Mình có vài dòng góp ý cho bạn:
1. Thường người ta tính tỷ lệ dư nợ cho vay hoặc hạn mức tín dụng trên (/) giá trị TSBĐ chứ ko phải "tỷ lệ TSĐB/Dư nợ cho vay ". Tỷ lệ này mới cho thấy được 1 TSBĐ có thể bảo đảm tối đa cho bao nhiêu đồng vốn cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này rất khác nhau cho mỗi loại TSBĐ, trong mỗi loại TSBĐ thì lại khác nhau cho từng đối tượng KH nữa. Do đó nếu tính trung bình cho toàn bộ thì con số đó gần như nó ko có ý nghĩa. Thường người ta có thể tính trung bình cho từng loại để đánh giá thôi, VD tính trung bình cho nhóm TSBĐ là BĐS, nhóm TSBĐ là máy móc thiết bị,...
2. Luật không quy định cứng các NHTM phải cho vay với tỷ lệ bao nhiêu. Tuy nhiên NHNN sẽ điều chỉnh thông qua 1 số chỉ tiêu như tỷ lệ khấu trừ TSBĐ khi tính dự phòng rủi ro, nôm na là NHTM sẽ tốn nhiều chi phí để trích lập dự phòng hơn khi nhận nhiều TSBĐ có tính rủi ro, từ đó sẽ tác động lên quy định về TSBĐ của các NHTM.
Thông thường các NHTM cho vay thấp hơn giá trị của TSBĐ. Như đã nói trên, nó phụ thuộc nhiều tiêu chí như: loại TSBĐ, nhóm KH, sản phẩm cho vay, cách thức định giá,... VD: TSBĐ là QSDĐ ở thường là 70-75%, đất nông nghiệp 40-50%. Nhưng nếu định giá theo giá đất của UBND cấp tỉnh (giá khung nhà nước) thì có thể cho vay 100% giá trị TSBĐ. Hoặc, đối với TSBĐ là xe ô tô, với ô tô con dưới 9 chỗ thì tỷ lệ là 80-85%, xe ô tô tải 70%, nếu là xe nguồn gốc Trung Quốc thì tỷ lệ sẽ thấp hơn là các thương hiệu khác. Nhưng cùng loại xe ô tô con, nếu KH được xếp hạng tín dụng là AAA, AA thì tỷ lệ là 85%, nếu A hoặc BBB thì có thể là 75-80%,...
Việc cho vay thấp hơn giá trị TSBĐ không có nghĩa là hoàn toàn an toàn cho NHTM đâu bạn (như bạn nói là việc gì phải lo nợ xấu nữa). Thứ nhất, bạn cần nên biết là việc nhận TSBĐ và phát sinh nợ xấu của NHTM là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. TSBĐ có thể coi như phao cứu sinh cuối cùng cho các NHTM khi phát sinh nợ xấu, còn việc phát sinh nợ xấu do đâu thì là việc khác, không phải do loại TSBĐ, cũng không phải do việc định giá hoặc áp dụng tỷ lệ nào. Thứ hai, khi rủi ro xảy ra, việc có TSBĐ chưa chắc đã đảm bảo cho các NHTM thu hồi được vốn. Việc xử lý TSBĐ không phải là việc dễ dàng, nhất là đối với BĐS vì tính pháp lý phức tạp. Nhiều khi NHTM nắm TSBĐ và đảm bảo toàn bộ pháp lý nhưng vẫn không thể phát mãi thu hồi vốn được.
3. "Chi nhánh đang lới lỏng chính sách TSĐB để mở rộng cho vay SME, nhưng điều này làm giảm khả năng xử lý nợ xấu => tăng Tỷ lệ nợ xấu" => Việc nới lỏng chính sách TSBĐ chỉ tác động 1 phần đến khả năng xử lý nợ xấu, đó là khả năng không thu hồi đủ vốn, và chỉ khi đó thì tỷ lệ nợ xấu mới tăng lên. Nên lấy ý này làm trọng tâm thì bạn nên phân tích rõ thêm vì cụm từ "khả năng xử lý nợ xấu" nó có nhiều yếu tố trong đó.