Black
Verified Banker
Võ Văn Dứt
TS. Phạm Lê Thông
[FONT=&]Bài nghiên cứu này phân tích độ dài thời gian của mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng doanh nghiệp của mình tại Cần Thơ.[/FONT]
DOWLOAD Ở ĐÂY
-----------------
Tóm tắt
Các biến số có ảnh hưởng đến xác suất chấm dứt mối quan hệ gồm: Doanh thu thuần, số mối quan hệ với ngân hàng, ngành nghề hoạt động, tuổi của doanh nghiệp và tuổi khi giao dịch của doanh nghiệp.
4.1- Doanh thu thuần của doanh nghiệp
Hệ số của biến doanh thu thuần có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm nên doanh thu thuần nghịch biến với xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ. Khi doanh thu của doanh nghiệp tăng, điều đó cho thấy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thuận lợi. Khi hoạt động thuận lợi, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tài trợ từ phía ngân hàng nhiều hơn và mối quan hệ với ngân hàng sẽ được thắt chặt hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ongena và Smith (2000). Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này có rủi ro thấp và họ muốn duy trì mối quan hệ này. Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mối quan hệ tín dụng.
4.2- Số mối quan hệ với ngân hàng của doanh nghiệp
Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Kết quả này có nghĩa là, doanh nghiệp càng có nhiều mối quan hệ cùng lúc với nhiều ngân hàng thì xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ càng cao. Việc quan hệ với nhiều ngân hàng sẽ làm cho chi phí chuyển đổi giữa những nhà cung ứng tín dụng giảm đi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể so sánh chất lượng phục vụ, lãi suất,… giữa các ngân hàng. Do vậy, họ dễ dàng chấm dứt một mối quan hệ với ngân hàng nào đó. Các nghiên cứu của Ongena và Smith (2000), Berger và Udell (1994) và Boot (2000) cũng cho thấy kết quả tương tự.
4.3- Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Kết quả ước lượng cho thấy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại thì xác suất chấm dứt mối quan hệ sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp thương mại thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và vòng quay vốn cũng nhanh hơn những doanh nghiệp khác. Các ngân hàng “thích” có quan hệ với những doanh nghiệp này hơn do rủi ro thấp. Do vậy, những doanh nghiệp này luôn được chào mời xây dựng mối quan hệ từ những ngân hàng khác với điều kiện dễ dàng hơn, món vay nhiều hơn và chi phí lãi vay thấp hơn. Chính vì lý do này, doanh nghiệp sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ cũ để xây dựng mối quan hệ mới với chi phí thấp hơn hoặc xây dựng thêm mối quan hệ.
4.4- Tuổi doanh nghiệp
Biến tuổi doanh nghiệp có hệ số âm về mặt thống kê nên nó có quan hệ tỷ lệ nghịch với xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ. Doanh nghiệp có thâm niên hoạt động càng cao thì xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ càng thấp. Những doanh nghiệp lâu năm có khả năng đánh giá được tình hình thị trường tốt hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của thị trường nên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp được hạn chế. Mặt khác, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định. Từ quan điểm của ngân hàng, đây là những khách hàng mang đến lợi nhuận ổn định cho họ vì rủi ro phát sinh trong mối quan hệ tín dụng tương đối thấp. Do đó, các ngân hàng luôn muốn duy trì mối quan hệ với những doanh nghiệp này. Theo kết quả ước lượng, tuổi của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến sự duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Ðiều này phù hợp với nghiên cứu của Ongena và Smith (2000).
4.5- Tuổi doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng
Tuổi của doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng có quan hệ đồng biến với xác suất chấm dứt mối quan hệ. Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng khi còn trẻ có khả năng chấm dứt quan hệ cao hơn. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Ongena và Smith (2001) lại cho thấy điều ngược lại. Ðiều này có thể do các doanh nghiệp trẻ thường không bị “buộc chặt” vào mối quan hệ với một ngân hàng nào và đang trong quá trình tìm kiếm và so sánh các mối quan hệ với nhiều ngân hàng khác nhau. Do vậy, việc chấm dứt một mối quan hệ nào đó có khả năng xảy ra cao hơn.
4.6- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Hệ số của biến vốn chủ sở hữu không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Do vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến mối quan hệ với ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng không đánh giá cao vai trò vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp nhưng tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả thì những doanh nghiệp này là mục tiêu tìm kiếm của các ngân hàng để xây dựng mối quan hệ với họ.
4.7- Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp
Hệ số của biến trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Theo số liệu điều tra, trình độ học vấn của các giám đốc doanh nghiệp tương đối tương đồng nhau. Gần 50% có trình đại học và sau đại học và hơn 1/3 có trình độ trung học hay trung cấp chuyên nghiệp. Do sự biến động của trình độ giữa các giám đốc không cao nên kết quả ước lượng không cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của học vấn đến mối quan hệ với ngân hàng.
5. Kết luận
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng mang lại lợi ích cho cả hai phía nên việc duy trì mối quan hệ rất cần thiết. Bằng việc sử dụng mô hình thời gian, kết quả nghiên cứu cho thấy độ dài của mối quan hệ này phụ thuộc vào thời gian của mối quan hệ và đặc điểm của các doanh nghiệp. Những mối quan hệ đã tồn tại lâu dài lại có xác suất bị chấm dứt càng cao. Những doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn và có tuổi đời cao có xu hướng duy trì mối quan hệ lâu hơn, trong khi đó những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, có tuổi đời trẻ khi quan hệ với ngân hàng và có nhiều mối quan hệ với các ngân hàng có khả năng chấm dứt mối quan hệ cao hơn. Những kết quả này sẽ là cơ sở để các ngân hàng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thời gian mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệp tại Cần Thơ cũng như các tỉnh thành khác.
