Xin trả lời giúp em về Tín dụng của NH và TSĐB :)

phuongth2907

Thành viên
Em có mấy tình huống khó giải quyết, anh chị nào biết có thể giải quyết giúp em đc k ạ? Em xin cảm ơn trước :p
1. Khi 1 KH xin vay thế chấp TSĐB, đến hạn KH k trả đc nợ, NH phải xử lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng số tiền thu đc từ TSĐB không đủ để thu hồi nợ thì KH đó có tiếp tục phải trả nợ k? Tại sao?
2. NHCP X ký Hợp đồng TD với Công ty TNHH Y theo đó X cho Y vay 1.5 tỷ đ, TSĐB là quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Z có giá trị 4 tỷ đ
- Do có nhu cầu vốn KD nên ông bà Z muốn dùng TS trên để thế chấp vay 500trd từ NH A . Cách vay của ông bà Z ntn???
- Khi đến hạn trả nợ của công ty Y, n công ty Y k chịu trả nợ cho NH với lý do chỉ vay hộ cho vợ chồng ông Z. Cty có gửi bản HĐ thoả thuận giữa Cty với vợ chồng ông Z để chứng minh ( vợ chồng ông Z cũng thừa nhận ). Nhận xét lý do từ chối trả tiền của công ty Y, vì sao?
- Với lý do công ty Y vi phạm hợp đồng, NH X chấm dứt HĐ TD trc hạn và thông báo xử lý TSĐB để thu hồi nợ, tuy nhiên khoản vay của ông Z ở NH A lại chưa đến hạn. Vậy TSĐB có đc xử lý k? Trình tự ntn ?
 
bạn ơi theo mình được biết về chính sách tín dụng thì việc cho vay bằng TSBĐ đều có tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của nó,ngân hàng nào chấp nhận cấp tín dụng họ đều lường trước được khả năng phá sản của khách hàng,vì vậy không có khả năng không thu hồi được nợ. Trừ trường hơp qui định về miễn giảm lãi tiền vay khi KH gặp trường hợp bất khả kháng.
 
mình xin trả lời cho câu 2, ý 1:
theo như mình biết thì ông bà Z vẫn có thể vay từ NH A với TSĐB trên (nếu giá trị thật của nó là đúng 4 tỷ). và lúc đó sẽ đăng ký giao dịch đảm bảo. NH A lúc này sẽ đứng thứ 2 trong thứ tự thanh toán nếu khách hàng không trả được nợ.
Không biết đúng không mong các bạn cho ý kiến nhé. kiến thức của mình chỉ trả lời được ý nhỏ vậy thôi :D
 
Em có mấy tình huống khó giải quyết, anh chị nào biết có thể giải quyết giúp em đc k ạ? Em xin cảm ơn trước :p
1. Khi 1 KH xin vay thế chấp TSĐB, đến hạn KH k trả đc nợ, NH phải xử lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng số tiền thu đc từ TSĐB không đủ để thu hồi nợ thì KH đó có tiếp tục phải trả nợ k? Tại sao?
2. NHCP X ký Hợp đồng TD với Công ty TNHH Y theo đó X cho Y vay 1.5 tỷ đ, TSĐB là quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Z có giá trị 4 tỷ đ
- Do có nhu cầu vốn KD nên ông bà Z muốn dùng TS trên để thế chấp vay 500trd từ NH A . Cách vay của ông bà Z ntn???
- Khi đến hạn trả nợ của công ty Y, n công ty Y k chịu trả nợ cho NH với lý do chỉ vay hộ cho vợ chồng ông Z. Cty có gửi bản HĐ thoả thuận giữa Cty với vợ chồng ông Z để chứng minh ( vợ chồng ông Z cũng thừa nhận ). Nhận xét lý do từ chối trả tiền của công ty Y, vì sao?
- Với lý do công ty Y vi phạm hợp đồng, NH X chấm dứt HĐ TD trc hạn và thông báo xử lý TSĐB để thu hồi nợ, tuy nhiên khoản vay của ông Z ở NH A lại chưa đến hạn. Vậy TSĐB có đc xử lý k? Trình tự ntn ?

1. KH ko phải trả thêm cậu à. Cái này là lỗi của nhân viên tín dụng (trong phần thẩm định TSDB).
2.ý 1: một tsdm có thể đựoc thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
1. Chắc chắn là có phải trả nợ tiếp. Trong điều khoản hợp đồng tín dụng sẽ ghi rất rõ. Yên tâm.
2. Ý 1 thì k chắc được đâu bạn ơi: Cái 4 tỷ kia, ngân hàng định giá giá trị chỉ là tối đa 70% của nó là 2 tỷ 8 thôi. Sau đó định giá nó bảo đảm cho khoản vay được. Thường thì là 70% của 2 tỷ 8 là gần 2 tỷ thôi. Một số ngân hàng h định giá có 50% thôi bạn ah. Nhưng một số khách hàng có thể cho vay trong trường hợp không đủ TSBD, nhưng mà tình hình này cho vay để chết ah? :))
+ Ý 2: Công ty Y ký vay thì công ty Y trả, vậy thôi
+ Ý 3: Khó nhể, nhưng mà vẫn phải xử lý thôi. Nhưng chắc là còn kéo dài đấy, đến lúc ông Z đến hạn là vừa =)). Mà một số ngân hàng áp dụng "nhóm khách hàng liên quan", TH này công Z và Cty Y có mối quan hệ KHLQ thì xử lý cả 2 khoản
 
Em có mấy tình huống khó giải quyết, anh chị nào biết có thể giải quyết giúp em đc k ạ? Em xin cảm ơn trước :p
1. Khi 1 KH xin vay thế chấp TSĐB, đến hạn KH k trả đc nợ, NH phải xử lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng số tiền thu đc từ TSĐB không đủ để thu hồi nợ thì KH đó có tiếp tục phải trả nợ k? Tại sao?
2. NHCP X ký Hợp đồng TD với Công ty TNHH Y theo đó X cho Y vay 1.5 tỷ đ, TSĐB là quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Z có giá trị 4 tỷ đ
- Do có nhu cầu vốn KD nên ông bà Z muốn dùng TS trên để thế chấp vay 500trd từ NH A . Cách vay của ông bà Z ntn???
- Khi đến hạn trả nợ của công ty Y, n công ty Y k chịu trả nợ cho NH với lý do chỉ vay hộ cho vợ chồng ông Z. Cty có gửi bản HĐ thoả thuận giữa Cty với vợ chồng ông Z để chứng minh ( vợ chồng ông Z cũng thừa nhận ). Nhận xét lý do từ chối trả tiền của công ty Y, vì sao?
- Với lý do công ty Y vi phạm hợp đồng, NH X chấm dứt HĐ TD trc hạn và thông báo xử lý TSĐB để thu hồi nợ, tuy nhiên khoản vay của ông Z ở NH A lại chưa đến hạn. Vậy TSĐB có đc xử lý k? Trình tự ntn ?
1/ tsđb được dùng khi khách hàng ko trả được nợ, còn nợ vẫn chừng đó. giá trị tsđb được xác định tại thời điểm thanh lý, nếu thấp hơn giá trị món nợ thì khách hàng bắt buộc phải trả thêm. đó chính là nguyên nhân ngân hàng thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại giá trị tsđb để yêu cầu khách hàng bổ sung thêm nếu gt tsđb thấp hơn mức vay nếu cần thiết.
2.1/- Theo Khoản 1, Điều 324, Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
2.2/ ai trực tiếp ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì ngân hàng truy cứu trách nhiệm trực tiếp với người đó thôi, còn quan hệ kia có thể kiện nhau ra tòa. dù thằng hay thua thì Y vẫn phải trả cho X
2.3/ câu này ko chắc lắm, có thể X liên hệ với A thì dàn xếp thanh lý tsđb, tuy nhiên X được ưu tiên trả nợ trước A vì được công chứng tsđb trước, đó là lý do tại sao phải công chứng giao dịch ts đảm bảo.
 
Câu 1: Đây là trường hợp hay xảy ra đối với những TSĐB có giá trị biến đổi lớn như Oto hay các tài sản có mức độ thay thế lớn trong thời gian ngắn..Cũng có trường hợp ví dụ khách hàng muốn vay 1 khoản 700tr nhưng giá trị TSĐB không cần phải lớn hơn 700tr mà có thể chỉ là 500tr để bảo đảm cho 1 phần khoản vay là 350tr,phần 350tr còn lại có thể được bảo lãnh bởi bên thứ 3.Để hạn chế rủi ro cho mình trong những TH khách hàng thế chấp như thế thì thường trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định rõ hơn về nghĩa vụ hoàn trả nợ khi đến hạn hay trong thời gian nợ.Nên thường NH sẽ buộc KH phải có nghĩa vụ phải trả nợ tiếp trong những TH như thế.
Câu 2:
1.Theo phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản(theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP) Một TSĐB có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD.Ở đây TSĐB của ông bà Z có giá trị tương đối lớn 4 tỷ (có thể đảm bảo cho 1 khoản vay tương đương 2,8 tỷ hoặc lớn hơn).Cho nên Ông bà Z hoàn toàn có thể vay nợ ở NH A với các hình thức vay bảo đảm tín dụng.
2.Lý do từ chối của công ty Y là sai.Ở đây có 2 hợp đồng: hợp đồng tín dụng ký giữa công ty Y và NH,hợp đồng thỏa thuận ký giữa công ty Y và vợ chồng ông bà Z.Vấn đề trả nợ ở đây thuộc điều chỉnh của hợp đồng thứ nhất.Cho nên Công ty Y phải trả nợ cho NH,còn khoản tiền trả nợ này công ty Y tùy vào hợp đồng thứ 2 để đòi từ vợ chồng ông bà Z.Lưu ý với trường hợp Cho vay với bảo lãnh của bên thứ 3 sẽ xử lý khác.
3.Về thứ tự ưu tiên thanh toán:
-TH giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB được xác định theo thứ tự đăng ký.
-TH có giao dịch bảo đảm không đăng ký,có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán.
-TH các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định thơ thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.
cậu căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xử lý nhé.Ở đây vì công ty Y vay NH A sau NH X nên việc xử lý TSĐB sẽ được xử lý cho NH X trước
Tớ có góp ý thế nhé.^^
 
Lập dự án:Trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một dự án, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, tác giả xin đưa ra một số nhận định về việc sử dụng hai chỉ số IRR và NPV để đánh giá mức độ khả thi của một dự án.

1. NPV và IRR: khái niệm và ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả dự án* Về NPV:
- Khái niệm:
NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:

NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu)

- giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)
- Về mặt ý nghĩa:
Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá. Các yếu tố ảnh hưởng tới suất chiết khấu này được phân tích kỹ trong phần sau của bài viết này) và xem NPV có dương hay không. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.
Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát).
Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài. Vì thế trong thực tiễn người ta phát triển chi phí vốn thành tỉ suất chiết khấu hay còn gọi là tỉ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được - tỷ suất rào (thường do nhà đầu tư kỳ vọng trên cơ sở cân nhắc tính toán đến các yếu tố tác động vào dự án đầu tư). Một nhược điểm khác nữa của NPV đó là không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.
- Tỷ suất rào (tý suất chiết khấu trong các báo cáo Nghiên cứu khả thi)
Tỷ suất rào là tỷ suất hoàn vốn tối thiểu mà tất cả các khoản đầu tư cho một doanh nghiệp cụ thể phải đạt được.
Trước tiên khi tìm hiểu về tỷ suất rào, chúng ta cần phân tích về chi phí sử dụng vốn của một dự án. Nó chính là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức: cả nợ và chủ sở hữu.
Vốn nợ mà các công ty sử dụng đều có một chi phí gọi là lãi suất phải trả cho các trái phiếu và các giấy nợ khác. Lưu ý rằng vốn góp của các chủ sở hữu cũng là chi phí thực. Chi phí này là chi phí cơ hội - tức là phần mà các cổ đông có thể kiếm được trên phần vốn của mình nếu họ đầu tư vào cơ hội tốt thứ hai ở cùng một mức rủi ro. Ví dụ, nếu nhà đầu tư có 100.000 USD tiền đầu tư vào cổ phiếu Công ty XYZ - một công ty có giá cổ phiếu hay dao động bất thường, chi phí cơ hội của họ cho số vốn đó có thể là 14% - tỷ lệ sinh lời mà họ có thể đạt được cho một vụ đầu tư khác có mức rủi ro tương đương. Vì vậy, đối với một công ty lớn và ổn định, chi phí cơ hội của cổ đông có thể là 10%; còn đối với một công ty công nghệ cao và khá rủi ro thì chủ sở hữu có thể trông đợi tỷ lệ sinh lời 18%. Nói một cách đơn giản thì chi phí vốn là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức.
Vậy tỷ suất rào hợp lý cho một doanh nghiệp cụ thể là bao nhiêu? Tỷ suất này dao động tùy theo từng công ty. Thông thường, tỷ suất rào được lập trên mức có thể đạt được từ một khoản đầu tư không rủi ro, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc.
Cách tính tỷ suất rào:
Tỷ suất rào = Tỷ suất không rủi ro + Tiền phản ánh rủi ro của dự án
Bất cứ nhà đầu tư nào đều mong muốn được đền đáp xứng đáng cho sự không chắc chắn mà họ đã chịu. Về bản chất, các mỗi dự án đều có nhiều yếu tố không chắc chắn. Vì lý do đó, các nhà đầu tư đòi hỏi các dự án tương lai phải chỉ ra được sự hứa hẹn khả dĩ.
Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có các tỷ suất rào khác nhau. Với các khoản đầu tư rủi ro thấp thì tỷ suất vào phải thấp hơn mức được áp đặt cho loại đầu tư rủi ro cao hơn. Ví dụ, một dự án thay thế dây chuyền lắp ráp hiện tại hay các bộ phận thiết bị chuyên dụng phải sử dụng tỷ suất rào là 10%, nhưng dự án sản xuất các dòng sản phẩm mới thì phải sử dụng tỷ suất rào là 15%.
* Về IRR:
- Khái niệm:
IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Đây là phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.
- Ý nghĩa:
IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên chặn dưới, tuy nhiên, nhờ ứng dụng của Excel, việc tính IRR trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của IRR. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá.
Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
Phương pháp IRR có ưu điểm là dễ tính toán vì không phụ thuộc chi phí vốn, rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không biết được mình có bao nhiêu tiền trong tay.
Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một công cụ nữa mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.
IRR cũng có thể được so sánh với tỉ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không thấy dự án nào có IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính, công ty đó có thể đơn giản là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì thực hiện dự án.
2. Đánh giá dự án: NPV hay IRR
Nói chung, nhìn IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả 2 cách để đánh giá.
Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì tỉ suất hoàn vốn nội bộ và giá trị hiện tại thuần đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Mặc dù việc sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hóa quy trình tính toán, nhưng trong nhiều trường hợp điều đó lại dẫn đến những sai lệch. Nếu một tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng có thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên bản thân tỉ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian. Nếu quy ước sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ làm lãi suất chiết khấu, lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vòng 20 năm, từ đó làm cho tỉ lệ chiết khấu cũng biến động theo. Nếu không có sự điều chỉnh, tức là IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.
Một kiểu dự án khác mà việc áp dụng IRR sẽ không hiệu quả đó là các dự án có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm. Ví dụ một dự án yêu cầu phải có kinh phí ban đầu là -50,000USD (dòng tiền âm) trong năm đầu tiên. Dự án này sẽ tạo ra 115,000 USD (dòng tiền dương) trong năm tiếp theo, sau đó cần tiếp chi phí đầu tư -66,000USD trong năm thứ 3 vì có sự điều chỉnh lại dự án. Như vậy thì áp dụng một tỉ lệ IRR duy nhất là không phù hợp.
Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỉ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị.
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV.
Ưu điểm của việc sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.
Vậy thì tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn? Có lẽ phương pháp này được ưa thích hơn chỉ vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Phương pháp IRR đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất từ đó nhà quản lý có thể xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung thì IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số tốt mà NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.
Một ví dụ minh hoạ là các dự án giao thông vận tải hoặc khai thác khoáng sản, rõ ràng là sẽ có IRR thấp hơn các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn dự án mở một cửa hàng đồ ăn nhanh, trong khi NPV chắc chắc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, NPV cao hơn không có nghĩa là dự án khai thác khoáng sản tốt hơn, vì chắc chắn lượng vốn ban đầu bỏ ra của dự án này cao hơn dự án trong lĩnh vực dịch vụ rất nhiều. Một lần nữa chúng ta thấy rằng IRR và NPV là những công cụ rất tốt nhưng có những điều kiện áp dụng nhất định như đã trình bày ở trên. Vì vậy, khi so sánh hiệu quả của các dự án, cần xem xét bản chất của ngành nghề kinh doanh và chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có những so sánh kết luận chính xác.
3. Kết luận
Khi phân tích đánh giá dự án, cần lưu ý rằng, các chỉ số trên là chỉ tiêu đánh giá tài chính. Hiện nay, những người làm dự án còn quan tâm đến NPV, IRR Kinh tế. Có nghĩa là lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Ví dụ như đầu tư 1 ngôi trường có thể lỗ về mặt tài chính nhưng nếu tính toán các giá trị kinh tế khác có được từ ngôi trường vào thì NPV kinh tế đáng giá. Hoặc dự án đầu tư vào một nhà máy công nghiệp chế tạo có lãi về mặt tài chính nhưng lại làm ô nhiễm môi trường thì NPV kinh tế có thể lại không đáng giá.
Trong nền kinh tế hiện đại, để đảm bảo công bằng và bảo vệ môi trường, xu hướng chung là tất cả các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế sẽ phải trả cho các tác động ngoai lai mà họ gây ra với chủ thể khác. Một ví dụ là công cụ kinh tế giấy phép xả thải. Theo đó, các công ty xả thải phải chịu một khoản chi phí nhất định cho việc làm ô nhiễm môi trường chung. Tuy nhiên, để đánh giá NPV hay IRR kinh tế, cần các điều tra xã hôi học và kinh tế rộng lớn, trong đó có xem xét tới các tác động ngoại lai gây ra bởi các tất cả các chủ thể. Tác giả xin được phân tích và đi sâu về các khái niệm và ý nghĩa của các chỉ số trên trong một bài viết khác.
Nguyễn Thị Việt Anh - Chuyên viên tư vấn - Investconsult Group

