Các câu hỏi về hóa đơn VAT

  • Bắt đầu Bắt đầu Uber
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Uber

Verified Banker
Các bạn cho mình hỏi về hóa đơn VAT
1. làm sao biết đc 1 hóa đơn VAT xịn khi 1 KH cung cấp cho mình 1 bản photo mà ko có bản gốc. Kiểm tra sao đc
Và ngoài ra viết hóa đơn VAT nhìu khi bị lỗi. vạy làm sao biết đc cái hóa đơn KH cung cấp cho mình đã đc hạch toán

Có cái phần mềm hay cách nào tra cứu đc ko nhỉ
 
Khách hàng cung cấp cho bạn bản photo, bạn phải yêu cầu khách hàng cung cấp bản chính để đối chiếu (Bắt buộc phảo bảo khách hàng làm vậy). Lí do đơn giản lắm, người ta có thể photo hóa đơn đỏ từ quyển sổ hóa đơn GTGT ra rồi viết thông tin vào sau, đóng dấu xác nhận lại hoặc xé hẳn cái liên 2 đưa cho khách hàng (bản thật), lấy giấy than viết lên bản đấy đưa cho bạn, bản lưu người ta vẫn để đấy viết sau (giảm giá trị đơn hàng xuống)... Hoặc thậm chí người ta có thể lấy bút xóa tẩy những thông tin trên tờ hóa đơn đó để sửa lại và đưa cho bạn nhìn như thật. Là cán bộ tín dụng phải "tinh" trước tất cả những giấy tờ photo nhé các bạn. Nếu bạn không để ý là bị qua mặt đơn giản lắm. Ngay cả 1 cái hợp đồng kinh tế ABC chẳng hạn, người ta lấy mẫu của 1 ai đó, chẳng hạn có câu như sau: "Bên A phải cung cấp cho bên B đầy đủ hàng hóa tại Cầu Giấy" chẳng hạn, vì của người ta phải là Kim Mã chứ không phải Cầu giấy, thay vì đánh máy lại trang đó vì mấy lỗi về địa điểm, người ta còn "nhanh trí" đánh máy 2 từ Kim Mã rồi in ra, cắt đè lên từ Cầu Giấy rồi in lại, rất đơn giản phải không?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
cho dù là có hóa đơn bản chính để đối chiếu thì cũng chưa chắc là hóa đơn đó có thanh toán thực tại vì khi công ty xuất hóa đơn thì vẫn được phép đề nghị cơ quan thuế hủy hóa đơn trong vòng 3 tháng, vì vậy để đảm bảo cho việc kiểm tra sử dụng vốn đúng mục đích thì mọi hoạt động giải ngân của ngân hàng nên chuyển khoản trực tiếp cho người bán và khách hàng phải cung cấp hóa đơn theo đúng giá trị hợp đồng trong thời gian quy định.
 
cho dù là có hóa đơn bản chính để đối chiếu thì cũng chưa chắc là hóa đơn đó có thanh toán thực tại vì khi công ty xuất hóa đơn thì vẫn được phép đề nghị cơ quan thuế hủy hóa đơn trong vòng 3 tháng, vì vậy để đảm bảo cho việc kiểm tra sử dụng vốn đúng mục đích thì mọi hoạt động giải ngân của ngân hàng nên chuyển khoản trực tiếp cho người bán và khách hàng phải cung cấp hóa đơn theo đúng giá trị hợp đồng trong thời gian quy định.

Đúng là người ta có thể hủy hóa đơn VAT, nhưng phải giải trình việc hủy rất lằng nhằng, nhất là các hóa đơn vài tỷ trở lên. Như mình nói thì người ta có thể xé liên 2 hóa đơn đỏ đưa cho khách hàng để dùng giấy than viết lại lên, tờ liên 1 lưu viết lại sau (giảm giá trị xuống. Việc yêu cầu khách hàng cung cấp bản chính đối chiếu theo mình bạn nên có 1 bước là scan lại lưu máy để chứng tỏ mình làm đúng là đã đối chiếu (Hoặc 1 số Ngân hàng họ có bộ phận đối chiếu riêng, đóng hẳn dấu Ngân hàng lên cái hóa đơn đỏ đó). Việc khách hủy là việc người ta (rủi ro đạo đức). Giải Ngân cho người bán vào tài khoản người bán rồi xuất hóa đơn đúng giá trị hợp đồng thực ra chỉ là làm cho đúng "quy trình", chứ việc người mua và bán cấu kết rồi lừa đảo Ngân hàng thì không có gì khó cả như mình đã phân tích ở trên.
 
