Một tài sản có được thế chấp 2 ngân hàng hay không?

nh0ck0n91

Thành viên
e chào a chị ạ! hiện e dang học Môn thẩm định tín dụng ngân hàng ! e có 1 câu hỏi đang thắc mắc là Liệu có thể dùng 1 tài sản thế chấp ở 2 ngân hàng được không? mong a chị giúp đỡ !E xin cảm ơn ạ !
 
Một tài sản có thể thế chấp nhiều ngân hàng nếu đủ giá trị đảm bảo. Khi đó, nếu phát sinhh phát mại tài sản, sẽ ưu tiên ngân hàng nào đi đăng ký giao dịch đảm bảo trước. Bạn xem thêm Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm tại đây: http://ub.com.vn/threads/882-Tong-h...en-nganh-Ngan-hang-chi-co-o-UB-#axzz1mX9rVOLw

Thông thường khi đăng ký giao dịch đảm bảo xong. Ngân hàng sẽ cầm giấy tờ nhà đất, tài sản là bản gốc của khách hàng. Vậy thì làm sao mà đi vay với cùng 1 tài sản đó ở ngân hàng khác nữa. Trừ khi làm sổ đỏ giả đi vay tiếp thôi. Mình thấy mọi ng bản luận rôm rả nhưng cốt lõi vấn đề chả ai nói cả. Nghe hơi lý thuyết b-)
 
Cho mình hỏi nếu 1 tài sản đảm bảo cùng được đăng ký giao dịch đảm bảo trong 1 ngày ở 2 ngân hàng khác nhau thì thứ tự khi phát mãi tài sản như thế nào vậy bạn? Hôm trước mình phỏng vấn ở BIDV bị hỏi như vậy! hjc
Cảm ơn bạn nhiều!
Trong quy định về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản có quy định rõ: Một TSĐB có thể được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD và giá trị của TSĐB có thể nhỏ hơn,bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Xét về thứ tự ưu tiên thanh toán:
-Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB được xác định theo thứ tự đăng ký
-Trường hợp có giao dịch bảo đảm có đăng ký,có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên trước
-Trương hợp các giao dịch bảo đảm đều không có đang ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm!
 
Thông thường khi đăng ký giao dịch đảm bảo xong. Ngân hàng sẽ cầm giấy tờ nhà đất, tài sản là bản gốc của khách hàng. Vậy thì làm sao mà đi vay với cùng 1 tài sản đó ở ngân hàng khác nữa. Trừ khi làm sổ đỏ giả đi vay tiếp thôi. Mình thấy mọi ng bản luận rôm rả nhưng cốt lõi vấn đề chả ai nói cả. Nghe hơi lý thuyết b-)
Cái này k đúng anh ạ. Vì kể cả NH A đkí GDĐB rồi nhưng nếu muốn cho vay, NH B vẫn có thể đến mượn giấy tờ sở hữu TS đó (giả sử là BĐS) đem đi công chứng và cấp tín dụng cho KH đc mà, miễn là TSĐB đó vẫn thỏa mãn điều kiện về giá trị cho món vay (sau khi trừ đi giá trị để đảm bảo khoản vay của NH A).
 
Một tài sản vẫn có thể thế chấp được 02 Ngân hàng. Vì vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm để ưu tiên quyền thu nợ cho Ngân hàng nào đăng ký trước đó bạn. Điển hình hiện nay là thế chấp hàng tồn kho. Đối với các tài sản có duy nhất một giấy chứng nhận sở hữu thì điển hình là cho vay hợp vốn. Tuy nhiên, thực tế các Ngân hàng không chấp nhận điều này vì một NH vẫn đủ vốn để cho vay, không đủ thì NH khác lớn hơn cho vay. Và NH thường mong muốn tập trung quản lý khách hàng của mình để đảm bảo an toàn.
 
Vấn đề phụ thuộc vào loại tài sản thế chấp là gì: BĐS, động sản, hàng hóa hay tài sản hình thành trong tương lai nữa
 
một tài sản có thể thế chấp tại nhiều NH , miễn là giá trị của TS đó đủ bảo bảo cho giá trị của các khoản nợ. trong trường hợp phải thanh lý tài sản thì nếu giá bán đấu giá của TS thấp hơn tổng nghĩa vụ tài chính thì sẽ đc chia theo tỷ lệ % chứ ko phải ưu tiên đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm trước
 
một tài sản có thể thế chấp tại nhiều NH , miễn là giá trị của TS đó đủ bảo bảo cho giá trị của các khoản nợ. trong trường hợp phải thanh lý tài sản thì nếu giá bán đấu giá của TS thấp hơn tổng nghĩa vụ tài chính thì sẽ đc chia theo tỷ lệ % chứ ko phải ưu tiên đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm trước
Ưu tiên đơn vị đang ký giao dịch bảo đảm trước là đúng đấy bạn ạ :)
 
Cho mình hỏi nếu 1 tài sản đảm bảo cùng được đăng ký giao dịch đảm bảo trong 1 ngày ở 2 ngân hàng khác nhau thì thứ tự khi phát mãi tài sản như thế nào vậy bạn? Hôm trước mình phỏng vấn ở BIDV bị hỏi như vậy! hjc
Cảm ơn bạn nhiều!
Hình như khi đk GD bảo đảm thì có cả giờ phút đăng kí mà bạn. Sẽ căn cứ vào thời gian đk GD bảo đảm. Đk trước sẽ đc ưu tiên.
 
Theo luật dân sự về tài sản đảm ba thì 1 tài sản chỉ được phép mang đi thế chấp tại 1 NH, còn nghị định 163 thì được, ko bik như thế nào????
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên