HOT Cách xử lý khi khách giao dịch tiền giả

Thu Hà NEU

Administrator
Bài viết là ví dụ cụ thể khi khách tới gửi tiền. Mọi người đọc để tham khảo cách xử lý nhé :)

Làm thế nào khi phát hiện trong số tiền khách hàng mang đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng có lẫn một số tờ tiền nghi giả, giao dịch viên có nên lập tức làm biên bản thu giữ và cắt góc chúng?

p1150541-a2dfb-dlvm-1463306332988-1489377846734.jpg

Từ trước đến nay, khi nhắc đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhiều người vẫn nghĩ rằng vị trí giao dịch viên là khá rủi ro bởi đây là công việc tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với tiền bạc.

Có một câu chuyện như sau: Khách hàng nộp 500 triệu đồng để gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Sau khi lập bảng kê và kiểm đếm tiền, nữ giao dịch viên ngân hàng phát hiện ra trong số tiền khách hàng giao có 20 tờ mệnh giá 500 nghìn đồng là tiền giả.
Giao dịch viên thông báo cho khách hàng biết và lập biên bản thu giữ số tiền giả. Cô điền đủ thông tin vào biên bản thu giữ rồi lấy kéo cắt góc những tờ tiền giả rồi chuyển cho khách hàng ký xác nhận.

Nhìn thấy tờ tiền của mình bị cắt góc, khách hàng nổi giận và không ký xác nhận biên bản và yêu cầu giao dịch viên phải bồi thường việc cắt góc bằng 20 tờ mệnh giá 500 nghìn đồng khác.

Trường hợp này giao dịch viên đã xử lý việc thu giữ đúng hay sai?

Việc tiếp xúc với tiền giả và phản ứng của khách hàng trong câu chuyện trên không phải là hiếm xảy ra tại các quầy giao dịch ngân hàng.

Quay trở lại vụ việc trên, Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty luật Basico nhận định nữ nhân viên ngân hàng trên đã xử lý hoàn toàn sai và có thể dẫn đến hậu quả là bị kiện tụng đòi bồi thường số tiền đã bị cắt góc.

vay-goi-30-nghin-ty-2-1489379059165.jpg


Luật sư Trần Minh Hải là thành viên Hội Luật gia Việt Nam và thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội với trên 12 năm kinh nghiệm luật sư tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Theo luật sư Trần Minh Hải, trong quá trình giao dịch mà phát hiện tiền nghi giả, nhân viên ngân hàng cần thận trọng xử lý các bước sau.

Thứ nhất, cần phân định hai khái niệm về tiền nghi giả và tiền giả. Tiền nghi giả là tiền có dấu hiệu nghi ngờ bị giả mạo, không xuất phát từ việc in ấn, phát hành chính thức, hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Còn khái niệm tiền giả là loại tiền nghi giả đã có kết luận giám định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, khi phát hiện tiền nghi giả, giao dịch viên cần lập biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả chứ không phải biên bản thu giữ tiền giả. Trường hợp tạm thu từ 5 tờ tiền nghi giả trở lên hoặc khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ phải báo cho cơ quan công an.

Thứ ba, sau khi thu giữ, ngân hàng sẽ phải chuyển tiền nghi giả đến các cơ quan của NHNN trên địa bàn để tiến hành giám định. Nếu kết quả giám định là tiền thật lúc này ngân hàng hoàn trả lại tiền cho khách hàng bằng nghiệp vụ thu đổi tiền. Nếu kết quả giám định là tiền giả, ngân hàng sẽ thông báo kết quả giám định và việc xử lý tiền giả của cơ quan giám định cho khách hàng biết. Đương nhiên cơ quan giám định cũng sẽ thực hiện việc đục lỗ và xử lý tiền giả theo quy trình nghiệp vụ riêng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thường thì tiền giả có vài ba tờ thôi, chứ cũng không Lên đến 20 tờ đâu. Mình phát hiện tiền giả thì báo cho kh biết rồi đổi lại thôi. Vì nhiều khi kh cũng ko biết
 
Theo nguyên tắc là lập biên bản,, cơ mà kh thấy biên bản thường ko thích lắm. Nói chung tùy thôi. Cơ mà phương châm vẫn là vui vẻ, thoải mái lần sau kh còn tới ;)
 
Kiến thức bổ ích, cảm ơn bạn chia sẻ, nếu tiền giả ít thì nên cho qua vì có khi chính người dùng tiền cũng không biết tiền giả, nếu số lượng nhiều là cố ý rồi nên phải lập biên bản
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên