Bạn có biết chắc vì sao mình thất nghiệp?

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Hành trình tìm việc sau khi ra trường đôi khi sẽ gian nan hơn bạn nghĩ nhưng điều quan trọng là bạn đủ quyết tâm, đủ nỗ lực để chấp nhận những khó khăn và vất vả.

>>> Vì sao nhiều thạc sĩ đi làm phụ hồ, bán trà đá, làm công nhân?
>>> Đỗ ĐH 28,5 điểm sau 3 năm đi làm giờ nghề chính là XE ÔM
>>> Kinh tế khó khăn "đánh gục" 2 bằng đại học
>>> Bỏ bằng đại học đi bán cá vẫn sống “khỏe”
>>> Bỏ bằng đại học làm may vá vẫn sống “khỏe”
>>> Kinh tế "gục", Ngoại thương, Y khoa đồng loạt thất nghiệp
>>> Bỗng dưng… thất nghiệp
>>> [HOT] Sếp ngân hàng bày cách tìm việc thời khủng hoảng
>>> Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?
>>> Lời khuyên của những nhà lãnh đạo nổi tiếng dành cho tân cử nhân
>>> Những việc cần làm khi thất nghiệp
>>> 6 sai lầm cần tránh trong quá trình tìm việc
>>> Những “thủ phạm” phá hỏng cơ hội tìm việc mới
>>> 10 lý do bạn chưa tìm được việc

Những ngày tháng 6, sinh viên năm cuối nô nức chụp những bức ảnh thật đẹp trong bộ áo cử nhân chỉn chu và nụ cười rạng rỡ. Nhưng niềm vui tốt nghiệp chưa vơi, thì cũng ngay sau đó, rất nhiều bạn sinh viên đã phải đối mặt với nỗi lo khác, cũng là “nghiệp”, nhưng là… thất nghiệp!

Những cử nhân phải “giấu” tấm bằng ĐH, chấp nhận đi làm công nhân; sau 1 năm ra trường vẫn loay hoay tìm việc, vẫn sống bằng tiền bố mẹ gửi hàng tháng; hay không thể xin được việc đành học tiếp cao học dù tương lai chưa biết sử dụng tấm bằng Thạc sĩ đó như thế nào… là câu chuyện không còn hiếm! Cuộc sống của những sinh viên sau khi ra trường, có lẽ cũng vì thế mà nhiều hơn những tiếng thở dài…


Nếu như bạn cũng đang thất nghiệp, vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mình thất nghiệp?

Trả lời cho câu hỏi ấy, có thể nhiều bạn đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì nhà mình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?... Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi!

Bạn có thấy 4 năm ĐH của mình quá thảnh thơi hay không, khi chỉ cuộc sống thời sinh viên của bạn chỉ là ăn học - ngủ nướng và yêu đương; hàng ngày bạn vẫn đến trường rồi về nhà, thỉnh thoảng lên thư viện học và nỗi lo lắng của bạn khi ấy chỉ gói gọn trong điểm số của những kỳ thi?... Các bạn vẫn nghĩ rằng, sinh viên thì chỉ học tốt để ra trường có được một tấm bằng tốt! Thế nhưng, thực tế là để có một công việc tốt sau khi ra trường thì một tấm bằng chưa bao giờ là đủ!

Bằng ĐH là sự ghi nhận kết quả học tập của bạn sau 4 năm học trên giảng đường – là một “vật chứng” có giá trị, nhưng lại có "giá" rất rẻ so với thực tế “nhà nhà tìm việc, người người tìm việc” hiện nay. Và đề tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng ĐH, bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, giao tiếp… – những điều mà trường ĐH không dạy bạn nhưng nhà tuyển dụng luôn luôn cần. Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế ở giảng đường ĐH. Rõ ràng, một sinh viên đã có “thâm niên” “xông pha” đi làm thêm ngay từ những ngày còn là sinh viên bao giờ cũng tự tin và có được nhiều cơ hội tìm việc hơn so với bạn khác chưa từng trải.

Chính sự kém năng động, tự “ru ngủ” bản thân từ khi còn đang là sinh viên chính là chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!

Phải làm sao nếu như bạn ra trường mà vẫn chưa có kinh nghiệm?


Ảnh minh họa

Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! Rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “Nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, mà một sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”. Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy!, quan trọng là bạn phải tự tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

Hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…

Hành trình tìm việc sau khi ra trường đôi khi sẽ gian nan hơn bạn nghĩ nhưng điều quan trọng là bạn đủ quyết tâm, đủ nỗ lực để chấp nhận những khó khăn và vất vả. Để hành trình tìm việc được rút ngắn hơn và trở nên dễ dàng hơn, thì hãy tự tích lũy cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm ngay khi còn đang là sinh viên.

