Trách nhiệm của bảo vệ ngân hàng trong cho vay cầm cố lô hàng

Thường thì ở các thành phố lớn mới phát sinh nhiều nghiệp vụ này. Khi đó 1.Sẽ có kho bãi riêng của ngân hàng đó cho doanh nghiệp thuê, đương nhiên là bảo vệ của ngân hàng rồi, khi có sự cố, đương nhiên quy trách nhiệm đầu tiên là thằng quản lý kho bãi.
2. Khách hàng "cầm cố hoặc thế chấp" lô hàng, thì ngân hàng phải có bảo vệ của ngân hàng, chịu trách nhiệm cái lô hàng mình đang bảo vệ chứ. Không lẽ những mặt hàng cồng kềnh, cần xe chở đi, thì xe chạy vào kho, không lẽ Bảo vệ không biết.
Nhưng 2 điều mình nói trên, có lẽ là sử dụng khi doanh nghiệp phát sinh nợ xấu. Khi doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ. Ngân hàng buộc phải sử dụng biện pháp bảo vệ tài sản cơ bản được coi là của ngân hàng (chưa phát mãi, chưa thanh lý mà).

Còn trường hợp bạn nêu, theo mình nghĩ là doanh nghiệp hoạt động bình thường, Bảo vệ của ngân hàng vào chỉ hỗ trợ và theo dõi thôi (coi trên phương án kinh doanh, hợp đồng cầm cố số lượng trên giấy và thực tế thế nào). Còn công việc chính vẫn là của Thủ Kho, Bảo vệ của doanh nghiệp đó. Khi có mất mát, thì người chịu trách nhiệm là doanh nghiệp. Mắc mớ gì bảo vệ ngân hàng ở đây. (Có lẽ cái này là chính xác nhất).
Mình hiểu ý của bạn là ngoài bảo vệ của doanh nghiệp (chịu trách nhiệm mất mát) còn có thêm bảo vệ của ngân hàng để trông coi trong trường hợp doanh nghiệp xuất hàng phải ko? Ngân hàng mà bạn làm có quy định cụ thể như thế không?
 
Các bạn Cần hiểu rõ "thế chấp" và "cầm cố" thì sẽ hiểu hết vấn đề Liên quan đến TSBĐ là hàng hoá. Bản chất 2 loại hợp đồng này khác nhau, mình chuyên làm chính sách Liên quan của TSBĐ nên nắm rõ các vấn đề này.
 
Các bạn Cần hiểu rõ "thế chấp" và "cầm cố" thì sẽ hiểu hết vấn đề Liên quan đến TSBĐ là hàng hoá. Bản chất 2 loại hợp đồng này khác nhau, mình chuyên làm chính sách Liên quan của TSBĐ nên nắm rõ các vấn đề này.

Cái này thì ai cũng hiểu mà bạn. Bạn làm chính sách, còn bọn tớ quản lý trực tiếp.
 
Cái này thì ai cũng hiểu mà bạn. Bạn làm chính sách, còn bọn tớ quản lý trực tiếp.

Đơn vị kinh doanh (CN/PGD) quản lý trực tiếp, trách nhiệm quản lý về mặt physical là của Bảo vệ (AMC hoặc thuê ngoài độc lập).
Khi thiếu hàng đương nhiên trách nhiệm phải thuộc Bảo vệ, nhưng thường Bảo vệ cũng thuộc Ngân hàng (và có ủy quyền quản lý cho ngân hàng) nên cũng đều của Ngân hàng. Xét lại, trách nhiệm này là của các Bộ phận thuộc Ngân hàng nên để tránh việc "quýt làm, cam chịu" phải quy rõ trong Hợp đồng thuê bảo vệ, kiểm đếm bàn giao rõ ràng (cái này khó, thường ko thực hiện tốt) nên bảo vệ họ không chịu là đúng. Trách nhiệm cũng tùy theo Phương thức QL Hàng hóa trong quy trình mà Ngân hang nhận TSBĐ là HH, nhận hàng tồn kho, luân chuyển thì bảo vệ không chịu là đúng rồi.
 
Các bạn Cần hiểu rõ "thế chấp" và "cầm cố" thì sẽ hiểu hết vấn đề Liên quan đến TSBĐ là hàng hoá. Bản chất 2 loại hợp đồng này khác nhau, mình chuyên làm chính sách Liên quan của TSBĐ nên nắm rõ các vấn đề này.

Thế bên đằng ấy làm có để trách nhiệm của bảo vệ như thế nào hả cậu? Trong trường hợp bảo vệ thuộc công ty con của ngân hàng luôn thì sao?
 
Đơn vị kinh doanh (CN/PGD) quản lý trực tiếp, trách nhiệm quản lý về mặt physical là của Bảo vệ (AMC hoặc thuê ngoài độc lập).
Khi thiếu hàng đương nhiên trách nhiệm phải thuộc Bảo vệ, nhưng thường Bảo vệ cũng thuộc Ngân hàng (và có ủy quyền quản lý cho ngân hàng) nên cũng đều của Ngân hàng. Xét lại, trách nhiệm này là của các Bộ phận thuộc Ngân hàng nên để tránh việc "quýt làm, cam chịu" phải quy rõ trong Hợp đồng thuê bảo vệ, kiểm đếm bàn giao rõ ràng (cái này khó, thường ko thực hiện tốt) nên bảo vệ họ không chịu là đúng. Trách nhiệm cũng tùy theo Phương thức QL Hàng hóa trong quy trình mà Ngân hang nhận TSBĐ là HH, nhận hàng tồn kho, luân chuyển thì bảo vệ không chịu là đúng rồi.
Sao ở đây bạn ghi bảo vệ chịu trách nhiệm, bên dưới trả lời mình thì lại là bảo vệ không chịu :(
 
Sao ở đây bạn ghi bảo vệ chịu trách nhiệm, bên dưới trả lời mình thì lại là bảo vệ không chịu :(

Bạn không hiểu ý mình:
Bảo vệ chịu trách nhiệm khi 1. Hợp đồng bảo vệ rõ ràng điều khoản đền bù thiệt hại, 2. Phương thức HH mà ngân hàng quy định cách thức bảo vệ và 3. việc bàn giao physical đầy đủ.

Thế này thì khi thiếu hàng mà do Bảo vệ thì Cty bảo vệ chỉ có nước đền bù khẩn trương. Cẩn thận hơn chỉ có cách lập quỹ dự phòng rủi ro này, điều khoản mức đền bù thiệt hại đến đâu thì còn sống được

Những trường hợp hàng hóa luân chuyển, khách hàng quản lý, sử dụng thì bảo vệ chỉ với tư cách giám sát và thông báo thường xuyên cho Đơn vị kinh doanh, sao mà bắt họ đền được
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên