- Sản phẩm KHCN, KHDN
- Các VB pháp luật cần nắm được
- Khái niệm Tín dụng, cho vay (Có dẫn chiếu Luật TCTD số 47/2010 và Quy chế cho vay 1627)
+ Hình thức/ Loại hình cho vay
+ Đối tượng không được vay/Hạn chế cho vay
- Thông tin khác:
+ Mức cho vay/tổng nhu cầu vốn và /tổng giá trị TSBĐ
+ Độ tuổi người đi vay và người chủ sở hữu tài sản
+ Các loại KT1 ->KT4
+ Thông tư 02 phân loại Nợ
+ Xếp hạng Tín dụng

PHẦN 3: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Câu chuyện về các loại lãi suất
- Mọi thứ về Bảo lãnh: Nguyên nhân hình thành, đặc điểm, phân loại
- Các Quy trình cấp tín dụng phổ biến (QUAN TRỌNG)
- Đăng ký giao dịch bảo đảm + NĐ83 quy định về GDBĐ

PHẦN 4: DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG + TÌM HIỂU SẢN PHẨM NGÂN HÀNG
- Tư duy Dịch vụ Khách hàng
- Tìm hiểu Sản phẩm Ngân hàng
+ Thiết lập cây thư mục sản phẩm KHCN
+ Tìm hiêủ thông tin về Ngân hàng

PHẦN 5: CÂU CHUYỆN VỀ TÌM KIẾM & TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG

PHẦN 6: THẨM ĐỊNH – ĐAU ĐẦU LẮM?!

PHẦN 7: BÁN XONG RỒI, LÀM GÌ NỮA?

Đó, gồm tất cả 7 phần!
Không quá nhiều đâu, nhưng đủ để dùng :)
Với mỗi phần, các bạn nên lưu lại và tổng hợp thành từng bài một nhé!
Các phần sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên trước khi đọc các phần mới!
Nhớ đọc lại bài cũ :D
Thôi, không nói nữa, câu chuyện chúng ta bắt đầu!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1/ Tổng quan hệ thống Ngân hàng

“Tại sao lại phải quan tâm?”
-> Tất nhiên có thể lý luận theo kiểu “Làm Ngân hàng thì phải biết về Ngân hàng thôi”
Đồng ý!
Và với tôi, đây là cái Cơ bản BẮT BUỘC phải biết!

Không cần quan tâm bạn làm công việc gì, nhưng đã liên quan đến Ngân hàng, trước khi học những cái cao siêu, hãy nắm được Tổng quan của vấn đề, trước hết là Tổng quan về Hệ thống Ngân hàng.
Ngoài ra, đây là 1 trong những vấn đề Quan trọng mà Nhà tuyển dụng ưa thích đặt ra với bạn!
“Em có nắm được thông tin gì liên quan đến ngành Ngân hàng vừa qua không?”
=> Không biết thì xác định đi nhé :D

Tuy nhiên, vấn đề sâu xa hơn có liên quan đến câu chuyện “Định hướng cá nhân”.
Thời gian vừa qua, hệ thống NH tại Việt Nam biến động khá mạnh, hàng loạt các vụ sáp nhập, đổi tên, cá lớn nuốt cá bé diễn ra với 1 xu hướng quá mạnh. Và tất nhiên, xu thế trên vẫn chưa dừng lại ở đó!
Việc chúng ta nắm được xu thế, giúp định hình được câu chuyện về MỤC TIÊU (Sẽ được cụ thể trong phần 3 – Khẩu vị tuyển dụng Ngân hàng)

Trước khi có những sự thay đổi lớn, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có tất cả 42 Ngân hàng Thương mại (gồm NH TM nhà nước và NH TMCP, không tính nhóm các Quỹ tín dụng, NH hợp tác xã, NH chính sách.. và các NH liên doanh nước ngoài).

Có thể có vài tên tuổi “nổi tiếng” trước đây mà các bạn không biết như:
- Trust Bank (trước có 1 cái ở ngã tư Bà Triệu – Nguyễn Du)
- Tín Nghĩa Bank (Tôi không biết Ngân hàng này, chưa thấy bao giờ)
- Ficombank (chắc là bạn không biết, trước đây nó có 1 Chi nhánh bên cạnh Urban Station Thái Hà – đối diện Rạp Quốc Gia, sau này đổi thành quán bánh cuốn mà tôi hay ăn :D)
- NaviBank
- Đại Á Bank…
Và tất nhiên, các ngân hàng trên đều hoặc xóa sổ; hoặc đổi tên.

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 1/1/2012, khi 3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB + Tín Nghĩa Bank + Ficombank cùng sáp nhập lại thành 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB duy nhất.
Tiếp đó là chuỗi các sự kiện:
- 1/9/2012: Thương hiệu Ngân hàng đình đám trong lòng người dân Hà Nội là Habubank bị sáp nhập vào SHB, dẫn đến câu chuyện bi hài khi nguyên TGĐ Habubank trở thành chuyên viên thu hồi nợ của SHB (Nguyên tổng giám đốc Habubank thành... nhân viên đòi nợ)
- 8/9/2013: NH Phương Tây Western Bank sáp nhập vào Công ty tài chính dầu khí PVFC thành NH Đại chúng PVCombank, đặt ngay trụ sở Hội sở tại 22 Ngô Quyền – địa điểm cũ thuộc PVFC
- 18/11/2013: Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank (câu chuyện của HDBank liên quan nhiêu đến Vietjet Air, đến bà Phó Chủ tịch xinh đẹp và đình đám: Bloomberg: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam)

Năm 2014 tạm coi là yên ả.

4 thương vụ sáp nhập còn lại diễn ra từ đầu năm 2015, bắt đầu từ MDB -> BIDV; MHB -> Maritime Bank; NH Phương Nam -> Sacombank (Toàn bộ liên quan đến đại gia Trầm Bê: Sự kiện: Đại gia Trầm Bê và vụ sáp nhập Sacombank | soha.vn) ; PGBank -> Vietinbank (vụ này đã chính thức, chưa thực tế chưa chuyển giao rõ ràng)
=> Vậy là có tất cả 8 vụ sáp nhập lớn.
(Tham khảo tại: http://ub.com.vn/threads/cuc-dien-ngan-hang-sau-4-nam-tai-co-cau.234734/)

Đi đôi với nó, là 3 NH tái cơ cấu và đổi tên như:
- Trust Bank -> VNCB -> CBBank (Ông này phức tạp lắm, cho vay chân trong chân ngoài với Tập đoàn Thiên Thanh: Luồng sự kiện: Đại án 18.000 tỷ ở NH Xây dựng)
- Navibank -> NCB: Kể từ thời điểm tái cơ cấu, NCB thay đổi hẳn diện mạo, theo hướng trẻ trung và tích cực hơn nhiều. Chính sách tuyển dụng nhân sự thoáng hơn, chế độ đãi ngộ thu hút là những điểm nổi bật (1 điểm cộng cho NCB nhé)
- TienPhongBank ->TPBank: TienPhongBank: Câu chuyện về đứa con đẻ của FPT | Vietstock
Nhìn lại thương vụ Doji mua Tiên Phong bank
Với TPBank, kể từ thời điểm tái cơ cấu, từ thương hiệu nhận diện, sản phẩm, chính sách… Hiện TPBank đang vươn mình khá mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, tiên phong (theo đúng cái tên của nó) trong các lĩnh vực về áp dụng Công nghệ trong tài chính Ngân hàng (Sử dụng sẽ biết).
Chính sách tuyển dụng TPBank cũng khá thoáng, không trọng bằng cấp, quan trọng kỹ năng và con người (Điểm cộng)

Bên cạnh đó, là nhóm 3 Ngân hàng bị mua lại với giá 0đ, chuyển sang thành Ngân hàng TNHH MTV (thuộc quyền kiểm soát của NHNN), đó là:
- Oceanbank của đại gia Hà Văn Thắm đình đám 1 thời
- CBBank: Nợ xấu cực khủng
- GPBank: Nợ xấu cực khủng
Mấy ông quản lý trước đây của những NH này bị tóm hết lượt.
(Tham khảo: Google)

Như vậy, nhớ là, hiện có tất cả 34 Ngân hàng Thương mại + 8 vụ sáp nhập + 3 vụ đổi tên + 3 NH 0đ.

=> Ngoảnh đi ngoảnh lại thấy, dường như, NH nào càng nhỏ, càng ít người quan tâm, rủi ro bị thâu tóm sáp nhập là cao!
Ồ, có tí liên quan đến định hướng Mục tiêu.

2. Mô hình Ngân hàng, gồm Hội Sở và các chi nhánh
Nắm được cái này có liên quan trực tiếp đến Quy trình cấp Tín dụng.
Vấn đề này hoàn toàn có thể tự tham khảo nhé các bạn.
Ví dụ nhé: mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng sacombank - Google Search

3. Khẩu vị tuyển dụng chung của nhóm NH – Bài toán về mục tiêu
Được hiểu rằng, Ngân hàng A thích bằng cấp như này…; Ngân hàng B thích 1 đứa chuyên viên có ngoại hình ngon, ăn nói duyên; Ngân hàng C không quan tâm đến bằng cấp, miễn là có kinh nghiệm bán hàng….
Mỗi Ngân hàng đúng là mỗi kiểu khác nhau.
Thực tế, có 3 kiểu Ngân hàng:

1.1. Ngân hàng TM Nhà nước: Big 3 (Vietinbank, Vietcombank, BIDV), xin phép chưa nói đến Agribank ;)
Đặc điểm chung:
- Ưu tiên bằng cấp tốt nghiệp Big 4 ở Hà Nội (KTQD, HVNH, HVTC, FTU), vài trường hợp ghi hẳn chỉ tuyển Nữ tốt nghiệp bằng giỏi.
- Thi test: Thi viết là hình thức phổ biến. Đề thi tương đối khoai, như thi hết môn tại trường Đại học @@ à Có lẽ nó sẽ phù hợp với các bạn đã được học các môn tính toán như Phân tích Tài chính DN hoăc Lập quản lý dự án…
- Hội đồng phỏng vấn: Mặt bằng chung là Già, khó tính, mức độ cởi mở với ứng viên không nhiều, dễ “được” hỏi về nghiệp vụ (Đây là tổng quan nhé, tùy hội đồng :D)
- Nội dung câu hỏi: Khoai, thiên về nghiệp vụ. Ngoài ra, phỏng vấn kiểu bốc thăm 3 câu hỏi (như thi hết môn ở mấy trường dân tộc vậy), 1 ngày đẹp dời, các bạn sẽ gặp phải các câu hỏi đại loại như “Tên gọi khác của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí..”
- Cơ hội thăng tiến: Nếu có được vào làm, mức độ thăng tiến đang còn bỏ ngỏ , phụ thuộc vào nhiều yếu tố “tương đối phức tạp và tế nhị”. Môi trường làm việc cũng là 1 dấu hỏi lớn? (Nơi nào càng nhiều gái già thì càng chán, phức tạp J)..)
=> Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, Big 3 đã nỗ lực khá nhiều trong thời gian qua nhằm thể hiện 1 diện mạo tươi trẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, hãy nên để thời gian trả lời ;)

1.2. Ngân hàng TMCP lớn: Top 4 (MBBank, Sacombank, ACB, Techcombank)
4 đại gia này có gu tuyển dụng khá giống nhau:
- Ưu tiên bằng cấp tốt nghiệp Big 4 ở Hà Nội (KTQD, HVNH, HVTC, NT), tuy nhiên đối với các trường ngoài (Dân lập, Thương mai, Công đoàn..) vẫn trao cơ hội nếu ứng viên thể hiện được đầy đủ 3 yếu tố: 1/ Mặt đẹp; 2/Dáng ngon; 3/Dày dặn kinh nghiệm làm việc hoặc Đoàn thể è Gái xinh như ĐH Thăng Long vào nhóm này đầy
- Thi test: 100% thi trắc nghiệm, gồm 5 phần: IQ (trời phú), EQ, nghiệp vụ (kinh tế vi mô, vĩ mô), Tiếng Anh (học hết quyển Starter TOEIC là làm ngon), kiến thức xã hội.
- Hội đồng phỏng vấn: Trẻ, chủ yếu là 8x, có chăng cuối 7x tí chút. Cởi mở trong giao tiếp, câu hỏi đặt ra tương đối mở, có nhiều đất để chém chém chém!
- Nội dung câu hỏi: Tất nhiên là hỏi về nghiệp vụ, hay về kỹ năng là tùy thái độ ứng viên. Bạn nào khôn khôn, ngoan ngoan biết điều à Kỹ năng; Thằng nào khôn, nhưng thích thể hiện ta đây à Dí chết liền à Hỏi nghiệp vụ cho mày chết luôn :D. Tuy nhiên, tổng quan rằng, câu hỏi mở là phổ biến.
- Cơ hội thăng tiến: Thoáng hơn so với NH TM nhà nước, dù sao còn có đất diễn. Tuy nhiên, do là NH lớn nên thỉnh thoảng gặp phải cảnh “Ghế thì ít, đít thì nhiều”..
=> Về cơ bản, khi các NH này tuyển dụng, sinh viên hoặc người mới đi làm thường bị thu hút nhiều (Tư duy “bầy đàn” sẽ nói về sau)

1.3. Ngân hàng TMCP trung bình: TPBank, VPBank, SHB, VIB, LienVietPostBank
Và Ngân hàng TMCP nhỏ: NCB, An Bình, Bắc Á..
- Bằng cấp: Không quan trọng, chỉ đảm bảo là bằng Đại học, trường nào cũng được. Miễn là mày “mặt ngon, dáng chuẩn, yêu nghề, ăn nói mồm mép..”
- Thi test: Giống NH TMCP lớn
- Hội đồng phỏng vấn: Giống NH TMCP lớn
- Nội dung câu hỏi: Ưu tiên về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, không hỏi sâu về nghiệp vụ
- Cơ hội thăng tiến: Cơ hội khá tốt, miễn là làm được + thể hiện được năng lực của mình. Cơ bản các Ngân hàng kiểu này có xu hướng “vẽ” ra rất nhiều vị trí mà nghe tên rất hoành tráng (Ví dụ: Giám đốc KHDN; Giám đốc bán lẻ… nhưng nếu so tương đương, có thể chỉ ngang với vị trí Phó phòng/Trưởng phòng tại các NH lớn – tùy nhé) nên vào mấy Ngân hàng này để sớm có được các Chức danh hoành tráng thì OK nhé.
Đấy, tôi đã tóm lược hết, dựa vào các yếu tố trên, xem xét mình sẽ phù hợp với KIỂU NGÂN HÀNG như thế nào.
Một trong những căn bệnh rất lớn của nhiều người (bao gồm tôi) là chạy theo đám đông. Ra trường thấy bạn bè nộp vô Vietinbank, mình nghĩ “Chúng mày nộp được, thì bố cũng nộp, mày hơn dek gì bố đâu..”
Tuy nhiên, thực tế có thể mình “ngu” hơn bạn mình thật. Chỗ nào người ta càng nhảy vào, thì mình lại càng cân nhắc. Chỗ nào người ta ít quan tâm, thì tập trung dồn hồ sơ vào đó.
Đừng vì sĩ diện khiến các bạn lựa chọn mục tiêu không phù hợp với khả năng hiện tại.
À mà quên, trường hợp chưa xác định rõ đích danh mình sẽ hợp với Ngân hàng nào, thì chọn giùm tôi “Nhóm Ngân hàng ưa thích” nhé. Ít ra còn theo kiểu “Em sẽ dự định thi vào nhóm NHTMCP Trung bình” à Chút ít còn có Mục tiêu cơ bản.
Tất nhiên, ai cũng thích Ngân hàng to, cho oai :) Cơ mà cũng oai đấy :D
Nhưng đừng quá nặng nề nhé!
Hãy lựa chọn 1 nơi vừa sức, để bắt đầu Khởi nghiệp tại đó!
Môi trường làm việc mới là quan trọng, chứ không phải là Uy tín và thương hiệu Ngân hàng đâu!

