Chiều nay mình đi tập gym nên quên mất, sr nhé
Về tín dụng ở các NH thì có một số điểm sau:
1/ Tín dụng cá nhân: bạn sẽ áp dụng được kỹ năng giao tiếp + kỹ năng định giá tài sản bảo đảm. Nói kỹ năng định giá cho to tát vậy thôi chứ thực ra khi làm đơn giản lắm: kiếm giá tương đương trên mạng hoăc định theo giá hóa đơn, các thứ khó và phức tạp thì thuê thẩm định giá độc lập. Còn các thứ tờ trình thẩm định thì rất đơn giản, bạn chả áp dụng mấy những thứ đã học ở trên Đại học đâu.
2/ SMEs: áp dụng được kỹ năng giao tiếp + định giá + phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên báo cáo của các DN SMEs tương đối đơn giản, nhiều khi chỉ là báo cáo chế lại nên bạn cũng phân tích cho có theo định hướng sẽ cho vay chứ không phải đào sâu suy nghĩ nhiều.
3/ DN lớn: đây là lĩnh vực sẽ áp dụng nhiều nhất các thứ bạn đã học
Tuy nhiên với người chưa có kinh nghiệm làm tín dụng thì không thể làm ở đây ngay mà phải bắt đầu từ SMEs. Làm DN lớn có cái sướng là bạn sẽ chỉ quản lý khoảng chục ông thôi, nhiều khi bạn sẽ ngồi chơi suốt cả ngày trong khi SMEs sẽ ngập đầu trong nhận nợ và làm lại hợp đồng, định giá các kiểu, cơ mà không phải ai cũng làm nổi DN lớn
Khi bạn chuyển từ GDV sang tín dụng thì:
Ưu:
- Áp dụng được nhiều hơn kiến thức đã học.
- Tự tăng thêm giá trị cho bản thân: do chỉ tiêu tín dụng là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất nên sếp sẽ nhắm vào nhân viên tín dụng để khen hoặc .... chửi @@
- Lương cao hơn so với các vị trí khác (cơ mà ở NH mình thì không chênh lệch nhiều lắm @@)
- Có thêm các khoản thu nhập bất thường (cái này nhiều khi bạn không muốn nhận, không có ý định nhận tuy nhiên thực tế là vẫn có, và có trường hợp KH tha thiết mong bạn nhận để cảm ơn và nhận hay không là do bạn tự cân nhắc. Tuy nhiên mới làm thì mình khuyên là không nhận cho khỏe đầu)
- Tín dụng là nghề năng động nên bạn sẽ biết nhiều thứ về hoạt động kinh tế đang diễn ra từng ngày, đây chính là cơ hội cho bạn để nắm bắt các cơ hội kinh doanh hoặc không thì biết thêm cho vui vậy
Nhược:
- Áp lực rủi ro, nợ xấu
- Áp lực chỉ tiêu --> đây là áp lực lớn nhất cho người mới làm tín dụng (Ví dụ ở NH mình SMEs với cá nhân là 25-30 tỷ/năm, ở đây là tăng ròng nhé)
- Khi làm GDV hết giờ bạn sẽ được về, tuy nhiên làm tín dụng trong giờ bạn có thể đi chơi, đi gặp khách hàng nhưng nếu có hợp đồng gấp thì ở lại đến tối là bình thường.
- Các khoản chi phí bất thường (chi hoa hồng cho các môi giới, người giới thiệu khách hàng, chăm sóc kế toán của các doanh nghiệp bạn đang quản lý, lì xì Tết cho kế toán các kiểu,....)
- Khả năng out khi không hoàn thành chỉ tiêu (nếu làm ở NH TMCP Nhà nước thì sẽ đỡ hơn tí, bạn không hoàn thành chỉ tiêu vẫn nhận được gần đủ lương và không bị gì hết, nhưng không thể cứ không hoàn thành chỉ tiêu mãi đâu)
Vậy:
1/ Bạn tiếp tục làm GDV để đỡ rủi ro và các nhức đầu liên quan đến chỉ tiêu, nếu có điều kiện có thể chuyển sang làm GDV hoặc kế toán ở một NH khác có chế độ lương thưởng tốt hơn. Tiền tuy không phải là tất cả nhưng nhiều tiền khi buồn vẫn có thể mang ra đếm được bạn ạ
2/ Nếu thật sự có quyết tâm, chịu đựng được áp lực, mong muốn ngày càng phát triển và đối mặt với các thử thách thì bạn có thể chuyển sang làm tín dụng.
3/ Dù công việc bận nhưng mình khuyên có công việc mới rồi hãy xin nghỉ vẫn hơn. Còn làm thế nào thì bạn phải linh động tự nghĩ cách
4/ Về việc xin việc cần có quan hệ, tiền bạc các kiểu --> Cái này thực tế vẫn có nhưng nếu bạn thi tín dụng thì không phải lo đâu, đây là công việc áp lực nên con cháu các sếp không ai muốn làm đâu, bạn cứ tự tin thi đi. Tuy nhiên với các NH top đầu thì số lượng không có quan hệ + quen biết thì vào vẫn rất đông nên bạn vẫn phải cố gắng đạt điểm cao top 3-4 mới có khả năng đậu. Nếu có thi tín dụng thì mình khuyên nên chọn VCB or BIDV.
Đây là các kinh nghiệm bản thân của mình nên có thể còn nhiều sai sót, hy vọng giúp ích được cho bạn