Các a chị giúp e câu hỏi môn nguồn vốn với ạ?

thaoly_2311

Thành viên tích cực
Cả nhà ơi, cả nhà có thể giải đáp giúp em câu này được ko ạ???

Thông thường vốn huy động trong ngắn hạn sẽ có lã̃i xuất thấp hơn lãi xuất trung dài hạn. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp các NHTMVN phải huy động vốn ngắn hạn với lãi xuất cao hơn vốn trung và dài hạn :
_ Tại sao về mặt lý thuyết huy động vốn ngắn hạn có lãi xuất thấp hơn trung và dài hạn?
_ Tại sao trong thời gian vừa qua ( 2010 - 2011 - đầu năm 2012 ) các NHTMVN phải huy động vốn ngắn hạn với lãi suất cao hơn trung và dài hạn? Hình thức huy động này có rủi ro gì đối với hoạt động huy động vốn của NHTM?
=> Trên đây là câu hỏi thảo luận nhóm của chúng em , mong các anh chị chia sẻ ạ, Thanks for all, :)
 
Về lí thuyết thì LSNH sẽ thấp hơn LSTDH nhưng thực tế lại rất phũ phàng trong xu hướng Ls tăng thì LSTDH sẽ lơn hơn LSNH, trong xu hứong LS giảm thì LSNH sẽ cao hơn LSTDH còn tại sao thì đó là tính thực dụng của khách hàng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
theo mình về lí thuyết thì vốn ngắn hạn có lãi suất thấp hơn lãi suất trung-dài hạn do Vốn NH có độ rủi ro thấp hơn.Tuy nhiên ở các NHTM Việt Nam thì điều này hoàn toàn ngược lại,lãi suất huy động vốn ngắn hạn lại cao hơn:D (VN là thế đấy ;))
 
1. Về mặt lý thuyết thì huy động vốn dài hạn sẽ chịu rủi ro cao hơn huy động vốn ngắn hạn cho người gửi tiền như chịu rủi ro về lạm phát làm giảm LSTT người gửi tiền được nhận (LSTT = LSDN - tỷ lệ LF) hay khi rút tiền trước hạn sẽ phải chịu phạt giảm lãi suất cho thời gian thực gửi.
2. Trong thực tế thì nếu a nhớ k nhầm thì không những năm 2011 thì trong cả năm 2008 thì có những lúc lãi suất ngắn hạn (LSNH) còn cao hơn cả Lãi suất dài hạn (LSDH). Trong năm 2011 thì các NH cào bằng LS ở tất cả các kỳ hạn gửi (ở mức 14%) kể từ khi có quy định của NHNN về trần LS. đây đc coi là 1 hình thức lách quy định về trần LS của NHNN. Có một điểm chung đó là LF những năm đó đều ở mức rất cao. Khi mà LF cao như vậy thì rất khó thuyết phục người dân gửi tiền chứ đừng nói là gửi kỳ hạn dài. Hầu như chỉ thu hút được người gủi tiền ở kỳ hạn ngắn mà các NH cũng rất ngại phải huy động dài hạn khi mà LF cao như vậy nếu huy động LSDH cao hơn nữa thì chi phí của họ sẽ bị đội lên rất cao đồng thời phải đối mặt với rủi ro tái đầu tư là rất lớn. Bên cạnh đó là vấn đề về thạh khoản buộc các ngân hàng phải tham gia vào "cuộc đua LS" đẩy LS lên rất cao. Đường cong LS lúc này có hướng đi xuống năm 2011 đường cong LS nằm ngang (1 điều có thể nói là rất hay và hiếm gặp:D)
3. Khi mà huy động với LSNH cao như vậy thì NH sẽ gặp phải rủi ro. E hỏi về rủi ro trong hoạt động huy động vốn của NH. Khi mà huy động vốn với LS cao thì chi phí của NH sẽ tăng lên. Ta biết 1 thực tế là các NH đều có xu hướng sẽ duy trì kỳ hạn của TS > kỳ hạn của Nợ hay nói dễ hiểu hơn là huy động ngắn và cho vay dài. Khi mà các khoản cho vay chưa đến hạn, mà các ngân hàng đã phải thanh toán số tiền huy động với LS cao như trên (do huy động kỳ hạn ngắn hơn) thì các Nh có thể gặp vấn đề về thanh khoản. Nếu điều này thực sự xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây đổ vỡ cho cả hệ thống, rất may là điều này không xảy ra. Ngoài ra khi tham gia vào cuộc đua LS thì các NH sẽ phải chịu chi phí ngày 1 cao gây ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
Hy vọng cẩu trả lời sẽ phần nào giúp được e, e tìm hiểu thêm trên gg nữa nhé. Good night ^^
 
_ Tại sao về mặt lý thuyết huy động vốn ngắn hạn có lãi xuất thấp hơn trung và dài hạn?

Rõ ràng là NH thường cấp các khoản tín dụng mà thời hạn của các khoản cấp tín dụng này không bao giờ là ngắn cả, vì thế mà NH cần các khoản tiền gửi dài hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản. Vì thế mà lãi suất của các khoản trung-dài hạn sẽ cao hơn.

Ngoài ra các khoản gửi ngắn hạn thường nhỏ lẻ, không lớn bằng khoản trung-dài hạn nên lãi suất sẽ thấp hơn.

_ Tại sao trong thời gian vừa qua ( 2010 - 2011 - đầu năm 2012 ) các NHTMVN phải huy động vốn ngắn hạn với lãi suất cao hơn trung và dài hạn? Hình thức huy động này có rủi ro gì đối với hoạt động huy động vốn của NHTM?

Phần này đồng tình với ý kiến về "lạm phát" của hieuthechamp9.

Bạn có thế tìm hiểu thêm là những mốc thời gian mà bạn đưa ra đã xảy ra sự kiện gì, biến động của nền kinh tế, tâm lý của người dân.http://ub.com.vn/members/43616-hieuthechamp9
 
Đơn giản thôi, nền kinh tế thị trường hàng hóa, cầu sao cung vậy, không thể nào đưa ra sản phẩm mà nhu cầu thị trường không cần.
Khi lạm phát tăng cao, lãi suất chỉ 14%/năm thì người dân sợ gửi dài thì lãi suất sẽ lên như trong năm 2010 khi mà lãi suất trước đó chưa tới 12%, sao đó tăng lên nhanh chóng tới 17% 18% công khai của Tecombank cuối năm 2010.
Vậy thui, tập trung vào cái đó.
Còn rủi ro thì có, nhưng các ngân hàng làm liều, vậy thôi, chứ không phải điếc mà không sợ súng, sợ nhưng chết còn đáng sợ hơn.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên