Xử lý tài sản thế chấp khi chủ tài sản bỏ trốn!

doannhalinh88

Verified Banker
Hiện nay, mình thấy rất nhiều trường hợp KH vay cũng là chủ tài sản bỏ trốn khi xảy ra nợ quá hạn. Vậy, trường hợp này, các NH sẽ xử lý ntnào? Vì khởi kiện ra tòa là biện pháp cuối cùng rồi, vì không phải lúc nào trong quá trình cho vay, NH đều làm đúng chằn chặn cả. Liệu NH có được tự ý bán tài sản của KH khi KH bỏ trốn, NH đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ mà không hiệu quả. Thủ tục xử lý tài sản khi KH bỏ trốn như thế nào?
 
Hiện nay, mình thấy rất nhiều trường hợp KH vay cũng là chủ tài sản bỏ trốn khi xảy ra nợ quá hạn. Vậy, trường hợp này, các NH sẽ xử lý ntnào? Vì khởi kiện ra tòa là biện pháp cuối cùng rồi, vì không phải lúc nào trong quá trình cho vay, NH đều làm đúng chằn chặn cả. Liệu NH có được tự ý bán tài sản của KH khi KH bỏ trốn, NH đã dùng nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ mà không hiệu quả. Thủ tục xử lý tài sản khi KH bỏ trốn như thế nào?

lý thuyết thì mình biết, còn thực tế thì...hix.bên mình có nhân viên thu hồi nợ riêng, nên nhân viên đó có trách nhiệm làm việc đó (đòi nợ, đảm bảo, kiện tụng)
ps: bạn lên google, gõ 2 từ "gán nợ" "xiết nợ" sẽ có nhiều thông tin hay.
 
Bên mình khách hàng "bỗng dưng mất tích" :D cũng đang ngày càng nhiều; may mắn thì thỉnh thoảng còn nghe điện thoại, kêu là anh/chị đi công tác, xui hơn nữa thì nhà khóa cửa, Cty vắng hoe mỗi bác bảo vệ, điện thoại thì luôn trong tình trạng "thuê bao..."; khủng hoảng kinh tế, chính sách đầu tư tràn lan, bừa bãi đã và đang...phát huy hậu quả khôn lường;
Vẫn phải khởi kiện ra tòa về mặt pháp lý (nhưng khá mất thời gian), các bạn tín dụng nên kiên trì và quan hệ tốt với mấy anh/chị trong tòa thì hy vong việc thanh lý, đấu giá tài sản được nhanh hơn; làm tín dụng mà cứ treo trên đầu mấy cục nợ quá hạn chưa xử lý được thì cứ gọi là...ăn ko ngon, ngủ chẳng yên. :-s
 
Theo kinh nghiệm cho thấy:

1. Đối với Bất động sản (BDS) thì cần khoảng 1 năm mới xử lý xong. Đối với trường hợp con nợ /chủ tài sản bỏ trốn thì chắc cần đến 2 năm.
2. Đối với động sản như ô tô thì chỉ cần 3-6 tháng (trong trường hợp đã thu được TSBĐ)
 
Theo kinh nghiệm cho thấy:

1. Đối với Bất động sản (BDS) thì cần khoảng 1 năm mới xử lý xong. Đối với trường hợp con nợ /chủ tài sản bỏ trốn thì chắc cần đến 2 năm.
2. Đối với động sản như ô tô thì chỉ cần 3-6 tháng (trong trường hợp đã thu được TSBĐ)
Ui mẹ ơi, 2 năm cơ ạ.
 
Mặc dù là tối kiến (mong các anh chị đừng ném đá) nhưng e xin đóng góp cách giải quyết. Đó là nói khách hàng ký 1 bản giao kèo giữa KH với bên thứ ba. Bên thứ ba sẽ mua đứt tài sản thế chấp của KH. Sau đó KH dùng tiền đó để trả nợ cho NH, phần dư ra thì giữ lại. Như vậy sẽ tránh được chi phí khi đưa ra tòa kiện tụng cho KH, mà nếu KH bị xử thua thì sẽ phải chịu chi phí đó. Còn về phía NH sẽ thu được nợ nhanh hơn.
 
Mặc dù là tối kiến (mong các anh chị đừng ném đá) nhưng e xin đóng góp cách giải quyết. Đó là nói khách hàng ký 1 bản giao kèo giữa KH với bên thứ ba. Bên thứ ba sẽ mua đứt tài sản thế chấp của KH. Sau đó KH dùng tiền đó để trả nợ cho NH, phần dư ra thì giữ lại. Như vậy sẽ tránh được chi phí khi đưa ra tòa kiện tụng cho KH, mà nếu KH bị xử thua thì sẽ phải chịu chi phí đó. Còn về phía NH sẽ thu được nợ nhanh hơn.

Nó bỏ trốn rồi thì ký mua bán gì nữa bạn ơi.
 
Theo mình thì:
1. Lập thủ tục khởi kiện thôi.hihih
2. Phối hợp công an cư trú xác định chính xác khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương (làm cơ sở khi ra Tòa để nhanh chóng xử lý tài sản bảo đảm ấy mà)
3. Bên cạnh đó tạo tình củm với CQĐP và Khu vực(cái này phải tốn chi phí nhé), phối hợp làm việc gia đình nhắn nhủ, ỉ ôi (hihihi) KH về ký giấy thỏa thuận đồng ý giao tài sản cho Bank được quyền thay mặt thanh lý đấu giá tài sản.
:bz
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,415
Thành viên mới nhất
TH Thiên Phúc
Back
Bên trên