Hồ sơ Sếp đưa rủi ro cao bạn sẽ làm gì

Trong đời làm tín dụng mình nghĩ chắc ai cũng đã từng làm hồ sơ của sếp đưa, mặc dù biết là hồ sơ có rủi ro 8-|, đưa ra các lý do thuyết phục để chứng minh nhưng sếp đều gạt đi #-o, nói theo cái lý của sếp. Đứng trước 1 hoàn cảnh như vậy, bạn là nhân viên tín dụng, bạn sẽ làm gì. Tiếp tục làm hồ sơ và lo ngay ngay nó sẽ quá hạn, :-s hay nộp đơn xin nghỉ việc và ra đi. Mong các anh chị làm tín dụng lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm cho em cũng như các bạn mới bước và nghề tín dụng.

Mình làm không nhiều nhưng theo kinh nghiệm quan sát được thì sẽ có bài là ‘từ chối khéo’, còn khéo thì thế nào thì chịu.

Nếu nói không, từ chối nhanh gọn thì sẽ có hai khả năng: một là được sếp đánh giá là có bản lĩnh, hướng phát triển thành nhân viên thẩm định hoặc quản trị rủi ro, hai là bạn bị cho ra rìa, bị đì đến mức nghỉ việc vì không hợp gu tín dụng với sếp.

Theo quan điểm cá nhân, làm cái nghề này là phải biết chấp nhận rủi ro và tìm cách quản lý rủi ro. Nếu thấy rủi ro cao quá thì không nên đánh đổi. Sự nghiệp còn dài, không ngân hàng này thì còn ngân hàng khác. Làm QHKH cũng chẳng thế giàu được vì nó cũng chỉ là làm công ăn lương.

đặt gạch hóng :slight_smile: nghe các cao nhân luận đàm. em chưa dc làm hồ sơ nào :((

Cái này khó đấy. Nói thật nhiều hồ sơ của khách sếp đưa về tài chính thì cực ổn nhưng nó dùng vốn sai mục đích (Mình chưa biết được cho đến khi thu thập chứng từ sau giải ngân), nhiều khách thì mình chưa kịp tìm hiểu ra ngô ra khoai thì bị sếp giục giã làm nhanh (theo quy trình Ngân hàng) trong khi khách ở xa hoặc là kinh doanh đa nghành nghề rất phức tạp. Các bạn nên nhớ bảo vệ mình trước vì mình gặp nhiều trường hợp rồi, sếp chỉ thị mình phải ABC… thế này nọ, sau có việc gì xảy ra theo hướng không có lợi cho sếp là sếp phủi ngay, bạn sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên đấy. Nhất là những món vay lớn, càng nên cẩn thận bạn ạ. Theo kinh nghiệm của mình, [COLOR=“#0000CD”]các bạn nên sắm cho mình 1 máy ghi âm và dùng nó trong những trường hợp cần thiết để có bằng chứng bảo vệ mình. Nói thực sự nhiều sếp chơi đểu lắm, mình không ngờ được đâu. Nếu mọi biện pháp bạn đưa ra để từ chối trước cho vay, hay sau giải ngân… đều bị sếp lờ đi hay không đả động nhiều bạn nên vào làm việc “khéo”, hỏi sếp là em thấy khách bây giờ thế này thế nọ, trước đây khi làm hồ sơ em cũng đã thấy trước thế nhưng sếp bảo em vẫn làm, giờ khách không đáp ứng được những điều kiện của mình mình xử lí sao xem sếp nói sao, bạn cứ ghi âm hết lại. Sau này thanh tra vào hay kiểm soát nội bộ vào nó “đập” bạn mà sếp không bảo vệ bạn, kệ bạn thì bạn đưa bằng chứng ra. Kinh nghiệm xương máu đấy.

Cám ơn bạn, có lẽ mình nên mua cái điện thoại nào có chức năng ghi âm để phòng trường hợp xấu nhất. Đúng là lúc xảy ra rủi ro cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm gần như là số 1

Nếu ông sếp nào mà cứ ép mình quá, mình làm xong cố tìm cách viết 1 dòng sau vào hồ sơ; " Cho vay theo lệnh sếp"
Nhớ đừng để sếp phát hiện nhé ;))

Đang vướng vào một vụ, cũng thấy đau đầu, cách tốt nhất là cứ ngâm hồ sơ, bảo phải nghiên cứu thêm kĩ, trong quá trình ấy tìm bằng chứng rõ ràng là cãi phăng, mình nghĩ lâu thế sếp cũng nản

bác ở trên lý thuyết quản trị kinh doanh kinh. cuộc đời k như bác tưởng đâu bác à. Cả nhà em là dân ngân hàng dy truyền, đối với trường hợp này. Ba em nói: Mày không đồng ý là mày chết với thằng sếp

Đã làm tín dụng, một khi sếp giao hồ sơ có rủi ro cao mà không đồng ý làm thì sẽ có những tình huống như sau:

  • Giải thích lý do, sếp đồng ý ko cho vay → êm xuôi

  • Sếp đưa ra các lý do hợp lý để cho vay mặc dù tình hình tài chính hiện tại của khách hàng tạm thời gặp khó khăn → có thể làm nhưng cẩn thận đừng để lại hậu quả

  • Sếp ép làm, đưa ra các lý do ko hợp lý, độ rủi ro quá cao → Nếu làm thì phải có ghi âm lại chỉ đạo của sếp, đồng thời chuẩn bị đường thoát thân; nếu không làm thì chuẩn bị xin nghỉ việc đi là vừa.

