theo tớ thì làm như thế này:
1> ngày 20/5: Nợ tk 1011: 100 triệu
Có tk 4232 KH A/3t: 100 triệu
2> Ngày 31/5: Nợ tk 801: 100*1,5%*12/30 = 0,6 triệu
Có tk 4913: 0,6 triệu
3> Ngày 30/6; 31/7: Nợ tk 801: 100*1,5% = 1,5 triệu
Có tk 4913: 1,5 triệu
4> Ngày 20/8: Nợ tk 4232 KHA/3t: 100triệu
Nợ tk 4913: 100*1,5%*3 = 4,5 triệu
Có tk 4232 KHA/3t: 104,5 triệu
5> Ngày 30/8: Nợ tk 801: 104,5 * 1,5% *11/30 = 0,575 triệu
Có tk 4913: 0.575 triệu
6> Ngày 31/9: Nợ tk 801: 104,5 * 1,5% = 1,5675 triệu
Có tk 4913: 1,5675 triệu
7> Ngày 20/10: +) Nợ tk 4913: 1,5675 + 0,575 =2,1425
Có Tk 801: 2,1425 ( Đây là bút toán thoái chi)
++) Nợ tk 4232: 104,5 triệu
Nợ tk 801: 104,5* 0,3%* 62ngày/ 30 = 0,6479 triệu
Có tk 1011: 105,1479 triệu
vì ngân hàng dự chi cuối tháng, nên cuối mỗi tháng các bạn đều phải có bút toán dự chi cụ thể như bút toán 2, 3, 5, 6. Còn đến hạn khách hàng đến nhận tiền mà không đến thì chúng ta phải nhập lãi vào gốc và số tiền đó sang một kỳ hạn mới tương tự và hưởng lãi suất như với kỳ hạn cũ. Do đó mình đã hạch toán bút toán 4, 5, 6 theo lãi suất 1,5%. Nhưng chưa đến kỳ hạn 3t so với kỳ hạn mới thì khách hàng đã đến rút. Nên ta phải tính theo lãi suất không kỳ hạn là 0,3%. Do đó ta phải thoái chi tất cả các bút toán dự chi 5, 6 và ta có bút toán thoái chi 7 (+). Và tất toán cho khách hàng ta có bút toán 7(++): Lưu ý ở đây là phải ghi nợ tk 801 (chi phí trả lãi) chứ không phải tài khoản 4913 như các bạn viết. Tk 4913 chỉ là để tính lãi dự chi (Tức là chỉ dùng khi cái khoản nợ đó chưa đến kỳ hạn trả nhưng mình dự tính để trả thôi. còn đây chúng ta đã thanh toán cho khách hàng rồi thì phải ghi luôn nó vào chi phí trả lãi, chi phí trả lãi tăng nên mới ghi nợ). Các bạn chỉ cần nhớ là sau khi kết thúc tài khoản tiền gửi hay gửi tiết kiệm của khách hàng thì bạn cân đối tài khoản 4913 nợ và có phải bằng nhau và bù trừ hết. Chỉ còn tài khoản 801 dư nợ thôi nhé.
Mình chia sẻ chút thế, ai có ý kiến gì phản hồi xin góp ý để chúng ta có thể hiểu và làm tốt hơn nha.