Bàn về đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay

hungviet

Founder
Dựa vào lý thuyết ngân hàng hiện đại về thẩm định cho vay theo nguyên tắc 6C và trải nghiệm nhiều năm làm công tác tín dụng, chúng tôi chia điều kiện cấp tín dụng có tài sản bảo đảm (TSBĐ) thành 2 nhóm:

  • Nhóm điều kiện cần là khách hàng cũng như phương án vay đã được Ngân hàng cho vay (NHCV) thẩm định và đánh giá là đáp ứng được các điều kiện về: tính cách người vay (Character); năng lực tài chính, khả năng trả nợ (Capacity); dòng tiền (Cash Flow); điều kiện môi trường (Conditions).
  • Nhóm điều kiện đủ gồm tài sản thế chấp món vay (Collateral) và sự kiểm soát (Control).
Sở dĩ chúng tôi chia thành 2 nhóm: điều kiện cần, điều kiện đủ vì theo logic thì các điều kiện cần là điều kiện tiên quyết để xét duyệt món vay. Nhóm điều kiện đủ là các điều kiện bổ sung, đảm bảo quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, là bảo đảm bằng tài sản để thu hồi nợ vay khi có rủi ro bất khả kháng mà không còn nguồn trả nợ.

Có nghĩa là khi thẩm định xem xét cho vay, về nguyên tắc, các NHCV đều phải thẩm định, đánh giá đầy đủ các yếu tố chủ quan, nội tại của khách hàng như: năng lực pháp luật, năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sinh lời, các hệ số đòn bẩy, tài chính, đánh giá tính ổn định cũng như dự lường các rủi ro từ thị trường đầu vào - ra của phương án vay, thẩm định và kiểm soát được dòng tiền, thẩm định tính hiện thực của nguồn trả nợ, dòng tiền thu hồi để trả nợ… Khi xác định và yên tâm rằng khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện cần trên thì đã có thể xem xét cấp tín dụng. Còn biện pháp kiểm soát, TSBĐ là điều kiện bổ sung.

Lý thuyết là vậy, còn về đạo lý thì bất kỳ NHCV nào cũng muốn thẩm định kỹ khách hàng vay và mong muốn khách hàng vay làm ăn có lãi để trả nợ vay cả gốc lẫn lãi chứ không trông mong vào việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ. Nếu NHCV chỉ quan tâm đến TSBĐ mà coi nhẹ việc thẩm định các điều kiện cấp tín dụng thì chẳng khác nào biến Ngân hàng thành “tiệm cầm đồ”.
Tuy nhiên trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Do vậy các điều kiện cần như thẩm định năng lực tài chính, năng lực trả nợ, việc kiểm soát dòng tiền, … đối với nhiều khách hàng vay hiện nay là các doanh nghiệp dân doanh (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…) rất khó xác định đúng nhu cầu để thuyết phục khách hàng chấp nhận. Thực tế đã có trường hợp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, Ngân hàng tiếp cận cho vay, thẩm định số liệu báo cáo tài chính, xác định mức cho vay vốn theo nhu cầu thực tế thấp hơn so với mức cho vay tối đa tính trên giá trị nghĩa vụ được bảo đảm của tài sản thế chấp thì khách hàng bỏ đi vay ngân hàng khác. Đó là một thách thức giữa việc tuân thủ quy chế nghiệp vụ và yêu cầu phát triển thị phần tín dụng mà nguyên nhân là do môi trường pháp lý về kế toán, kiểm toán chưa hoàn thiện, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tìm kiếm khách hàng tốt.

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như đã nói trên chưa thật sự yên tâm đối với NHCV thì thiết nghĩ điều kiện tài sản thế chấp lại chuyển sang nhóm điều kiện cần để bảo đảm an toàn. Việc đánh giá TSBĐ cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là cần thiết trong tình hình hiện nay. Đặc biệt từ đầu năm 2012 sau khi Ngân hàng Nhà nước phân loại 4 nhóm Ngân hàng với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng là 17%, 15%, 8%, 0% thì đương nhiên sẽ dần dần có sự dịch chuyển khách hàng từ các NHTM nhóm 3, 4 về các NHTM nhóm 1, 2. Và như vậy, hơn lúc nào hết NHCV càng phải đề cao vai trò của TSBĐ từ việc tuân thủ tỷ lệ xác định cho vay tối đa do Trụ sở chính (TSC) qui định, chẳng hạn như: thẩm định vị trí, tính thanh khoản của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, hạn chế hoặc từ chối TSBĐ là hàng hóa, máy móc thiết bị khó quản lý, thanh khoản thấp,...

Cũng đang có ý kiến phản biện rằng nếu siết chặt điều kiện TSBĐ thì làm sao phát triển được dư nợ? Quan điểm chúng tôi cho rằng, với tình hình hiện nay để bảo đảm an toàn tín dụng, giải pháp siết chặt điều kiện TSBĐ là lựa chọn phù hợp nhất vì: (i) Tình hình thị trường bất động sản đang chìm lắng, giá bất động sản có xu hướng giảm thấp, tính thanh khoản kém; (ii) Sử dụng điều kiện TSBĐ siết chặt như một “hàng rào” sàng lọc khách hàng xấu từ các NHTM khác, nhất là từ các ngân hàng nhóm 3, 4 chuyển sang; (iii) Với những trường hợp đặc thù, xét thấy bảo đảm, Chi nhánh hoàn toàn có thể trình TSC phê duyệt riêng.

Trước thực trạng bức tranh kinh tế hiện nay, các chủ trương lớn của Chính phủ về tái cơ cấu ngành, doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu NHTM, chính sách tài chính tiền tệ thận trọng… sẽ tác động đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Dẫu trong tình huống nào thì các biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng vẫn là tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của NHTM. Với nhận thức đó, biện pháp TSBĐ trong cho vay hiện nay cần được coi trọng và đánh giá đúng mức để phòng ngừa rủi ro tín dụng./.
Nguồn: VietinBank
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi! vậy là ngành thẩm định tài sản trong tương lai đã có triển vọng rồi ... Với tiếng nói của Vietinbank chắc các Ngân hàng khác sẽ chú trọng cách Thẩm định tài sản còn khá lỏng như hiện nay ... Cá nhân tôi cũng thiết nghĩ tiêu chuẩn hóa cách thức thẩm định tài sản tại NH nên sát với tiêu chuẩn thẩm định của Việt Nam. Tức nhiên cũng cần chú ý đến tính cạnh tranh vì để thẩm định giá trị tài sản được chính xác thì trong 1, 2 ngày cho ra kết quả định giá thật chưa đáng tin cậy nhưng Khách hàng cũng không thể chờ kết quả thẩm định quá lâu khi họ đang khát vốn.
Vậy mình có vân đề đặt ra là bằng cách nào để thẩm định tài sản một cách tiêu chuẩn mà vẫn đảm bảo thời gian nhanh nhất có thể cho KH để tăng tính cạnh tranh? Hiện nay, CV Quan hệ khách hàng gần như kiêm lun phần thẩm định tài sản đảm bảo (trừ trường hợp có phòng Thẩm định riêng nhé!) và do công việc khá bận rộn hoặc do chi tiêu doanh số nên việc thẩm định tài sản còn mang tính chủ quan nhiều. Mong các bạn góp ý
 
"Nếu như các ngân hàng chỉ chú trọng đến TSĐB thì ngân hàng chẳng khác gì tiệm cầm đồ". Mục đích cũng như vai trò của ngành ngân hàng là tạo ra được giá trị mới cho nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nới thừa sang nơi thiếu cho vốn vận động và tạo ra được giá trị mới, lợi nhuận mới. TSĐB chỉ là điều kiện đủ trong công tác thẩm định, phương án kinh doanh, tính khả thi của dự án mới chính là những yếu tố căn bản trong việc thẩm định.
 
"Nếu như các ngân hàng chỉ chú trọng đến TSĐB thì ngân hàng chẳng khác gì tiệm cầm đồ". Mục đích cũng như vai trò của ngành ngân hàng là tạo ra được giá trị mới cho nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nới thừa sang nơi thiếu cho vốn vận động và tạo ra được giá trị mới, lợi nhuận mới. TSĐB chỉ là điều kiện đủ trong công tác thẩm định, phương án kinh doanh, tính khả thi của dự án mới chính là những yếu tố căn bản trong việc thẩm định.
Mình đọc bài này rất kỹ nên có chút ý kiến thế này:
"Nếu như các ngân hàng chỉ chú trọng đến TSĐB thì ngân hàng chẳng khác gì tiệm cầm đồ". Mình thật chưa đồng ý với ý kiến này thật sự khi thẩm định tài sản đảm bảo không phải thẩm định giá trị của tài sản không đâu mà còn nhiều yếu tố khác "bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,v.v..."
Bài viết đề cập " Trong bối cảnh hiện nay " áp dụng thế là hợp lý, còn tương lai thì không khẳng định ntn mà? Với cũng đâu nói là Thẩm định tài sản là quan trọng hay không quan trọng hơn các yếu tố: PA kinh doanh, tính khả thi dự án đâu ==> nếu dự án không khả thi thì đã quyết định không cho vay rồi nói gì đến thẩm định tài sản đảm bảo chi nữa.
Nói nôm na theo mình Ví dụ bạn có 4 thông tin để ra quyết định cho vay nếu bây giờ cho thêm 1 thông tin về TSĐB bạn nghĩ như thế nào là TỐI ƯU (4 hay 5)
Mong bạn góp ý!
 
