Các nội dung phân tích và thẩm định khi xét duyệt cho vay

tuananh2271987

Thành viên
a. Thẩm định tư cách của KH vay:

  • Pháp lý: xem có đủ năng lực dân sự, hành vi dân sự ko, được thành lập và hđ có đúng qui định ko, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa…
  • Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện cho công ty: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý…
  • Xem xét lịch sử hình thành và phát triển của DN: rút ra những điểm mạnh, yếu của KH
b. Thẩm định mục đích vay vốn và phương án SXKD
Đánh giá mục đích vay vốn có hợp lý, phương án SXKD có khả thi hay ko, phương thức thực hiện thế nào.
Các đối tượng NH xem xét cho vay:

  • Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị để thực hiện các dự án, phương án SXKD, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển
  • Chi phí nhân công, nhiên liệu, năng lượng phục vụ quá trình SXKD
  • Cho vay nộp thuế nhập khẩu, VAT của các lô hàng nhập khẩu
Phân tích phương án SXKD
Phương án Yếu tố đầu vào Yếu tố đầu ra
KD thương mại- Thể hiện trên báo giá, gtri hợp đồng, biên bản xét thầu…
- Trên cơ sở hồ sơ do KH cung cấp với tìm hiểu trên thị trường. CBTD phải đánh giá số lượng, chùng loại, đơn giá, chất lượng sp hh, điều khoản và tg giao hàng và phương thức thanh toán của HĐ nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong HĐ để tư vấn cho KH tối ưu
- Xem xét khả năng tiêu thụ trên các phương diện hàng hóa, chất lượng, giá cả so với mặt bằng thị trường tại thời điểm đó.
- Xem xét kĩ nội dung HĐ và hình thức của HĐ đặc biệt là các điều khoản về hàng hóa, chất lượng, hiệu lực HĐ, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán.Những TH chưa có HĐ đầu ra, cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng của KH để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phan tích kỹ những trường hợp KH mới KD mặt hàng đó, chưa có kinh nghiệm
- Ngoài ra, nếu bán hàng trả chậm hoặc thanh toán sau, CBTD cần phân tích độ uy tín về thanh toán của KH mua
SX hoặc thi công xây dựng- Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sp hay ko, định mức hao phí NVL, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng - Đánh giá khả năng tổ chức sx và tiêu thụ, hoặc thi công của KH, bao gồm xem xét công suất, năng lực sx, thi công của DN. Kế hoạch và tiến độ sx, thi công. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sp. Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sp đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.

