Một tài sản có được thế chấp 2 ngân hàng hay không?

  • Bắt đầu Bắt đầu nh0ck0n91
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

nh0ck0n91

Thành viên
e chào a chị ạ! hiện e dang học Môn thẩm định tín dụng ngân hàng ! e có 1 câu hỏi đang thắc mắc là Liệu có thể dùng 1 tài sản thế chấp ở 2 ngân hàng được không? mong a chị giúp đỡ !E xin cảm ơn ạ !
 
e chào a chị ạ! hiện e dang học Môn thẩm định tín dụng ngân hàng ! e có 1 câu hỏi đang thắc mắc là Liệu có thể dùng 1 tài sản thế chấp ở 2 ngân hàng được không? mong a chị giúp đỡ !E xin cảm ơn ạ !
Một tài sản có thể thế chấp nhiều ngân hàng nếu đủ giá trị đảm bảo. Khi đó, nếu phát sinhh phát mại tài sản, sẽ ưu tiên ngân hàng nào đi đăng ký giao dịch đảm bảo trước. Bạn xem thêm Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm tại đây: http://ub.com.vn/threads/882-Tong-h...en-nganh-Ngan-hang-chi-co-o-UB-#axzz1mX9rVOLw
 
Cái này còn tùy vào loại tài sản bạn ạ!

Nếu tài sản là nhà ở thì cần xem lại luật nhà ở năm 2005, tại điều 114 quy định về Điều kiện thế chấp nhà ở. Theo đó, người sở hữu nhà ở có thể thế chấp nhà ở cho một hoặc nhiều nghĩa vụ vay nợ khác nhau nếu giá trị tài sản đủ đảm bảo cho các nghĩa vụ vay, nhưng chỉ được phép thế chấp tại 01 tổ chức tín dụng.
 
Trong quy định về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản có quy định rõ: Một TSĐB có thể được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD và giá trị của TSĐB có thể nhỏ hơn,bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Xét về thứ tự ưu tiên thanh toán:
-Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB được xác định theo thứ tự đăng ký
-Trường hợp có giao dịch bảo đảm có đăng ký,có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên trước
-Trương hợp các giao dịch bảo đảm đều không có đang ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm!
 
Một tài sản có thể thế chấp nhiều ngân hàng nếu đủ giá trị đảm bảo. Khi đó, nếu phát sinhh phát mại tài sản, sẽ ưu tiên ngân hàng nào đi đăng ký giao dịch đảm bảo trước. Bạn xem thêm Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm tại đây: http://ub.com.vn/threads/882-Tong-h...en-nganh-Ngan-hang-chi-co-o-UB-#axzz1mX9rVOLw

chính xác thì phải tham khảo nghị định 163 bạn a`. NĐ 83 chỉ quy định về việc tổ chức đăng ký, thay đổi, xóa... giao dịch bảo đảm của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
 
Ngoài ra bạn hình dung NH sẽ chỉ nhận TSBD nếu như có thể xử lý để thu hồi. Ví dụ: 1 cái nhà acb đã nhận. Dù thừa đảm bảo nhưng vcb có nên nhận ko? Nếu nhận khi quá hạn vcb sẽ xử lý thế nào? Đập 1 nửa nhà để bán?
 
theo quy định của NĐ 163 thì một TSBĐ có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự tại các TCTD khác nhau nếu giá trị của TSBĐ đó bằng hoặc lớn hơn tổng các nghĩa vụ dân sự nhưng trên thực tế ta phải căn cứ vào loại TSBĐ để quyết định có nhận tài sản đó làm TSBĐ hay không bởi vì việc xử lý TSBĐ khi phát sinh rủi ro rất phức tạp, càng phức tạp hơn khi nhiều TCTD cùng có quyền lợi đối với TSBĐ đó.
 
Ngoài ra bạn hình dung NH sẽ chỉ nhận TSBD nếu như có thể xử lý để thu hồi. Ví dụ: 1 cái nhà acb đã nhận. Dù thừa đảm bảo nhưng vcb có nên nhận ko? Nếu nhận khi quá hạn vcb sẽ xử lý thế nào? Đập 1 nửa nhà để bán?

Theo luật thì khi khoản vay ở vcb quá hạn thì khoản ở acb cũng coi như là quá hạn luôn và được xử lý cùng lúc. Còn việc nhận tsđb hay ko còn tùy TCTD. Thường thì ko nhận :D
 
Back
Bên trên