Mình đọc bài này rất kỹ nên có chút ý kiến thế này:
"Nếu như các ngân hàng chỉ chú trọng đến TSĐB thì ngân hàng chẳng khác gì tiệm cầm đồ". Mình thật chưa đồng ý với ý kiến này thật sự khi thẩm định tài sản đảm bảo không phải thẩm định giá trị của tài sản không đâu mà còn nhiều yếu tố khác "bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,v.v..."
Bài viết đề cập " Trong bối cảnh hiện nay " áp dụng thế là hợp lý, còn tương lai thì không khẳng định ntn mà? Với cũng đâu nói là Thẩm định tài sản là quan trọng hay không quan trọng hơn các yếu tố: PA kinh doanh, tính khả thi dự án đâu ==> nếu dự án không khả thi thì đã quyết định không cho vay rồi nói gì đến thẩm định tài sản đảm bảo chi nữa.
Nói nôm na theo mình Ví dụ bạn có 4 thông tin để ra quyết định cho vay nếu bây giờ cho thêm 1 thông tin về TSĐB bạn nghĩ như thế nào là TỐI ƯU (4 hay 5)
Mong bạn góp ý!
Thứ nhất, điều kiện đẻ nhận làm tài sản đảm bảo d/v một tài sản bao gồm:
- Phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay.
- TS phải dễ bán
- TS được phép lưu thông.
- Trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.
Nên khi thẩm định 1 TSĐB các ngân hàng phải thẩm định tất cả các điều trên.
Thứ hai, Ngân hàng nhận TSĐB nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi các khoản nợ đã cho vay.Vai trò của TSĐB nhằm giảm bớt tổn thất khi k/h vỡ nợ, Giảm việc trả nợ của khách hàng vs việc tồn tại của tài sản.
Nên TSĐB là điều kiện cần thêm, ko phải là điều kiện tiên quyết.
Thứ 3, TSĐB không phải là điều kiện quan trong nhất mà phải tập trung vào mục đích vay vôn, PAKD, khả năng trả nợ:
- NH mong muốn khách hàng làm ăn có lợi.
TSĐB ko phải lúc nào cũng bán được.
Nếu chỉ tập trung dựa trên TSĐB, về lâu dài sẽ tập trung toàn nợ xấu.
 
Mình nghỉ nên tách ra làm hai bộ phận: Thẩm định tài sản và Cv quan hệ Kh. Như thế sẽ minh bạch và chính xác hơn trong thẩm định tài sản.
 
Mình đọc bài này rất kỹ nên có chút ý kiến thế này:
"Nếu như các ngân hàng chỉ chú trọng đến TSĐB thì ngân hàng chẳng khác gì tiệm cầm đồ". Mình thật chưa đồng ý với ý kiến này thật sự khi thẩm định tài sản đảm bảo không phải thẩm định giá trị của tài sản không đâu mà còn nhiều yếu tố khác "bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,v.v..."
Bài viết đề cập " Trong bối cảnh hiện nay " áp dụng thế là hợp lý, còn tương lai thì không khẳng định ntn mà? Với cũng đâu nói là Thẩm định tài sản là quan trọng hay không quan trọng hơn các yếu tố: PA kinh doanh, tính khả thi dự án đâu ==> nếu dự án không khả thi thì đã quyết định không cho vay rồi nói gì đến thẩm định tài sản đảm bảo chi nữa.
Nói nôm na theo mình Ví dụ bạn có 4 thông tin để ra quyết định cho vay nếu bây giờ cho thêm 1 thông tin về TSĐB bạn nghĩ như thế nào là TỐI ƯU (4 hay 5)
Mong bạn góp ý!
Bây h mình có KH mang 1 sổ TK(or chứng chỉ tiền gửi ) của NH của bạn đến vay thì bạn có cần nhất thiết phải thẩm định hay xem xét PAKD nữa hay không?
Có nên quan trọng hoá mọi thứ hay không hay trong mọi trường hợp chỉ là tương đối
Thân!
 
Sổ tiết kiệm 5tr, vay lấy lý do đi ăn chơi 500tr ai dám cho vay :D
 
Sổ tiết kiệm 5tr, vay lấy lý do đi ăn chơi 500tr ai dám cho vay :D
Bạn có tin rằng có người vác thêm 1 anh "vừa lùn vừa béo" đến bảo bạn làm hồ sơ tín chấp, anh"vừa lùn vừa béo" nói 1 cái từ TP trở xuống im re và làm nhanh nhất có thể chưa?
 
Nói trường hợp đó thì k cần phải đến, ngta gọi điện nhân viên đến tận nơi lo mọi thủ tục giấy tờ, tự giác vác tiền giải ngân tới
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,481
Thành viên mới nhất
Linkin Park Mer
Back
Bên trên