Tuy hơi lý thuyết nhưng mình cũng góp ý cho bạn một số nội dung khi tìm kiếm khách hàng như sau:
Nội dung các thông tin cần tìm hiểu qua tiếp xúc ban đầu, bao gồm:
1. Tên, địa chỉ, nghành nghề kinh doanh, qui mô hoạt động (nghề nghiệp, thu nhập, vị thế xã hội...)
2. Định hướng kinh doanh, phương thức kinh doanh.
3. Năng lực sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính.
4. Nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của ngân hàng.
5. Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền cần vay, đồng tiền vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ, đồng tiền trả nợ, phương thức đảm bảo tiền vay.
6. Những yêu cầu khác của khách hàng đối với ngân hàng.
=> Qua việc tiếp xúc và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, người tiếp xúc có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng cách thức vay vốn, hình thức thế chấp tài sản, qua đó tham mưu cho khách hàng khi vay vốn và sử dụng các dịch vụ khác của Ngân hàng với phương thức nào cho thuận tiện nhất, cũng như đảm bảo được các quy định của Ngân hàng đã đề ra.
Giai đoạn tiếp xúc phải được thực hiện thật nhanh để không gây phiền hà cho khách hàng. Qua những thông tin nắm được về khách hàng, đối chiếu với những quy định của Ngân hàng, người tiếp xúc phải quyết định được là có tiếp tục xem xét cho vay hay không nên cho vay. Trường hợp phức tạp cần xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo trực tiếp trước khi thông báo cho khách hàng. (cái này tùy từng ngân hàng sẽ áp dụng hình thức phù hợp: văn bản, điện thoại, e-mail...)
Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp đảm bảo nợ vay phù hợp với quy định của Ngân hàng và pháp luật thì Chuyên viên khách hàng tiếp nhận và phụ trách khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Một số lưu ý khi phỏng vấn khách hàng:
1. Bạn phải chủ động trong khi đối diện với khách hàng.
2. Các câu hỏi phải có sự kết nôi với nhau và liên quan trực tiếp đến KH hoặc nhu cầu của KH.
3. Tránh sử dụng kịch bản một cách máy móc, phần nào có thể nắm bắt đc qua quan sát hoặc qua việc KH tự trao đổi thì chỉ nên đặt câu hỏi theo hướng xác nhận lại.
4. Cố gắng nói chuyện với khách hàng theo phương thức chia sẻ, mình và KH là 1 chiến tuyến để thu thập được thông tin chính xác nhất, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
5. Nên nghi nhớ (hoặc ghi chép) các thông tin của khách hàng (tránh việc hỏi lại). Nếu được hãy đề nghị đc mời cả người mà sau này sẽ là khách hàng tiềm năng (tương lai) của ngân hàng (VD: GĐ, kế toán trưởng, Người phụ trách công việc, người liên quan ...) cùng tham gia cuộc nói chuyện để thống nhất ngay từ đầu.
6. Kết thúc buổi nói chuyện, nên chốt lại vấn đề, các vấn đề chưa chốt đc thì cố gắng đưa ra phương án, định hướng giải quyết và khoảng thời gian hoàn thành.
Chúc các bạn thành công!