--------------------------------------------------------------------------------
Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật, Hãy liên hệ trực tiếp với Chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT SUNLAW (SUN LAW FIRM)
Địa chỉ: Số 47, Phố Chính Kinh, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ (24h/7):19006816
Gửi câu hỏi trực tiếp qua Email: contact@sunlaw.com.vn
Tham khảo thông tin pháp lý website : http://www.sunlaw.com.vn & http://www.lawdata.vn
Doanh nghiệp | Sở hữu trí tuệ | Đầu tư | Thuế | Đất đai | Tranh tụng | Dịch thuật | Hỏi đáp | Biểu mẫu | Văn bản pháp luật | Thư viện | Liên hệ
Copyright © SUNLAW FIRM 2009
 
Câu 1: Đây là trường hợp hay xảy ra đối với những TSĐB có giá trị biến đổi lớn như Oto hay các tài sản có mức độ thay thế lớn trong thời gian ngắn..Cũng có trường hợp ví dụ khách hàng muốn vay 1 khoản 700tr nhưng giá trị TSĐB không cần phải lớn hơn 700tr mà có thể chỉ là 500tr để bảo đảm cho 1 phần khoản vay là 350tr,phần 350tr còn lại có thể được bảo lãnh bởi bên thứ 3.Để hạn chế rủi ro cho mình trong những TH khách hàng thế chấp như thế thì thường trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định rõ hơn về nghĩa vụ hoàn trả nợ khi đến hạn hay trong thời gian nợ.Nên thường NH sẽ buộc KH phải có nghĩa vụ phải trả nợ tiếp trong những TH như thế.
Câu 2:
1.Theo phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản(theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP) Một TSĐB có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD.Ở đây TSĐB của ông bà Z có giá trị tương đối lớn 4 tỷ (có thể đảm bảo cho 1 khoản vay tương đương 2,8 tỷ hoặc lớn hơn).Cho nên Ông bà Z hoàn toàn có thể vay nợ ở NH A với các hình thức vay bảo đảm tín dụng.
2.Lý do từ chối của công ty Y là sai.Ở đây có 2 hợp đồng: hợp đồng tín dụng ký giữa công ty Y và NH,hợp đồng thỏa thuận ký giữa công ty Y và vợ chồng ông bà Z.Vấn đề trả nợ ở đây thuộc điều chỉnh của hợp đồng thứ nhất.Cho nên Công ty Y phải trả nợ cho NH,còn khoản tiền trả nợ này công ty Y tùy vào hợp đồng thứ 2 để đòi từ vợ chồng ông bà Z.Lưu ý với trường hợp Cho vay với bảo lãnh của bên thứ 3 sẽ xử lý khác.
3.Về thứ tự ưu tiên thanh toán:
-TH giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB được xác định theo thứ tự đăng ký.
-TH có giao dịch bảo đảm không đăng ký,có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán.
-TH các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định thơ thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.
cậu căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xử lý nhé.Ở đây vì công ty Y vay NH A sau NH X nên việc xử lý TSĐB sẽ được xử lý cho NH X trước
Tớ có góp ý thế nhé.^^
Tớ bổ sung tý về câu 2 ý 3 nhé:Theo khoản 3 điều 324 của Bộ luật dân sự và khoản 2 điều 58 nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định trong trường hợp phải xử lý TSĐB để thực hiện 1 nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đêu được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.Thứ tự ưu tiên thì như tớ nói ở trên
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,489
Thành viên mới nhất
789betstyle
Back
Bên trên