CQNN Tổng cục Thuế: TB tuyển dụng công chức năm 2012 - 2742 chỉ tiêu [10/09-21/09/2012]

  • Bắt đầu Bắt đầu quynh4290
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỔNG CỤC THUẾ NĂM 2012

Căn cứ Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 1990/QĐ-B.T.C ngày 08/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012; Tổng cục Thuế thông báo như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

1. Đối tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể như sau:
a. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
b. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng
Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể như sau:
a. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc kết quả xét tuyển theo quy định.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể về văn bằng, chứng chỉ:
3.1. Dự tuyển ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng; các chuyên ngành Kinh tế thuộc các trường đại học; các chuyên ngành Luật.
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

3.2. Dự tuyển ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (kỹ sư) trở lên thuộc chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông máy tính, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Toán - tin ứng dụng, Điện tử viễn thông;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);

3.3. Dự tuyển ngạch lưu trữ viên:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học; Quản trị văn phòng, Hành chính học; Hành chính văn thư và Văn thư - Lưu trữ.
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

3.4. Dự tuyển ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế của các trường Trung cấp, Cao đẳng;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.

3.5. Dự tuyển ngạch cán sự làm công nghệ thông tin:

a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành: Công nghệ thông tin (Công nghệ phần mềm, Truyền thông và mạng máy tính), Tin học doanh nghiệp, Tin học ứng dụng, Kỹ thuật máy tính và mạng, Toán tin, Hệ thống thông tin kinh tế (chuyên ngành Tin học - Kế toán), Điện tử viễn thông;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);

3.6. Dự tuyển ngạch lưu trữ viên trung cấp:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Hành chính học, Hành chính văn thư và Văn thư - Lưu trữ;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.

3.7. Về điều kiện văn bằng, chứng chỉ và loại hình đào tạo:
- Điều kiện, tiêu chuẩn về bằng cấp (thực hiện theo quy định tại Công văn số 4204/BNV-CCVC ngày 22/11/2011 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện các quy định về tuyển dụng công chức): Không phân biệt loại hình đào tạo và bằng tốt nghiệp, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập (theo đúng chuyên ngành cần tuyển);
- Đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm 2012 nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp để tham gia đăng ký nộp hồ sơ dự tuyển, khi trúng tuyển và nhận quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải xuất trình bằng tốt nghiệp theo quy định.

4. Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức:

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu đính kèm);
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, cụ thể:
+ Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động:
* Bản sao “Anh hùng Lực lượng vũ trang”; “ Anh hùng Lao động”; “ Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”; Thẻ (thương binh, bệnh binh…); “Quyết định được hưởng chính sách là thương binh”; “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học”;
* Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền cấp .
+ Đối với Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ:
* Quyết định xuất ngũ hoặc các giấy tờ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, trí thức trẻ tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ…
+ Đối với người dân tộc thiểu số:
* Giấy khai sinh của thí sinh ghi rõ dân tộc thiểu số. Trong trường hợp giấy khai sinh của thí sinh không ghi rõ thành phần dân tộc, Cục Thuế đề nghị thí sinh bổ sung sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của thí sinh đăng ký dự tuyển -áp dụng theo Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc.
- Ba phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận; 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

Lưu ý: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển dụng công chức được nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh:
- Về chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B (đối với thí sinh dự tuyển vào ngạch chuyên viên và tương đương):
+ TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT);
+ IELTS 4.5 trở lên;
+ TOEIC 405 trở lên.
- Về chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ A (đối với thí sinh dự tuyển vào ngạch cán sự và tương đương):
+ TOEFL 347 trở lên (PBT), 19 trở lên (iBT);
+ IELTS 2.0 trở lên;
+ TOEIC 255 trở lên.

II. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG:

Tổng cục Thuế tổ chức thi để tuyển dụng 2.742 chỉ tiêu năm 2012 vào làm việc tại 51/63 Cục Thuế và cơ quan Tổng cục Thuế theo nhu cầu vị trí việc làm, theo các ngạch tuyển dụng sau:
+ Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ là 1.968 chỉ tiêu.
+ Ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin là 256 chỉ tiêu;
+ Ngạch lưu trữ viên là 111 chỉ tiêu;
+ Ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ là 284 chỉ tiêu.
+ Ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) làm công nghệ thông tin là 59 chỉ tiêu;
+ Ngạch lưu trữ viên trung cấp là 64 chỉ tiêu.
Bảng chỉ tiêu chi tiết từng đơn vị theo danh sách đính kèm: Chỉ tiêu tuyển dụng

