Xử lý, phát mại TSĐB là BĐS

  • Bắt đầu Bắt đầu ducta
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

ducta

Thành viên
Liên quan đến công tác xử lý TSĐB, Tôi có một số tình huống nêu ra để trao đổi cùng Anh Em:

1. TSĐB là BĐS được cấp cho Hộ gia đình từ năm 2007, sau đó, Hộ gia đình có biến đổi về nhân khẩu (cụ thể: con gái đi lấy chồng vào Miền Nam năm 2008; con dâu về nhà chồng năm 2009), năm 2010, Khách hàng cho Bên thứ 3 mượn TSĐB để thế chấp. Lúc đi công chứng, Bên Công chứng lập Hợp đồng thế chấp với Bên thế chấp là các thành viên trong Hộ gia đình thời điểm hiện tại? Vậy, sẽ xuất hiện những rủi ro gì cho Ngân hàng khi Bên vay không trả được nợ?; Liệu khi xử lý TSĐB, hợp đồng thế chấp có bị tuyên vô hiệu? Nếu bị tuyên vô hiệu thì ai phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này và phải xử lý ra sao?

2. TSĐB là BĐS được cấp cho hộ gia đình Ông A (gồm ông A; Vợ ông A; và 4 người con trai; 1 người con gái). Năm 2010, Ông A chết không để lại di chúc, Vợ Ông A và con gái đứng ra kê khai thừa kế (Trông Biên bản phân khai thừa kế, Vợ Ông A và Con gái Ông A xác nhận ông A chỉ có vợ và 1 người con gái). Công chứng viên thực hiện theo đúng thủ tục, yêu cầu Vợ và Con gái Ông A gián niêm yết về việc kê khai thừa kế tại nơi đang sinh sống 30 ngày. Do không có khiếu nại hay ý kiến gì, Công chứng viên đã chứng thực việc kê khai thừa kế. Sau đó, Vợ ông A và con gái Ông A ra Văn Phòng đăng ký đất và nhà hoàn tất thủ tục sang tên trên GCN Quyền sử dụng đất đứng tên vợ ông A và con gái ông A. Sau đó, 2 mẹ con đưa TSĐB trên đi thế chấp Ngân hàng vay vốn và không trả được nợ. Ngân hàng đã nộp đơn khởi kiện 2 mẹ con ông A, nhưng khi Tòa án thực hiện thủ tục xác minh TSĐB, phát hiện ra ông A còn có 4 người con trai khác và tuyên bố việc phân chia thừa kế không đúng. HĐTC bị vô hiệu. Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án đã làm đúng chưa? Ai là người chịu trách nhiệm về tổn thất của Ngân hàng trong trường hợp này?

Rất mong các Anh em sớm cho ý kiến để cùng thảo luận.

Trân trọng!
 
1.Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ thì tất cả vợ(chồng) và các con trai, gái phải đồng ý thế chấp bẵng cách ký vào HĐTC chấp hoặc ủy quyền cho ai đó. Nếu có 1 thành viên không ký có thể xảy ra rủi ro khi phải xử lý tài sản đảm bảo thành viên không ký có thể kiện Ngân hàng để đòi lại phần của mình trong tài sản đó theo quy định của pháp luật. Không tuyên vô hiệu được.
2. Giấy chứng nhận đã mang tên 2 mẹ con rồi thì mình cứ thế mà làm thôi. Sai là sai của công chứng. Nhưng vụ này Ngân hàng hơi mệt để chờ đợi ( không biết mình biết gia đình có 4 người con trai trước hay sau tòa đi xác minh mới biết. nếu biết trước mà Ngân hàng vẫn cho vay thì rủi ro cao)
 
Tại sao lại cứ phải đưa ra tòa.Vừa lâu mà NH lại vừa bất lợi nếu tòa tuyên vô hiệu thì NH ăn chuối mất.Bạn nên tự thỏa thuận với bên vay sẽ cùng bán TS để thu hồi nợ.NH sẽ hỗ trợ bên vay và như vậy sẽ đẹp cả đôi đường mà....
 
Back
Bên trên