Bạn đã là lính lác thì đừng nghĩ đến chuyện cứ ngâm hồ sơ chờ sếp nản mà được. Làm tín dụng mà chống đối lại sếp thì sớm muộn gì cũng ra đi thôi, vấn đề là ở thời gian.

Phương án tốt nhất là mình lên làm sếp .Ps : e góp ý thư giãn tí ^^

mình đã và đang làm kiểm soát nội bộ, mình xin nói ý kiến về công việc nhạy cảm trên: nếu thực chất hồ sơ "có vấn đề " và phải làm theo lệnh sếp thì các bạn nên tự bảo vệ mình trước; vì lý lẽ của những ông sếp khi bị phát hiện là cố gắng đổ lên đầu nhân viên, ko mấy khi đứng ra bảo vệ các bạn đâu; theo quy trình, hồ sơ là do các bạn thẩm định, nghiên cứu và trình lên để sếp ký duyệt mà, giấy trắng mực đen là các bạn làm và ký rồi, rủi ro các bạn sẽ gánh đấy; có khi phải tính đến chuyện về AMC tiếp tục xử lý nợ xấu…

vậy nên, cách tốt nhất là tìm biện pháp chia sẽ rủi ro với sếp, thứ hai là từ chối và tìm cách từ chối khéo, thứ tiếp là chấp nhận rủi ro cho vay với điều kiện bạn hết sức quan tâm đến khách hàng đó, thẩm định kỹ thêm phần TSĐB (nhất là những tài sản có khả năng thanh khoản, xử lý nhanh gọn…)
các bạn góp ý thêm nhé!

Chả giấu gì các bác, thằng bạn em vào cùng đợt với em , giờ lên thu hồi nợ ngồi rồi, cũng chỉ vì làm hồ sơ cho sếp, giờ xảy ra nợ xấu, mọi trách nhiệm quy cho cán bộ tín dụng…Sếp phủi tay nhanh lắm,…nên các bạn hãy cẩn thận…Sếp ăn % rồi đá quả bóng trách nhiệm cho nhân viên tín dụng

Mình làm HTTD hôm trc bị ép GN gần trăm tỷ cho 1 cty sắp phá sản.
ko hóa đơn, ko hợp đồng kinh tế, ko mục đích sd vốn, ko có 1 cái gì để GN =))))
Mình nói KH ko đủ ĐK GN sếp ah`. Em ko làm bộ này, còn ra sao em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của NH =))))
Mình đc gì, mất gì. Các bác cân nhắc cho kĩ lưỡng nhé. Mất vc này ta kiếm vc khác
Nhưng cái hồ sơ đen vác theo thì đừng mơ mà chạy đc, rủi ro ko những cho mình mà còn cho cả Gia đình nữa, hãy sáng suốt chút :))))

Mình nghĩ bạn làm thế là quá sáng suốt, công việc có thể thay đổi chứ cái món nợ xấu, ko thoát được đâu

nói chung mình làm nhân viên, sợ sếp…đúng, nhưng mà chỉ là nhân viên, nghỉ chổ này xin chổ khác (dù biết xin việc khó nhưng mà còn trẻ có mất gì đâu…), sếp nào tào lao thì kệ, đừng nhận, mất công vài bửa ôm cục nợ vài chục tỏi, ngồi há họng ra đó, lúc đó có muốn xin nghỉ, ngân hàng cũng chả giải quyết…

Có phải hồ sơ xấu sếp chỉ giao cho nhân viên yếu?

Mình còn may mắn chán, hôm trc sếp bảo em cố gắng hỗ trợ cho KH này. Hồ sơ vay mấy tỷ, không bổ sung được hóa đơn gốc, mấy bác quăng cho mình mấy tờ hóa đơn photo đen trắng, ai mà ko biết chuyển tiền GN xong các bác ý lại rút tiền mặt ra mà làm trò gì thì ai quản cho nổi. Món này nói thẳng với sếp luôn là KH ko bổ sung đc bản gốc thì em ko làm hồ sơ, xong. Dù sao mình còn được việc nên chả đì đẹc gì, keke, may quá là may.

Trường hợp của bạn này có thể áp dụng được với các điều kiện:

  1. Quy trình của Ngân hàng chặt chẽ

  2. Quyền lực của sếp không đủ lớn → không dám mạnh tay đối với 1 số khoản vay.

  3. Sếp dễ chịu, không bị áp lực và không muốn gây áp lực cho nhân viên.

  4. Khách hàng không thuộc diện “bắt buộc phải cho vay”.

Không thỏa các điều kiện trên thì đố bạn dám không giải ngân.

Uh thì cũng nhiều lý do, tuy nhiên mình cũng đề xuất cho KH này giảm dư nợ, rút tài sản luôn rồi (mặc dù giảm mười mấy tỷ cũng hơi tiếc ^^). Chuyên viên không làm thì lấy đâu ra hồ sơ để sếp duyệt cơ chứ.

À mà em thấy mấy sếp PGD exim cũng duyệt cho vay dạng này nhiều lắm thì phải, nghe anh em bạn bè than thở quá trời, nhất là đợt cho vay VNĐ đảm bảo giá trị USD ý.

à, PGD của Exim thì bây giờ không được tự quyết về cho vay nữa mà đều phải chuyển lên Chi nhánh.

Chỉ có những khoản vay cũ bị kẹt bắt buộc phải cho đảo nợ thì mới giải quyết kiểu đó chứ sếp giờ cũng ớn nợ xấu rồi.