4. Các vị trí có thể ứng tuyển
Có nhiều vị trí làm việc trong ngân hàng lắm (Tham khảo: http://ub.com.vn/threads/cac-vi-tri-trong-ngan-hang-nhung-dieu-can-biet.232379/)
Tuy nhiên, thực tế mà nói, sự lựa chọn làm tại Ngân hàng đối với sinh viên mới ra trường, nằm ở 4 vị trí cơ bản:
- CV QHKH/Tư vấn tài chính cá nhân hoặc các tên gọi khác – giờ nhiều tên lắm (Chung quy là bán hàng nhé) : Đây là vị trí bán hàng, chịu KPI cao, đồng nghĩa lương thưởng, chế độ thăng tiến tốt hơn. Tuy nhiên, thừa nhận là áp lực khá lớn. Nhiều bạn mới vào cảm thấy cực Shock trước cường độ áp lực, hợp hành liên tục, chửi bới khủng khiếp. Nhưng vị trí này được cái linh hoạt, chủ động (Sáng sớm café cà pháo thoải mái), vui do tương tác với nhiều kiểu người è Trưởng thành super nhanh.
=> Vị trí này phù hợp với những người năng động, nhanh nhẹn và quan điểm rõ ràng THÍCH BÁN HÀNG
- GDV
: Thực tế nhiều đồng chí có ngoại hình khá (về chiều cao và mức độ ưa nhìn), có khả năng giao tiếp cơ bản, và quan trọng NGẠI ĐI LẠI thì phù hợp với vị trí này. Mức độ thăng tiến của vị trí này là có cơ hội – vì cũng liên quan đến bán hàng, nhưng là bán hàng tại quầy. Tuy nhiên, con gái có thì, nên khi nhan sắc có sự biến động mạnh, phục vụ không tốt thì khả năng bị Out là cao (giống như QHKH không bán được hàng thì Out)
- HTTD: Phù hợp với những người THÍCH ỔN ĐỊNH, ngoại hình trung bình, tính cẩn thận và chăm chỉ cao. Đây là công việc thiên về xử lý hồ sơ văn phòng, không quan trọng nhiều về khả năng giao tiếp, nên ứng viên phải thể hiện được sự tận tụy, cẩn thận và nắm được các VB quy phạm pháp luật (gồm các VB pháp luật trên lớp được học rồi đấy)
- TTQT: Giống như HTTD, chỉ khác yêu cầu về NĂNG LỰC TIẾNG ANH. Yêu cầu Tiếng Anh khá là bắt buộc (đây là Kỹ năng Đọc, Viết – không cần Nghe Nói).

Nhiều người (đặc biệt là các bạn Nữ) chịu ảnh hưởng của yếu tố Gia đình sau này, đề cao tính Ổn định, các bạn mong muốn vị trí HTTD và TTQT. Tuy nhiên, cơ hội làm việc tại HTTD và TTQT đối với người mới là không cao. Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận đường vòng, xuất phát điểm từ QHKH CN hoặc DN.
Khi đã có kinh nghiệm, kiến thức về Ngân hàng và Tín dụng, hoàn toàn có thể nhảy sang 2 vị trí kia bằng việc ứng tuyển nội bộ hoặc sang NH khác, tính khả thi cao hơn. Mất khoảng 2 năm để nhảy sang vị trí mới, nên nếu muốn sang vị trí ổn định, cố gắng mà cày cuốc min 2 năm tại vị trí QHKH nhé.

Như vậy, tôi đã chia sẻ xong toàn bộ các phần kiến thức của phần 1 :)
Phần 1 nhẹ nhàng êm thấm, chưa có gì phải học đâu :)
Tất nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó!

Hẹn gặp lại các bạn trong phần 2!

P/s: Like cho tôi để kiếm tín dụng cái :))

À quên, thời gian tới tôi sẽ chia sẻ toàn bộ bản Full các nội dung này tại: Trang chủ - ubclass.com - Website giáo dục trực tuyến chất lượng nhất Việt Nam
Anh em ủng hộ ạ :))

(HOT) Chuẩn bị gì trước buổi Phỏng vấn Vietinbank 2016

(HOT) Chuẩn bị Nghiệp vụ và Kỹ năng thi Vietinbank 2016
Hay!!! Quá hay!
 
Back
Bên trên