[ Hỏi] Trả lời câu hỏi "vì sao nghỉ việc"

mjmoza_7690

Say Hi and Smile :)
Dear cả nhà,
Chuyện là thế, em đã xin nghỉ việc ở bank cũ 1 thời gian, giờ đang apply công việc mới, câu hỏi làm em phân vân nhất, mãi không tìm được câu trả lời phù hợp là : "vì sao em nghỉ việc ở cquan cũ (kể cả khi chưa tìm đc việc mới)", các cao thủ nhìu k.n nhảy việc cho em xin vài ý kiến mới với :-) .
Về lý do nghỉ việc thực sự của em: em làm việc ở 1 cn mà mảng khdn của bọn em cực kì bết bát, kh ngày càng đi xuống, đã vậy trg bộ phận chuyển ông tác, cả phòng phải giơ đầu ra làm việc trực tiếp với giám đốc CN, mà bác này rất bựa, vừa không hỗ trợ nhân viên, vừa hay ép nhân viên làm những vụ rủi ro (nói chung là độ "liều" của bác ấy cao. Bình thường jhaaur vị KH của em tương đối chặt, trc đây rất hợp vs trg bộ phận vì 2 chị em đều thuộc loại thẩm định + ksoat hoạt động của KH tg đối chặt, trc kia khi trg bp còn làm việc thì những vụ quá mạo hiểm, em từ chối đều có chị ấy cùng gây áp lực để sếp hoặc từ chối hoăc đồng ý các bp ksoat chặt chẽ, nhưng từ ngày chị chuyển đi thì em vs sếp thg xuyên xung đột trg chuyện này, mỗi lần em đưa ý kiến về các bp ksoat hdong của kh là sếp gạt di (em qly mso kh "ruột" của cn mà bthan em nhận thấy nó đag có vde), làm việc với sếp như thế thực sự em thấy quá rủi ro và áp lực nên muốn nghỉ.
Một lý do nữa là đồng nghiệp: phòng em ó 6 người trong đó có 1 trg nhóm, 1 ttqt và 4 sale, đến tdiem em ra đi thì các sale đã nghỉ hết(2 người ra đi, 1 người nghỉ sinh), trg nhóm cũng đi, sếp kéo 2 đệ tử của ổng về. Trời ơi, 2 đệ tử ủa ông thì thực sự rất quá đáng, cứ như bố tg ấy, cùng là nvien, e, bé nhất nên mọi người nhờ j em đều cố gắng làm nhyưng có nhwngx luk đang ngập ngụa công việc mà 2 ông ấy cứ sai em làm này nọ em bảo bận không làm hộ đc là lại thái độ. Trong 2 ông ấy ó 1 ông ghét em, thg xuyên đâm sau lưng em, em vs ổng đã từng cãi nhau trong phòng sếp rồi. Mà sau còn mỗi em vs ổng ở lại thì e k làm việc chung nổi, em quyết định ra đi, môi trg làm vc thì ức chế, đồng vc thì không ra sao, chả còn j để học hỏi ( og nì tuy nhìu tuổi nnhug k có k.n về tdung, ptich tchinh thì càng không)
Lý do cá nhân: em đã quá chán sale nên muốn chuyển sang khối hỗ trợ, đồng thời thời điểm đó em đang thi cao học nên nhân cơ hội đó để ở nhà tu luyện luôn.
Lý do thì nhiều thế nhưng em không biết phải trả lời sao với câu hỏi trên cả, lấy cái nào, bỏ cái nào, các bác giúp em với. Em cảm ơn nhiều nhiềi ạ :-)
 
Cái này phải "nói dối như thật" "mà nói thật như chơi". có vài nguyên tắc cơ bản là
1. Không được nói xấu (Cty, Lãnh đạo, đồng nghiệp, KH, môi trường..), túm lại là nên tìm cai gì đẹp đẽ để nói
2. Không ân hận căm thù oán ghét...( dù có mâu thuẫn tí cũng phải tỏ ra là ok, good, ko có gì nặng nề cả..))-> lạc quan
3. Không vì buồn đời, buồn tình, buồn gia đình...
4. Không hẳn là vì lương (hehe, nói sao cho khéo kẻo bị ép lương)
5.Nghỉ việc là "thuộc về vấn đề chiến lược cá nhân" :D ko biết chiến lược này thì phải cố mà phóng ra...
6. vv.vv Đang rất sẵn sàng, háo hức và tràn đầy năng lượng cho việc mới (nâng quan điểm lên thành...trang mới trong sự nghiệp!!!!)
 
Mình cũng đang có thắc mắc giống bạn Mimoza đây, thực sự thì ai nghỉ việc cũng đều là có lý do (và thường thì lý do này đều có phần "tế nhị"), nếu nói trong buổi phỏng vấn thì kiểu gì cũng bị đánh giá là suy nghĩ thiếu tích cực ... Nếu chỗ cũ quá good, quá ok thì chả có lý do gì mà nghỉ khi chưa tìm được công việc mới tốt hơn cả. Mình đọc hết các loại trừ của bạn Tombanker thì xem ra chả còn lý do gì để nghỉ nữa rồi :)) Mình cũng từng làm cả Sale cả Hỗ trợ, định hướng thì muốn làm về Hỗ trợ, có kinh nghiệm vị trí này rồi thì phần nghiệp vụ trả lời trong veo, chả vấn đề gì, nhưng cũng thường xuyên bị loại vì trả lời không nổi câu hỏi: "Vì sao em lại nghỉ ở ngân hàng cũ" này đây. Thực sự giờ mình chỉ mong muốn nhanh chóng có 1 công việc mới thôi, có vất vả, lương thấp hơn chỗ cũ cũng sẽ cố gắng. Thời gian chờ đợi cũng đã lâu lắm rồi.
 
em cũng như smart banker đây. khi còn đang đi làm em cũng có đi pv "nhảy việc" 1 lần, cũng trả lời câu ấy theo hướng tích cực là muốn tdoi vị trí, theo đuổi ước mơ, tuy nhiên lúc ấy chưa nghỉ nên em nghĩ lí do đó là đủ rồi, chứ jo nghỉ rồi, lí do đó không thuyết phục lắm, vì vẫn còn chịu nổi thì chả ai vèo cái nghỉ vc khi chưa tìm đc việc mới cả, toàn là vì bị ép đến nc đg cùng thôi ah :(
 
em cũng như smart banker đây. khi còn đang đi làm em cũng có đi pv "nhảy việc" 1 lần, cũng trả lời câu ấy theo hướng tích cực là muốn tdoi vị trí, theo đuổi ước mơ, tuy nhiên lúc ấy chưa nghỉ nên em nghĩ lí do đó là đủ rồi, chứ jo nghỉ rồi, lí do đó không thuyết phục lắm, vì vẫn còn chịu nổi thì chả ai vèo cái nghỉ vc khi chưa tìm đc việc mới cả, toàn là vì bị ép đến nc đg cùng thôi ah :(

Theo tớ thì cứ tâm sự thật, thẳng thắn là không làm việc được ở chỗ cũ nữa, ở lại thì không hợp tính cách với sếp mà công việc thì cũng không giải quyết được gì.
 
Mình thấy phỏng vấn vào Bank, người ta hay hỏi kèm những câu như là, công việc này rất vất vả, thường xuyên phải đi sớm về muộn, môi trường làm việc rất áp lực, Sếp rất khó tính ... thu nhập thì không cao đâu, em có làm được không? Và đa số ứng viên tất nhiên sẽ trả lời là: "Em làm được".
 
sao nhiều bạn lăn tăn quá nhỉ, giờ thị trường lao động, có người mua thì sẽ có người bán thôi
 
Vấn đề là công việc thì ít, mà số lượng người muốn vào làm thì nhiều bạn ạ. Với cả những người có kinh nghiệm, thường họ muốn nghỉ công việc cũ để tìm được công việc tốt hơn (thường là 1 trong 2 thứ: mức lương cao hơn hoặc công việc ít vất vả hơn) chứ không chấp nhận làm những công việc đơn giản, thủ công, thu nhập, đãi ngộ còn không bằng được công việc cũ.
 
Vấn đề là công việc thì ít, mà số lượng người muốn vào làm thì nhiều bạn ạ. Với cả những người có kinh nghiệm, thường họ muốn nghỉ công việc cũ để tìm được công việc tốt hơn (thường là 1 trong 2 thứ: mức lương cao hơn hoặc công việc ít vất vả hơn) chứ không chấp nhận làm những công việc đơn giản, thủ công, thu nhập, đãi ngộ còn không bằng được công việc cũ.
Nếu công việc mới mà đã thấy nhàm chán rồi thì theo tớ không nên cố, vì trước sau gì lại cũng quit. Thêm 1 lần đau. :v
 
Back
Bên trên