Xin tài liệu văn bản quy phạm pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh của Vietinbank.

giacmo2009

Thành viên tích cực
Em đang làm chuyên đề thực tập về hoạt động bảo lãnh của Vietinbank nhưng mà tháng riêng là tháng ăn chơi nên em ngại chưa dám đến ngân hàng trong khi 25/3 em phải nộp bản thảo rồi. Hôm trước mới nhận được đề cương cô sửa, quá khác so với hướng đi của em nên tài liệu tham khảo chuẩn bị trước không dùng được nhiều. Hiện em đang làm lý thuyết trước vì trong tay chưa có gì (luật + số liệu) rồi sang phần đầu của chương 2, cố gắng giải quyết những gì có thể cho đến ngày lên ngân hàng. Trước Tết em có đến 2 buổi và xem qua tập văn bản luật thì có các văn bản như:
  • Quy định bảo lãnh đối với khách hàng của NHCTVN số 311/QĐ - HĐQT - NHCT35
  • Quy trình cấp bảo lãnh số 3162/QĐ - NHCT35
  • Quy trình xử lý nghiệp vụ bảo lãnh số 3212/QĐ - NHCT - SG
Có anh/chị nào làm VietinBank có bản mềm tài liệu này thì cho em xin với ạ. Em xin chân thành cảm ơn nhưng hiện tại chưa có gì để hậu tạ ạ! :D gmail của em là giacmo2009 ạ (không có .vn)
 
Coi chừng lấy nhầm quy trình bảo lãnh cũ đó ;)), em coi ngày ban hành của quy trình đó là trước hay sau Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 là biết liền.

Trước anh ạ, mà cái thông tư mới đó hình như chỉ sửa phần cam kết thui thì phải :-?

Mới tìm đc trên mạng:

Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 hướng dẫn nghiệp vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng đã có hiệu lực. Có nhiều quan điểm khen sự chặt chẽ của thông tư này, nhưng thực tế cho thấy, có những phiền toái và rủi ro pháp lý rắc rối nảy sinh cho giới ngân hàng.

Thứ nhất, khoản 2, Điều 18, Thông tư 28 quy định, “trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo”. Thông thường, hệ thống công nghệ quản trị, theo dõi thông tin của các ngân hàng sau khi được cập nhật yếu tố thời hạn theo thỏa thuận chỉ có thể xác định ngày hết hạn theo thỏa thuận này. Với quy định mới nêu trên, nếu như ngân hàng không tìm cách điều chỉnh công nghệ, thì sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng là bảo lãnh tưởng như đã hết hạn, ngân hàng hết trách nhiệm, nhưng hóa ra vẫn còn. Do vậy, khi triển khai nghiệp vụ, ngân hàng cần quy định để cán bộ tín dụng tính toán tránh ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ, nhằm tránh vướng mắc từ quy định nêu trên.

Thứ hai, theo Điều 15, Thông tư 28, các hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh của ngân hàng cần phải có chữ ký của ba người, thay vì một người như trước đây, bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh. Quy định này có nhiều vấn đề rủi ro, vướng mắc, vô lý còn phải bàn, nhưng đã là quy định thì ngân hàng đương nhiên phải chấp hành, để bảo đảm hiệu lực pháp lý cho các văn bản giao dịch bảo lãnh. Do đó, trong nội bộ ngân hàng nên có một quy định hệ thống hóa về việc ủy quyền nói chung, trong đó điều tiết cả cơ chế ủy quyền ký các văn bản nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, để bảo đảm khả năng theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan đến ủy quyền trong hệ thống.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
QĐ 3162 nè, bạn xem có khác gì không nhé, mình cũng chẳng nhớ 3212 có gì nữa :D Xong rồi mình thảo luận tiếp.
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra và sao hửi hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh
Bước 2: Thẩm định, tái thẩm định bảo lãnh, trình duyệt kết quả thẩm định/tái thẩm định bảo lãnh
Bước 3: Thẩm định rủi ro bảo lãnh độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro bảo lãnh (trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định)
Bước 4: Xét duyệt khoản bảo lãnh
Bước 5: Soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng và các giấy tờ liên quan nếu có, làm thủ thục giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ
Bước 6: Thực hiện công chứng, chứng thực chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với HĐBĐ, thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, hồ sơ TSBĐ.
Bước 7: Nhập các thông tin về khách hàng, khoản bảo lãnh, TSBĐ; kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS
Bước 8: Kiểm tra, theo dõi thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
Bước 9: Sửa đổi, bổ sung bảo lãnh; ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng và nhập thông tin sửa đổi về bảo lãnh trong hệ thống INCAS
Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 11: Giải toả từng phần, toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát chứng từ, hồ sơ.

Chết mất thôi, mới đọc lại cái quy trình bên QĐ 3212 thì thấy đó là quy trình phát hành và thanh toán bảo lãnh 8-}
 
Vụ này em có nghe tên nhưng mà lười đọc báo quá, em đang cố sửa khoản này =))
Em chỉ biết một điều là hình như Vietin mới áp dụng phôi thư bảo lãnh mới năm nay để đảm bảo phù hợp với quy định mới, ngoài ra em chẳng biết gì nữa @@
Cái Thông tư này ra đời là để xử lý hậu quả của vụ SeABank ấy mà, theo quy định của Thông tư này thì sẽ có 1 số thay đổi nhỏ về quy trình xử lý và quản lý hồ sơ bảo lãnh.

- - - Updated - - -

@doha91: T cũng nghĩ cái quy trình của t đủ hơn, nhưng mà nó dài quá nên t chỉ đánh máy 12 bước thôi, với lại cpoy một tý những chỗ khác nữa thôi, nhưng nói chung là thiếu rất rất nhiều, bạn có lấy thì để lại mail t gửi cho, không thì hôm sau lên ngân hàng xin :D
 
@doha91: T cũng nghĩ cái quy trình của t đủ hơn, nhưng mà nó dài quá nên t chỉ đánh máy 12 bước thôi, với lại cpoy một tý những chỗ khác nữa thôi, nhưng nói chung là thiếu rất rất nhiều, bạn có lấy thì để lại mail t gửi cho, không thì hôm sau lên ngân hàng xin :D

cảm ơn bạn, bạn gửi cho mình xem với, bên mình ko có tập QĐ 3162 đó, mình có vài bài cùng đề tài và cùng ngân hàng, chắc lấy mỗi bên mỗi ít bổ sung thêm vào. Email mình là doha8991 (gmail nha) . Thanks trước :D
 
Back
Bên trên