III. MÔN THI, NỘI DUNG THI VÀ HÌNH THỨC THI:

1. Thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào các ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ; chuyên viên làm công nghệ thông tin và lưu trữ viên: phải tham dự thi 04 môn với 05 bài thi.

a) Môn kiến thức chung:
- Hình thức thi: thi viết;
- Thời gian làm bài: 180 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
- Hình thức thi: thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 180 phút và thi trắc nghiệm 45 phút.
- Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch dự tuyển:
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ ở các đơn vị thuộc hệ thống Thuế và cơ quan Tổng cục Thuế: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin: Kiến thức về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm - mạng máy tính và truyền thông); Kiến thức về hệ điều hành Window; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch lưu trữ viên: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
c) Môn ngoại ngữ:
- Hình thức thi: thi viết tiếng Anh trình độ B;
- Thời gian làm bài: 90 phút.
d) Môn tin học văn phòng:
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm;
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).

2. Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ; cán sự làm công nghệ thông; lưu trữ viên trung cấp phải tham dự thi: 04 môn với 05 bài thi.

a) Môn kiến thức chung:
- Hình thức thi: thi viết;
- Thời gian làm bài: 120 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về tài chính; Kiến thức về Luật Cán bộ, công chức; Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
- Hình thức thi: thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 120 phút và thi trắc nghiệm 30 phút.
- Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch dự tuyển:
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) làm công nghệ thông tin: Kiến thức về hệ điều hành Windows; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch lưu trữ viên trung cấp: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
c) Môn ngoại ngữ:
- Hình thức thi: thi viết tiếng Anh trình độ A;
- Thời gian làm bài: 60 phút.
d) Môn tin học văn phòng:
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm;
- Thời gian làm bài: 30 phút.
- Nội dung áp dụng cho từng ngạch thi tuyển: Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ; vào ngạch lưu trữ viên trung cấp: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).

3. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học văn phòng:
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
a. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
b. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, toán tin trở lên.

IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN:

Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của NĐ24, cụ thể như sau:
1. Cách tính điểm:

a. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
b. Điểm các môn thi được tính như sau:
- Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
- Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
c. Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điểm ưu tiên (nếu có).

2. Xác định thí sinh trúng tuyển:
a. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các bài thi của các môn thi (trừ những môn nếu được miễn thi);
- Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng đơn vị, từng vị trí việc làm, từng chuyên ngành đào tạo và từng ngạch tuyển dụng. Theo tổng điểm chung được xác định như sau: Tổng điểm chung = (điểm môn kiến thức chung x (nhân) hệ số 1) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi viết) x (nhân) hệ số 2) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (trắc nghiệm) x (nhân) hệ số 1) + điểm ưu tiên (nếu có).
b. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng công chức căn cứ vào kết quả học tập để quyết định người trúng tuyển.
c. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC:

- Thời gian nộp hồ sơ: Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển trong 10 ngày làm việc.
Từ 8 giờ 00’ ngày 10/9/2012 đến 17 giờ 00’ ngày 21/9/2012
.
- Địa điểm nộp hồ sơ:
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc tại 01 trong 51/63 Cục Thuế có chỉ tiêu tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012. Địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Thuế thí sinh có nguyện vọng được tuyển dụng thông qua phương thức thi tuyển.
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào cơ quan Tổng cục Thuế địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế số 123 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức; đồng thời nộp phí dự thi tuyển công chức theo quy định của Nhà nước: 140.000 đồng/thí sinh/lần dự thi. (Hồ sơ không trả lại và không nhận qua đường bưu điện).

VI. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI:

Tổng cục Thuế sẽ thông báo sau trên trang Website của Bộ Tài chính (địa chỉ: www.mof.gov.vn) và trang Website của Tổng cục Thuế (địa chỉ: www.gdt.gov.vn); tại Cục Thuế có chỉ tiêu tuyển dụng và đến từng thí sinh dự tuyển.
Mọi liên lạc để có thông tin liên quan đến kỳ thi qua số điện thoại: 04.3972.4464./.
CHI TIẾT:

VII. CẬP NHẬT THỜI GIAN THI
Lịch thi cụ thể như sau
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
kết quả của bạn giống mình đấy. cách làm là ko trừ đi giá vồn vì vậy sai. Không còn biết nói gì vì cơ hội đã đóng mặc dù 4 môn trước làm tốt.Buồn quá. hix

bài này các bạn phải trừ giá vốn nhé ! theo quy định là vậy ( đây là soanh nghiệp kinh doanh thương mại )
 
780 và 3180 nhé các baby thân mến ! cố gắng và cố gắng không ngừng, cơ hội là nhiều vô tận, bạn có dám đi đến và lấy nó hay không thôi ^^
 
ĐỀ THI VIẾT MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THUÊ
( Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế)
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian phát đề​



Câu1. Qua nghiên cứu Luật thuế Thu nhập cả nhản, anh (chị) hãy cho biết:
1. Thế nào là cá nhân cư trú?
2. Cách xác định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhàn cư trú và cá nhân không cư trú có những điểm khác biệt căn bản gì?

Câu 2: Qua nghiên cứu Luật thuế Giá trị gia tăng, anh (chị) hây cho biết:
1.Các trường hợp hoàn thuê giá tri gia tăng?
2.Ý nghĩa của hoàn thuê giá trị gia tăng?

Câu 3: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2011 có số liệu kè khai tính thuê thu nhập doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: triệu đồng).
1. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 36.000
2. Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 25.000;
trong đó:
-Giá vốn cùa hàng hoa bán ra: 15.000;
-Chi trà lãi liền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu: 200;
-Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị: 2.000
-Các khoản chi phí cùa doanh nghiệp đêu có hóa đơn, chừng từ hợp pháp và các khoản chi còn lại đều đù điêu kiện được trừ.
3.Thu nhập chịu thuế khác: 300
4.Doanh nghiệp đã hoạt động được 6 năm
6.Kỳ tính thuế của doanh nghiệp dược xác định theo năm dương lịch.

1. Xác định chi phi quảng cáo. tiếp thị khuyến mại được trừ khi tinh thu nhập thuế? Giải thích cách tính?
2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ưong năm tinh thúc? Biết thuế suất thuê thu nhập doanh nghiệp là 25% và trong năm doanh nghiệp không được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 4: Theo quv định cùa Luật Quản lý thuế. người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kẽ khai bị an định thuê trong các trường hợp nào?

(Đề thi không đuọc Sừ dụng tài liệu cán bộ coi thi không giòi thích gì thềm)

Đề thi viết chuyên ngành chiều nay của các bạn miền Bắc đó. Các bạn cùng giải nhé
Câu 1: Thế nào là cá nhân cư trú theo luật thuế TNCN ?
Theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì cá nhân cư trú phải là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Câu 2: Phương pháp tính thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động SXKD đối với cá nhân cư trú và không cư trú khác nhau như thế nào?
Để thấy được sự khác nhau về phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ sản xuất kinh doanh đối với cá nhân cư trú và không cư trú theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì trước hết cần tìm hiểu phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với từng đối tượng. Cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: Để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải thực hiện 3 bước tính thuế: Bước 1 “Xác định thu nhập chịu thuế”’; bước 2 “xác định thu nhập tính thuế”; Bước 3 “xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần”. Cụ thể là:
Bước 1: Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh = Thu nhập chịu thuế - (trừ đi) Giảm trừ gia cảnh - (trừ đi) Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó:
+ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số thuế của các bậc thu nhập
+ Số thuế của mỗi bậc = Thu nhập tính thuế của bậc đó nhân với thuế suất tương ứng của bậc đó. Thuế suất tăng lên chỉ áp dụng cho phần thu nhập tăng thêm, không áp dụng cho phần thu nhập ở bậc thấp hơn.
- Đối với cá nhân không cư trú:
Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 25 (Luật thuế TNCN) nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 Điều 25 (Luật thuế TNCN).
Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Từ phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với cá nhân cư trú và không cư trú như trên, có thể thấy những điểm khác biệt trong phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú như sau:
Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú
Xác định thuế phải nộp trên cơ sở xác định thu nhập tính thuế, tức là sau khi xác định thu nhập chịu thuế còn giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đóng góp nhân đạo, từ thiện theo quy định của pháp luật Xác định thuế phải nộp trên cơ sở doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần (từ 5% đến 35%) để tính thuế trên cơ sở thu nhập tính thuế cho tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh Áp dụng một mức thuế suất toàn phần tính trên doanh thu (Tùy theo lĩnh vực ngành nghề mà có thuế suất khác nhau: 1%, 2% hoặc 5%)
Xác định thuế phải nộp trên Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở ấn định TNCT. Xác định số thuế phải nộp chỉ trên cơ sở doanh thu, không xác định theo thu nhập chịu thuế.


Câu 3: Đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng? Ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng?
Theo Điều 13 Luật thuế GTGT số 14/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008 thì đối tượng được hoàn thuế GTGT bao gồm các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ý nghĩa của việc hoàn thuế GTGT: Xuất phát từ bản chất của Thuế GTGT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế, do vậy việc hoàn thuế GTGT có ý nghĩa như sau:
- Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại cho người nộp thuế số thuế mà người nộp thuế đã ứng ra trả trong giá mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu lại được hoặc không thu lại được ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
- Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
- Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khấu HHDV, từ đó thúc đấy hoạt động SXKD trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán, giảm nhập siêu.
- Xuất phát từ yêu cầu để được hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh phải thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và phải thanh toán qua ngân hàng. Do vậy, việc hoàn thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Góp phần thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện các thông lệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để giúp đỡ những đối tượng khó khăn.
- Thể hiện sự công khai, minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế với Ngân sách Nhà nước.

Câu 4: Theo luật QLT, trường hợp người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế khi nào?
Bài làm:
Theo điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị Ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Cụ thể như sau:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.



Bài tập: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2011 có số liệu kê khai tính thuế TNDN như sau (Đơn vị tiền: triệu đồng):
1) Doanh thu tính thuế: 36.000
2) Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 25.000, trong đó:
- Giá vốn hàng bán ra: 15.000
- Chi trả lãi vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu: 200
- Chi phí quảng có, khuyến mại, tiếp thị: 2.000
Các khoản chi phí của doanh nghiệp đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và các khoản chi còn lại đủ điều kiện được trừ.
3) Thu nhập chịu thuế khác: 300
4) Doanh nghiệp đã hoạt động được 6 năm
5) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là năm dương lịch.
Yêu cầu: 1) Xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại được trừ khi tính thu nhập chịu thuế? Giải thích cách tính?
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (thuế suất 25% và trong năm không được miễn, giảm).
Lời giải: (đơn vị tiền: triệu đồng)
1) Xác định chi phí quảng cáo khuyến mại, tiếp thị được trừ
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu không được trừ loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 200
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng bán: 25.000 – 15.000 – 200 – 2.000 = 7.800
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ: 7.800 x 10% = 780
Giải thích cách tính:
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ tối đa 10% trên tổng chi phí được trừ chưa kể khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động từ năm thứ 3 trở đi kể từ ngày thành lập. Doanh nghiệp này đã hoạt động được 6 năm nên tỷ lệ khống chế là 10%.
- Vì đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên trong tổng chi phí được trừ để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng bán ra.
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu là một trong số các khoản chi không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nên phải loại ra khi xác định tổng chi phí được trừ.
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (Đơn vị tiền: triệu đồng)
a) Doanh thu tính thuế: 35.000
b) Chi phí được trừ:
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng bán (đã xác định trên): 7.800
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị (đã xác định trên): 780
- Giá vốn hàng bán: 15.000
Tổng chi phí được trừ: 7.800 + 780 + 15.000 = 23.580
c) Thu nhập chịu thuế khác: 300
d) Thu nhập chịu thuế: 35.000 – 23.580 + 300 = 11.720
e) Do không có thu nhập miễn thuế nên thu nhập chịu thuế bằng thu nhập tính thuế.
f) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế: 11.720 x 25% = 2.930
 
Vậy là mình đã làm sai. Đằng nào làm mấy câu còn lại trong bài chuyên ngành cũng không tốt lắm :D
 
Câu 1: Thế nào là cá nhân cư trú theo luật thuế TNCN ?
Theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì cá nhân cư trú phải là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Câu 2: Phương pháp tính thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động SXKD đối với cá nhân cư trú và không cư trú khác nhau như thế nào?
Để thấy được sự khác nhau về phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ sản xuất kinh doanh đối với cá nhân cư trú và không cư trú theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì trước hết cần tìm hiểu phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với từng đối tượng. Cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: Để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải thực hiện 3 bước tính thuế: Bước 1 “Xác định thu nhập chịu thuế”’; bước 2 “xác định thu nhập tính thuế”; Bước 3 “xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần”. Cụ thể là:
Bước 1: Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh = Thu nhập chịu thuế - (trừ đi) Giảm trừ gia cảnh - (trừ đi) Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó:
+ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số thuế của các bậc thu nhập
+ Số thuế của mỗi bậc = Thu nhập tính thuế của bậc đó nhân với thuế suất tương ứng của bậc đó. Thuế suất tăng lên chỉ áp dụng cho phần thu nhập tăng thêm, không áp dụng cho phần thu nhập ở bậc thấp hơn.
- Đối với cá nhân không cư trú:
Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 25 (Luật thuế TNCN) nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 Điều 25 (Luật thuế TNCN).
Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Từ phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với cá nhân cư trú và không cư trú như trên, có thể thấy những điểm khác biệt trong phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú như sau:
Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú
Xác định thuế phải nộp trên cơ sở xác định thu nhập tính thuế, tức là sau khi xác định thu nhập chịu thuế còn giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đóng góp nhân đạo, từ thiện theo quy định của pháp luật Xác định thuế phải nộp trên cơ sở doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần (từ 5% đến 35%) để tính thuế trên cơ sở thu nhập tính thuế cho tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh Áp dụng một mức thuế suất toàn phần tính trên doanh thu (Tùy theo lĩnh vực ngành nghề mà có thuế suất khác nhau: 1%, 2% hoặc 5%)
Xác định thuế phải nộp trên Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở ấn định TNCT. Xác định số thuế phải nộp chỉ trên cơ sở doanh thu, không xác định theo thu nhập chịu thuế.