c. Phân tích tình hình tài chính
Xem xét khả năng thực tế của DN về tiềm lực tài chính, đánh giá khả năng của KH về nguồn VCSH, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hóa tồn kho, cơ cấu TSCĐ và TSLĐ,từ đó kết luận về thực trạng KH có khả năng hoàn trả nợ cho NH hay ko.
Phân tích các chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: đây là chỉ số rất quan trọng với NH khi xem xét KH vay vốn, nó cho ta biết khả năng trả nợ của KH đối với các khoản nợ đến hạn:
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn = (TS Ngắn Hạn)/(Nợ ngắn hạn)
+ Khả năng thanh toán nhanh = (TS Ngắn Hạn- HTK)/(Nợ ngắn hạn)
+ Khả năng thanh toán tức thời = (Tiền và Tương đương tiền)/(Nợ ngắn hạn)
+ Vốn lưu động ròng = Nợ dài hạn – TSCĐ
Vốn lưu động ròng là số vốn lưu động tự có mà DN thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung của DN để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu âm, chứng tỏ DN đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của KH.
Doanh thu: Cần phân tích tổng DT về mức độ tăng trưởng và tỷ trọng DT của mỗi loại mặt hàng như: DT trong nội địa, DT với nước ngoài như hàng XK, NK, DT hàng ủy thác. Qua phân tích DT kết hợp với những phân tích trong phần thẩm định về tình hình sxkd để rút ra những thành công, hạn chế của DN trong việc tiếp cận thị trường và mở rộng HĐ SXKD. Cần phân tích tổng DT của từng quý, từng tháng để xác định được những thời điểm hoạt động manh của công tu và so sánh với HĐ của cùng kỳ năm trước, điều này rất quan tọng đặc biệt đối với những DN HĐSX theo mùa vụ.
Hiệu quả:
+ Hiệu suất sử dụng TS = (Tổng DT )/(Tổng TS)
Hệ số này cho biết mỗi đv TS trong kỳ tạo ra bao nhiêu đv DT. Càng cao chứng tỏ DN khai thác tốt lượng TS đnag quản lý.
+ Hệ suất sử dụng TSCĐ = (Tổng DT )/(Giá trị còn lại của TSCĐ)
Lợi nhuận: Phản ánh hiệu quả HĐ quá trình SXKD của DN. Đặc biệt trong trường hợp DN hoạt động không hiệu quả. CBTD phải tìm ra đâu là nguyên nhân gây lỗ, các biện pháp hạn chế và khắc phục trong thời gian tiếp theo.
Tính các tỷ suất lợi nhuận và so sánh các thời kỳ với nhau cũng như so sánh với các DN khác trong ngành để đánh giá giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận. Vì có DN mặc dù tổng DT tăng nhanh nhưng LN tăng rất thấp hoặc không tăng.
Tuy nhiên, đối với các DN ngoài quốc doanh, BC KQKD thường phản ánh thấp hơn thực tế HĐ để tránh nộp thuế TNDN, nên khi tìm hiểu CBTD có thể yêu cầu KH cung cấp báo cáo thực tế để có cơ sở phân tích một cách chính xác.
+ Tỷ suất LN trên DT = (LN ròng )/(Tổng DT)
+ Tỷ suất LN trên VCSH = (LN ròng )/VCSH
Chỉ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của DN, khả năng sinh lời của vốn.
- Mức độ độc lập về Tài chính
Cho thấy khả năng TC của DN khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu cao, thì DN ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu DN chỉ hoạt động bằng vốn tự có thì sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng KD và LN.
+ Tỷ suất tự tài trợ = (VCSH )/(Tổng Nguồn Vốn)
- Phân tích sự biến động về TS và Nguồn vốn
Phân tích cơ cấu TS cho ta thấy mỗi loại TS chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng TS, mức độ biến động của mỗi loại TS trong kỳ để đánh giá chất lượng TS của DN
+ Tỷ suất đầu tư = (Giá trị còn lại của TSCĐ)/(Tổng TS)
Chỉ số này quan trọng đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực sx, xây dựng vì nó thể hiện được năng lực máy móc, thiết bị có đáp ứng được yêu cầu sx hay ko?
Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì chỉ số này thường thấp.
- Các khoản nợ NH
Qua các khoản nợ của DN với NH, thể hiện được uy tín của KH trong quan hệ tín dụng, là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời gian vay. Đối với các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Các khoản phải thu, phải trả
Cho thấy số vốn DN bị KH chiếm dụng vốn. Phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của DN. Phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu được.
Nợ phải trả là nguồn vốn chiếm dụng của các đối tác. Về mặt lợi ích thì DN ko phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Do đó, nếu DN có các khoản nợ kéo dài cần phải xem xét lại uy tín.
Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho thấy DN là đối tượng bị chiếm dụng vốn haylà đi chiếm dụng. Đây là cơ sở để tính nhu cầu vốn của DN.
- Tồn kho
Cần xem xét tình hình biến động xuất – nhập và tổn kho cả nguyên liệu và hàng hóa của công ty. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình kinh doanh của KH, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu là hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lượng.
- Chu kỳ kinh doanh
Việc xác định chu kỳ KD của DN giúp cho việc xác định được thời hạn vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn
Vòng quay HTK = (Giá vốn hàng bán )/(HTK bình quân)
Vòng quay các khoản Phải thu = (Doanh thu thuần )/█(Các khoản phải thu @bình quân)
Chu kỳ KD = (360 )/(Vòng quay HTK) + (360 )/(Vòng quay các Khoản phải thu )
Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ quay vòng vốn, thời gian dự trữ hàng TB, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Nếu chu kỳ KD càng ngắn chứng tỏ DN sử dụng vốn tốt, không để tồn kho và uy tín cao. Thường chu kỳ KD của TM < 3 tháng; Sx khoảng 6-9 tháng, và xây dựng 9-12 tháng. Trường hợp chu kỳ KD của DN dài hơn mức TB, phải tìm hiểu và trình bày được nguyên nhân thể hiện đặc thù của KH và phải mang tính chủ động
d. Thẩm định giá trị TSĐB
- Giá trị thực tế của TS đang giao dịch trên thị trường là bao nhiêu?
- TS có khả năng bán được nhanh hay ko? Nếu cần thanh lý thì giá trị bao nhiêu?
- TS được trông giữ ở đâu? Cách thức quản lý, kiểm đếm hàng kỳ thế nào?
- TS có dễ bị hư hỏng, có nhanh xuống giá không?
- TS đưa ra làm đảm bảo có được chấp nhận không?
- Giấy tờ chứng minh quyền SD, của chủ TS có rõ ràng, hợp pháp ko?
e. Thẩm định các nội dung khác
Mục tiêu: kết luận về tình hình sxkd của KH như lĩnh vực KD có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sp sx hoặc dv dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của KH để có quyết định cho việc cấp tín dụng 1 cách chính xác
- Lĩnh vực KD: Cần xem xét lĩnh vực KD của KH, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó, những ưu thế của KH trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực KD mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán hàng của khách hàng vay vốn.
- Sản phẩm: KH sx, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của XH về mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sx và chất lượng sp, kinh nghiệm của KH trong sx, kd mặt hàng đó. Ưu thế của sp mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác ntn?
- Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của DN (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hương mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý.
-Đối thủ cạnh tranh: Xem xét đối thủ cạnh tranh trực tiếp của DN, các lợi thế và hạn chế của DN so với các đối thủ.
- Cơ cấu tổ chức quản lý: của DN để thực hiện 4 điểm nêu trên như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý.
- Thiết bị, công nghệ: Đv các DN SX phải xem xét đến công nghệ sx đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của công nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao, có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng không?
Khi đánh giá hình thức sx của KH phải so sánh với các DN khác cùng loại và với chính KH trong các giai đoạn trước để thấy được những thành công, hạn chế của KH trong thời gian qua, nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay hạn chế đó từ đó đánh giá khả năng phát triển của KH trong thời gian tới.

 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,486
Thành viên mới nhất
caipiaovnd1122
Back
Bên trên