Theo Kenh14
 
Mình nghỉ bài viết trên khá máy móc. Nhiều người có kỷ năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm sống vẫn thấp nghiệp.
 
bạn ơi liệu bạn có nghĩ là bạn đi gõ cửa những cơ quan rồi xin vào làm ko lương hoặc thực tập thì sẽ có nhiều cơ quan rủ lòng từ bi cho bạn làm ko? kể cả chân pha nước họ cũng chưa chắc khiến đâu. Bài viết của bạn đề cập rất thực tế về cái thiếu và yếu của hầu hết sinh viên mới ra trường bây giờ, nhưng tớ thấy nó chỉ nhìn dưới con mắt của phía những người đã có việc làm, đã đi làm, nói cách khác là những người ko thất nghiệp thôi. Còn nếu đứng về phía sinh viên trong trường đại học thì khác bạn ạ. Khi đi học, ít ai hoặc ko ai dạy bạn phải đi làm thêm cả, cũng chẳng ai chỉ ra cho bạn 1 thực tế là khi ra trường nếu cháu ko có tí lí lịch sáng sáng về hoạt động ngoại khóa hay làm thêm thì cháu sẽ chật vật đấy. Tất nhiên bạn sẽ có thể biện luận rằng là sinh viên thì phải tự chủ trong suy nghĩ, phải có định hướng rõ ràng cho tương lai, nhưng ít ai biết rằng rất nhiều sinh viên chọn trường ko phải do tìm hiểu kĩ về sở thích cá nhân, trường đại học đó, mà khi còn là học sinh 12, mọi người nói nó tốt, nó hay, nó hot, thì thi. Các buổi định hướng nghề nghiệp cho học sinh 12, sinh viên năm 1 năm 2 còn ko có, nó mới có trong khoảng 3 năm gần đây thôi, bạn mới lớn, mắt nhắm mắt mở bước vào cánh cửa cuộc đời, nếu ko dẫn dắt, bạn sẽ đi lạc hướng ngay hoặc đi rất chậm. Ở đây ko hẳn là đổ lỗi cho ai về thực trạng hiện nay, mà là nhìn thẳng vào vấn đề. Nếu có sự kết hợp ăn ý của nhiều bên, cục diện vấn đề sẽ khác. Tớ tán thành với bạn là ra trường chưa có kinh nghiệm thì có thể tích lũy ngay sau khi ra trường. thế nhưng cũng cần phải có sự tạo điều kiện, có chỗ đi làm ko lương, đi thực tập thì mới tích lũy được chứ??? Thực tại đã thế, chỉ còn cách là sinh viên mới ra trường tự xoay sở. Đi làm công nhân tớ thấy cũng chẳng có gì là ko tốt, có rất nhiều gương đi làm công nhân ở khu công nghiệp rồi sau đó xin được việc trong khu công nghiệp đấy. Đó là vì sao? khi bạn hiểu về 1 tổ chức rồi, bạn sẽ biết bạn cần làm gì để chinh phục nó, còn sinh viên mới ra trường đi thi tuyển ấy hả? có tìm hiểu lên tìm hiểu xuống thì bạn cũng chỉ biết rất ít thôi, có chỗ còn bưng bít thông tin. Huống hồ việc tuyển dụng nhiều lúc chỉ là sự ước lượng cảm tính. Xã hội thì luôn tồn tại tỉ lệ thất nghiệp nhất định. Có rất nhiều mặt phải xét đến khi nhìn vào vấn đề này. Nguyên nhân thất nghiệp của mỗi người sẽ khác nhau, ai vượt qua nó sẽ là người chiến thắng. Tớ chỉ góp 1 phần suy nghĩ. :)
 
"Chính sự kém năng động, tự “ru ngủ” bản thân từ khi còn đang là sinh viên chính là chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!"
Chuẩn!!!! M đang phải trả giá vì sự kém năng động thời còn đi học đây.
Kinh nghiệm sẽ không thành vấn đề khi bạn không đòi hỏi quá cao về công việc. Vẫn rất nhiều công việc tốt để apply mà, chưa cần đến nỗi không công....
 
Tình trạng thất nghiệp hiện nay cũng chính từ 1 phần cứng nhắc trong tuyển dụng của một số nhà tuyển dụng, chỉ tuyển dụng những người có kinh nghiệm mà lại bỏ quên nguồn nhân lực tiềm năng. SV mới ra trường tuy chưa có kinh nghiệm nhưng họ tràn đầy sức trẻ, tinh thần học hỏi cao cộng thêm khả năng tiếp nhận những kiến thức mới lại cao...
 
m nghĩ là bạn nói như vậy là đúng cho thời điểm bây giờ, tiếc là trong lúc đi học ko ai nói cho bọn tớ biết rằng ra trường ngoài tấm bằng thì còn nhiều cái nữa, chỉ thấy bảo là phải được bằng khá trở lên, phải có quan hệ này nọ, quá mơ hồ và không có định hướng cụ thể, nhưng khi ra trường rồi, biết được sự thật rồi thì xin vào nơi mà có mảng cv đúng hoặc chỉ cần gần gần với chuyên môn thôi cũng là một khó khăn lớn ... m ko nghĩ rằng thế giới phải thay đổi vì mình, mình chỉ mong bản thân có thể thay đổi để phù hợp mà thôi... mình ra trường và xin được 1 cv chẳng liên quan gì đến ngành ngân hàng mà mình đã được đào tạo, lương thấp, áp lực cao, lúc nào cũng bị cấp trên phê bình, nhiều lúc nói đên mình là sv ngân hàng, ai cũng mắt tròn mắt dẹt hỏi tại sao học NH ra lại không xin vào NH mà đi làm nghề này, thật sự mình rất chán, giở lại sách vở, những thứ mình đã học được, mình lại buồn hơn, cảm thấy bản thân trước và sau khi ra trường cứ như là đã thay đổi số phận 180 độ rồi ấy ... thật sự rất rất cần một cơ hội để được làm ngành phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình ... ai cho tôi cơ hội ?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,707
Thành viên mới nhất
kevinkaarlmerch
Back
Bên trên