HOT Sơ lược về ngân hàng Chính sách xã hội - VBSP

NH Chính sách ub.com 2.jpg


Sơ lược về ngân hàng Chính sách xã hội - VBSP

Ngân hàng Chính sách xã hội
là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Do đó, ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Đây là một trong những ngân hàng có thông tin tuyển dụng không được rầm rộ cho lắm cũng như rất ít thông tin về về môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ. Việc tìm kiếm thông tin cơ bản được truyền tai nhau và hiếm hoi tìm được trên ub.com.vn.

Trên cơ sở đó, UBAcademy đã thu thập tương đối các thông tin cơ bản cho các bạn ứng cử viên như sau (sẽ update liên tục):

Thu nhập:

- Lương đối với nhân viên mới vào: bình quân từ 8 ~ 9.000.000 đồng.

- Hệ số lương, lên bậc lương và nâng lương trước hạn theo quy định của nhà nước. Tức là thâm niên càng lâu thì lương càng cao. Thu nhập của ngân hàng Chính sách xã hội được xem là ổn định (bình ổn giá) so với sóng gió ngoài kia của các ngân hàng TMCP.

- Thưởng và các phúc lợi khác của ngân hàng Chính sách cũng tương đối tốt và ổn định đều mỗi năm. Duy năm nay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chia sẻ khó khăn cùng người dân do dịch Covid-19 nên chuyện thưởng được tạm gác vào cuối năm.

Chỉ tiêu và khách hàng:

- Nói đúng là hầu như không có, nếu có thì theo sự phân công lãnh đạo như các chỉ tiêu huy động dân cư, nợ quá hạn. Không áp lực như các ngân hàng TMCP là phải đa chỉ tiêu, bán chéo sản phẩm, đa năng vừa làm sale mà phải vừa vận hành.

- Khách hàng hầu như không cần phải tìm. Nên cán bộ ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu tập trung vào công tác nghiệp vụ nhiều hơn. Phần còn lại chủ yếu là tuyên truyền đến người dân các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thời gian làm việc:

- Nghỉ thứ 7, CN và các ngày Lễ Tết theo quy định.

- Tuy nhiên, ngân hàng Chính sách có một đặc thù là có tổ chức Tổ giao dịch tại xã, sẽ cố định 1 ngày trong tháng. Nếu ngày đó rơi vào thứ 7 hoặc chủ nhật vẫn sẽ làm việc bình thường (trừ ngày Tết).

Áp lực công việc:

- Đánh giá khách quan thì công việc nào cũng có áp lực nhưng đối với ngân hàng TMCP thì khỏe hơn nhiều.

- Tại ngân hàng Chính sách xã hội thì chịu khó đi địa bàn hơn (có xe của đơn vị). Không để nợ quá hạn phát sinh nhiều là được, còn lại thì không có quá áp lực.

Môi trường làm việc:

- Ngân hàng Chính sách xã hội vận hành theo mô hình như các cơ quan hành chính nhà nước khác. Được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

- Những năm gần đây, ngân hàng Chính sách xã hội tập trung xây dựng nhiều trụ sở mới tại các tỉnh thành. Tăng cường trẻ hóa đội ngũ cán bộ cũng như áp dụng công nghệ vào việc vận hành và theo dõi hoạt động kinh doanh.

- Ngân hàng Chính sách xã hội những năm gần đây cũng không ngừng đổi mới và cởi mở hơn, nhất là các thông tin tuyển dụng được cập nhật thường xuyên trên website, mỗi năm tuyển dụng bình quân 5 đợt trên toàn quốc.


Chính vì những yếu tố đó, thi vào ngân hàng Chính sách xã hội không hề dễ.

- Một phần vì số lượng tuyển mỗi năm tương đối ít so với quy mô hoạt động. Điều này có thể lý giải vui là lượng nghỉ việc không cao như ngân hàng TMCP.

- Một phần thi tuyển khá khó, khó về kiến thức vì nó quá rộng, làm tự luận hoàn toàn (bao gồm nghiệp vụ Kế toán và nghiệp vụ Tín dụng). Ngoài ra, đi thi ngân hàng Chính sách xã hội cũng khá hồi hộp như được quay lại thời thi tốt nghiệp cấp 3, thi Đại học vì được tổ chức tập trung và có cả Công An gác thi.
 
Không biết chỗ mọi người thế nào nhưng chỗ e tỷ lệ tự thi vào là rất nhỏ
 
Back
Bên trên