Câu 3: Đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng? Ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng?
Theo Điều 13 Luật thuế GTGT số 14/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008 thì đối tượng được hoàn thuế GTGT bao gồm các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ý nghĩa của việc hoàn thuế GTGT: Xuất phát từ bản chất của Thuế GTGT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế, do vậy việc hoàn thuế GTGT có ý nghĩa như sau:
- Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại cho người nộp thuế số thuế mà người nộp thuế đã ứng ra trả trong giá mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu lại được hoặc không thu lại được ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
- Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
- Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khấu HHDV, từ đó thúc đấy hoạt động SXKD trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán, giảm nhập siêu.
- Xuất phát từ yêu cầu để được hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh phải thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và phải thanh toán qua ngân hàng. Do vậy, việc hoàn thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Góp phần thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện các thông lệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để giúp đỡ những đối tượng khó khăn.
- Thể hiện sự công khai, minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế với Ngân sách Nhà nước.

Câu 4: Theo luật QLT, trường hợp người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế khi nào?
Bài làm:
Theo điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị Ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Cụ thể như sau:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.



Bài tập: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2011 có số liệu kê khai tính thuế TNDN như sau (Đơn vị tiền: triệu đồng):
1) Doanh thu tính thuế: 36.000
2) Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 25.000, trong đó:
- Giá vốn hàng bán ra: 15.000
- Chi trả lãi vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu: 200
- Chi phí quảng có, khuyến mại, tiếp thị: 2.000
Các khoản chi phí của doanh nghiệp đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và các khoản chi còn lại đủ điều kiện được trừ.
3) Thu nhập chịu thuế khác: 300
4) Doanh nghiệp đã hoạt động được 6 năm
5) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là năm dương lịch.
Yêu cầu: 1) Xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại được trừ khi tính thu nhập chịu thuế? Giải thích cách tính?
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (thuế suất 25% và trong năm không được miễn, giảm).
Lời giải: (đơn vị tiền: triệu đồng)
1) Xác định chi phí quảng cáo khuyến mại, tiếp thị được trừ
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu không được trừ loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 200
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng bán: 25.000 – 15.000 – 200 – 2.000 = 7.800
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ: 7.800 x 10% = 780
Giải thích cách tính:
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ tối đa 10% trên tổng chi phí được trừ chưa kể khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động từ năm thứ 3 trở đi kể từ ngày thành lập. Doanh nghiệp này đã hoạt động được 6 năm nên tỷ lệ khống chế là 10%.
- Vì đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên trong tổng chi phí được trừ để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng bán ra.
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu là một trong số các khoản chi không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nên phải loại ra khi xác định tổng chi phí được trừ.
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (Đơn vị tiền: triệu đồng)
a) Doanh thu tính thuế: 35.000
b) Chi phí được trừ:
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng bán (đã xác định trên): 7.800
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị (đã xác định trên): 780
- Giá vốn hàng bán: 15.000
Tổng chi phí được trừ: 7.800 + 780 + 15.000 = 23.580
c) Thu nhập chịu thuế khác: 300
d) Thu nhập chịu thuế: 35.000 – 23.580 + 300 = 11.720
e) Do không có thu nhập miễn thuế nên thu nhập chịu thuế bằng thu nhập tính thuế.
f) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế: 11.720 x 25% = 2.930

Phần doanh thu tính thuế bạn vứt 1000 đâu rồi, sao lại chỉ có 35.000?
Phải là: (36.000 - 23.580 + 300) x 25% = 3.180 triệu chứ.
 
Chán, chắc trượt rồi. Thôi rút kinh nghiệm năm sau thi tiếp. Tình hình là lộ đề cả nhà ạ, tớ thấy có người chuẩn bị phao Tiếng Anh, mấy câu dịch chính xác luôn, còn in được ra cơ mà :((
 
Nhà nhà chép, người người quay,ko bít đường nào mà lần,mình đã làm sai rồi còn bị chép từ đầu đến cuối:D cũng nên thi 1 lần cho bít " công chức".
 
Back
Bên trên