Chỉ cần kiểm tra tờ khai VAT chi tiết phát sinh hàng tháng là biết thôi đâu cần phải cầu kỳ như vậy. Bản chất 2 chữ tín dụng đã phản ánh bản chất của Ngân hàng rồi. Nếu khách hàng dắp tâm lừa bạn thì hỏi thử xem liệu bạn có đỡ được???
 
Đúng là người ta có thể hủy hóa đơn VAT, nhưng phải giải trình việc hủy rất lằng nhằng, nhất là các hóa đơn vài tỷ trở lên. Như mình nói thì người ta có thể xé liên 2 hóa đơn đỏ đưa cho khách hàng để dùng giấy than viết lại lên, tờ liên 1 lưu viết lại sau (giảm giá trị xuống. Việc yêu cầu khách hàng cung cấp bản chính đối chiếu theo mình bạn nên có 1 bước là scan lại lưu máy để chứng tỏ mình làm đúng là đã đối chiếu (Hoặc 1 số Ngân hàng họ có bộ phận đối chiếu riêng, đóng hẳn dấu Ngân hàng lên cái hóa đơn đỏ đó). Việc khách hủy là việc người ta (rủi ro đạo đức). Giải Ngân cho người bán vào tài khoản người bán rồi xuất hóa đơn đúng giá trị hợp đồng thực ra chỉ là làm cho đúng "quy trình", chứ việc người mua và bán cấu kết rồi lừa đảo Ngân hàng thì không có gì khó cả như mình đã phân tích ở trên.

Đúng là nếu 2 bên đã cấu kết với nhau để lừa đảo thì tất nhiên sẽ khó phát hiện, tuy nhiên mình có thể làm những biện pháp gì để hạn chế rủi ro hết mức có thể thì cứ nên làm, việc chuyển khoản trực tiếp cho bên bán ko phải chỉ là làm cho đúng quy trình của ngân hàng mà còn là để đảm bảo hạn chế việc khách hàng lấy tiền để làm chuyện khác, tại vì cơ bản là một khi đã có bút toán chuyển khoản vào tài khoản của bên bán thì cơ quan thuế đã xác định doanh thu phát sinh là căn cứ để tính thuế vào cuối năm, khi đó việc hủy hóa đơn sẽ phải có sự đối chiếu từ phía ngân hàng, lúc đó NH sẽ xác định được là hóa đơn có bị hủy hay không. Vì thủ tục rắc rối như vậy nên khách hàng sẽ hạn chế việc sử dụng vốn cho mục đích khác.
Ngoài ra thì khi làm như vậy, khi có tranh chấp pháp lý liên quan đến khoản vay xảy ra, mình cũng có chứng cớ để đảm bảo tính khách quan khi cho vay.
 
Chỉ cần kiểm tra tờ khai VAT chi tiết phát sinh hàng tháng là biết thôi đâu cần phải cầu kỳ như vậy. Bản chất 2 chữ tín dụng đã phản ánh bản chất của Ngân hàng rồi. Nếu khách hàng dắp tâm lừa bạn thì hỏi thử xem liệu bạn có đỡ được???

như mình đã nói ở trên, hóa đơn VAT được phép yêu cầu hủy trong vòng 3 tháng cho nên tờ khai thuế VAT phát sinh hàng tháng tất nhiên vẫn thể hiện đầy đủ các hóa đơn "sẽ bị hủy". Việc kiểm tra tính xác thực của hóa đơn chỉ là hình thức đảm bảo hạn chế rủi ro chứ không phải là đảm bảo 100% loại trừ rủi ro, quan trọng là bản thân ngân hàng phải giám sát được luồng tiền hoạt động của khách hàng, có sự kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh chứ không phải chỉ nhìn vào hóa đơn do KH cung cấp mà cứ ung dung ngồi chờ thu nợ là được.
 
Đúng là nếu 2 bên đã cấu kết với nhau để lừa đảo thì tất nhiên sẽ khó phát hiện, tuy nhiên mình có thể làm những biện pháp gì để hạn chế rủi ro hết mức có thể thì cứ nên làm, việc chuyển khoản trực tiếp cho bên bán ko phải chỉ là làm cho đúng quy trình của ngân hàng mà còn là để đảm bảo hạn chế việc khách hàng lấy tiền để làm chuyện khác, tại vì cơ bản là một khi đã có bút toán chuyển khoản vào tài khoản của bên bán thì cơ quan thuế đã xác định doanh thu phát sinh là căn cứ để tính thuế vào cuối năm, khi đó việc hủy hóa đơn sẽ phải có sự đối chiếu từ phía ngân hàng, lúc đó NH sẽ xác định được là hóa đơn có bị hủy hay không. Vì thủ tục rắc rối như vậy nên khách hàng sẽ hạn chế việc sử dụng vốn cho mục đích khác.
Ngoài ra thì khi làm như vậy, khi có tranh chấp pháp lý liên quan đến khoản vay xảy ra, mình cũng có chứng cớ để đảm bảo tính khách quan khi cho vay.

Nếu bên bán lập một tài khoản mới ở 1 Ngân hàng khác để bên mua chuyển khoản thì cơ quan thuế cũng chịu bạn ạ. Tất cả "quy trình" cũng chỉ là bề nổi thôi,khách hàng họ lừa Ngân hàng vẫn lừa được bạn ạ. Có điều phát hiện ra việc lừa dối từ khách hàng mình phải có những biện pháp xử lý tức thời theo nghiệp vụ của NH.

Chỉ cần kiểm tra tờ khai VAT chi tiết phát sinh hàng tháng là biết thôi đâu cần phải cầu kỳ như vậy. Bản chất 2 chữ tín dụng đã phản ánh bản chất của Ngân hàng rồi. Nếu khách hàng dắp tâm lừa bạn thì hỏi thử xem liệu bạn có đỡ được???

Đúng là nếu khách hàng rắp tâm lừa bạn thì mình chịu, lúc đó phải có biện pháp thu hồi nợ ngay bằng các biện pháp cần thiết.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nói như bạn thì chẳng lẽ NH cứ nhắm mắt mà cho vay đại àh? :))

Cái nào hạn chế bớt rủi ro thì mình làm thôi, KH của mình làm đủ trò để giải ngân lấy tiền cho mục đích khác thì cũng đầy ra, nhưng mà đó chỉ là những KH đang bị vướng thì mình mới cho làm. Cứ cắm đầu cho vay ầm ầm rồi mai mốt ôm cục nợ là biết liền. Bạn cứ rơi vào cái tình cảnh mỗi ngày lên NH chỉ hết đi lên tòa án rồi lại chạy xuống nhà KH đòi tiền là biết cảnh ngay. Mà bây giờ đòi nợ khách hàng là phải đi 2 người trở lên nhé, đi 1 mình là bị thịt ngay.
 
Mình đâu có nói nhắm mắt cho vay ầm ầm? Mình đang nói ở đây trong hoạt động cho vay thì mình cần cảnh giác với tất cả các chứng từ khách hàng cung cấp, kể cả hóa đơn đỏ vì thật giả chẳng biết đâu mà lần. Vì chủ topic hỏi về hóa đơn VAT thật, giả nên mình nói đến các trường hợp khách hàng có thể lừa mình khi cung cấp hóa đơn. Ai chẳng hiểu giải ngân thì phải chuyển khoản vào tài khoản người bán hả bạn (đúng tính chất nghiệp vụ). Làm tín dụng thì ai chẳng đã đi đòi nợ với lại lên tòa làm việc về quá hạn của khách hàng. Thậm chí cho vay xa cách địa bàn mấy trăm cây còn bắt tàu lên nhà khách đòi nợ, kiểm tra tài sản bảo đảm là tàu biển còn phải sang Campuchia với Singapo kiểm tra nữa là. Nói chung mình thấy cứ như HSBC có được cái sản phẩm cho vay chỉ căn cứ vào nguồn trả nợ và TSBĐ là hay nhất, không cần quan tâm mục đích vì có mấy ai vay dùng đúng mục đích đâu? (Xứng đáng với cái tên Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương ~o))
 
Back
Bên trên