TS. Phạm Lê Thông
[FONT=&]Bài nghiên cứu này phân tích độ dài thời gian của mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng doanh nghiệp của mình tại Cần Thơ.[/FONT]
DOWLOAD Ở ĐÂY
-----------------
Tóm tắt
Các biến số có ảnh hưởng đến xác suất chấm dứt mối quan hệ gồm: Doanh thu thuần, số mối quan hệ với ngân hàng, ngành nghề hoạt động, tuổi của doanh nghiệp và tuổi khi giao dịch của doanh nghiệp.
4.1- Doanh thu thuần của doanh nghiệp
Hệ số của biến doanh thu thuần có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm nên doanh thu thuần nghịch biến với xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ. Khi doanh thu của doanh nghiệp tăng, điều đó cho thấy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thuận lợi. Khi hoạt động thuận lợi, họ sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tài trợ từ phía ngân hàng nhiều hơn và mối quan hệ với ngân hàng sẽ được thắt chặt hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ongena và Smith (2000). Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này có rủi ro thấp và họ muốn duy trì mối quan hệ này. Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mối quan hệ tín dụng.
4.2- Số mối quan hệ với ngân hàng của doanh nghiệp
Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Kết quả này có nghĩa là, doanh nghiệp càng có nhiều mối quan hệ cùng lúc với nhiều ngân hàng thì xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ càng cao. Việc quan hệ với nhiều ngân hàng sẽ làm cho chi phí chuyển đổi giữa những nhà cung ứng tín dụng giảm đi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể so sánh chất lượng phục vụ, lãi suất,… giữa các ngân hàng. Do vậy, họ dễ dàng chấm dứt một mối quan hệ với ngân hàng nào đó. Các nghiên cứu của Ongena và Smith (2000), Berger và Udell (1994) và Boot (2000) cũng cho thấy kết quả tương tự.
4.3- Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Kết quả ước lượng cho thấy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại thì xác suất chấm dứt mối quan hệ sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp thương mại thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và vòng quay vốn cũng nhanh hơn những doanh nghiệp khác. Các ngân hàng “thích” có quan hệ với những doanh nghiệp này hơn do rủi ro thấp. Do vậy, những doanh nghiệp này luôn được chào mời xây dựng mối quan hệ từ những ngân hàng khác với điều kiện dễ dàng hơn, món vay nhiều hơn và chi phí lãi vay thấp hơn. Chính vì lý do này, doanh nghiệp sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ cũ để xây dựng mối quan hệ mới với chi phí thấp hơn hoặc xây dựng thêm mối quan hệ.
4.4- Tuổi doanh nghiệp
Biến tuổi doanh nghiệp có hệ số âm về mặt thống kê nên nó có quan hệ tỷ lệ nghịch với xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ. Doanh nghiệp có thâm niên hoạt động càng cao thì xác suất xảy ra chấm dứt mối quan hệ càng thấp. Những doanh nghiệp lâu năm có khả năng đánh giá được tình hình thị trường tốt hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của thị trường nên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp được hạn chế. Mặt khác, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định. Từ quan điểm của ngân hàng, đây là những khách hàng mang đến lợi nhuận ổn định cho họ vì rủi ro phát sinh trong mối quan hệ tín dụng tương đối thấp. Do đó, các ngân hàng luôn muốn duy trì mối quan hệ với những doanh nghiệp này. Theo kết quả ước lượng, tuổi của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến sự duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Ðiều này phù hợp với nghiên cứu của Ongena và Smith (2000).
4.5- Tuổi doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng
Tuổi của doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng có quan hệ đồng biến với xác suất chấm dứt mối quan hệ. Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng khi còn trẻ có khả năng chấm dứt quan hệ cao hơn. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Ongena và Smith (2001) lại cho thấy điều ngược lại. Ðiều này có thể do các doanh nghiệp trẻ thường không bị “buộc chặt” vào mối quan hệ với một ngân hàng nào và đang trong quá trình tìm kiếm và so sánh các mối quan hệ với nhiều ngân hàng khác nhau. Do vậy, việc chấm dứt một mối quan hệ nào đó có khả năng xảy ra cao hơn.
4.6- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Hệ số của biến vốn chủ sở hữu không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Do vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến mối quan hệ với ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng không đánh giá cao vai trò vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp nhưng tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả thì những doanh nghiệp này là mục tiêu tìm kiếm của các ngân hàng để xây dựng mối quan hệ với họ.
4.7- Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp
Hệ số của biến trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Theo số liệu điều tra, trình độ học vấn của các giám đốc doanh nghiệp tương đối tương đồng nhau. Gần 50% có trình đại học và sau đại học và hơn 1/3 có trình độ trung học hay trung cấp chuyên nghiệp. Do sự biến động của trình độ giữa các giám đốc không cao nên kết quả ước lượng không cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của học vấn đến mối quan hệ với ngân hàng.
5. Kết luận
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng mang lại lợi ích cho cả hai phía nên việc duy trì mối quan hệ rất cần thiết. Bằng việc sử dụng mô hình thời gian, kết quả nghiên cứu cho thấy độ dài của mối quan hệ này phụ thuộc vào thời gian của mối quan hệ và đặc điểm của các doanh nghiệp. Những mối quan hệ đã tồn tại lâu dài lại có xác suất bị chấm dứt càng cao. Những doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn và có tuổi đời cao có xu hướng duy trì mối quan hệ lâu hơn, trong khi đó những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, có tuổi đời trẻ khi quan hệ với ngân hàng và có nhiều mối quan hệ với các ngân hàng có khả năng chấm dứt mối quan hệ cao hơn. Những kết quả này sẽ là cơ sở để các ngân hàng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thời gian mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệp tại Cần Thơ cũng như các tỉnh thành khác.