cungvi
Verified Banker
21 tuổi, con bé bắt đầu đối diện với cú sốc đầu đời. Mọi hồ sơ của nó nộp vào các vị trí tuyển thực tập Nhân sự, những cuộc phỏng vấn đã qua đều chìm trong im lặng…
Ngay cả những công ty, nó viết thư trình bày lý do, gửi CV, đơn xin thực tập, cả bảng điểm cũng chìm dần trong vô vọng. Nó hoang mang thật sự, chẳng lẽ buông xuôi để đợi “nếu em nào quá khó khăn về nơi thực tập thì cần báo lại cho khoa để được giúp đỡ và sắp xếp kịp thời”.
Nó đang tính đó sẽ là nước cuối cùng chứ nó không muốn trông chờ sự giúp đỡ ấy để… an phận và được sắp đặt. Nó muốn tự mình xin được nơi thực tập, tự mình đi và trải nghiệm giữa “trường đời” mà nó chưa từng tiếp xúc và vẫn còn đang háo hức lắm. Nó vốn tự lập, dám lăn xả và muốn khẳng định mà.
Bạn bè về quê, nó cũng nóng lòng quá khi mà thời hạn đăng ký nơi thực tập sắp hết. Hay là về quê nhỉ? Nhưng về quê cũng biết xin vào đâu được? Không người quen, không mối quan hệ liệu có xin dễ dàng như mấy đứa bạn vẫn nói không? Nó đang định về quê và thử vào Ủy ban xã hay Ủy ban Huyện xin xem sao khi mà mọi cánh cửa vói nó đang dần tắt lịm thì… Inbox báo có thư mới.
Nó nhận được email trả lời của một công ty nó xin vào thực tập. Nó vui mừng đọc tiếp lá thư nhưng dần dần nó lặng điếng người: “Tuy nhiên phòng chị bây giờ đang sửa chữa và lại chật hẹp do vậy chị hẹn em cứ sáng thứ 7 hàng tuần, em có thể đến công ty, chị sẽ giúp em về số liệu và viết báo cáo”.
Một chút vui sướng, rồi phân vân, lo lắng và thất vọng đan xen trong tâm hồn nó. “Thực tập chỉ là hình thức thôi em, chỉ cần số liệu viết báo cáo thôi mà, không cần đến công ty đâu mà đến đó họ cũng không cho mình làm việc đâu”, những lời của các anh chị khóa trên làm nó vững tâm… để chấp nhận kiểu thực tập chỉ cốt xin số liệu viết báo cáo khi chính nó chưa biết đi đâu về đâu.
Nhưng nó chưa muốn dập tắt hết cơ hội cho mình, nó vốn là người tham vọng, nó muốn được “trường đời” dạy nó một chút gì đó trước khi nó chính thức “nổ súng” với môi trường khắc nghiệt đó. Nó tiếp tục ở lại Hà Nội và tìm kiếm không mệt mỏi những cơ hội thực tập được làm việc theo đúng nghĩa của nó.
Lần đầu tiên nó thấy rằng cuộc sống khắc nghiệt thật. Không mối quan hệ, kiến thức thì chưa được học chuyên sâu, một cô nữ sinh 21 tuổi còn “mài mông” trên ghế giảng đường, tìm kiếm một nơi kiến tập cũng thật khó. “Sau này xin việc chắc còn khổ sở hơn thế này nhiều”, nó nghĩ thầm nhưng vẫn chịu đựng và đi theo những gì nó nghĩ là đúng.
Nó tiếp tục đi phỏng vấn, nó quyết định sau cuộc phỏng vấn này, nó sẽ dừng lại để về quê nghỉ ngơi một chút và về quê để giúp đỡ bố mẹ vì giờ đang vào vụ gặt.
- Tại sao phải đến 25/6 em mới có thế bắt đầu làm việc được? Hiện tại em bận gì sao?
- Thưa chị, lý do là em đang định về quê giúp đỡ bố mẹ em một chút vì bây giờ đang vào mùa gặt chị ạ- con bé thành thật nói khi chị Trưởng phòng Nhân sự hỏi.
Buổi phỏng vấn kết thúc bằng câu hỏi đó, nó ra về và tự thấy rằng mình thể hiện không tốt lắm mặc dù nó đã đi phỏng vấn khá nhiều, thất bại nhiều và bài học cũng đã rút ra nhiều.
Nó hít một hơi dài, quyết định bỏ lại tất cả khoác ba lô về quê trước đã, lâu lắm rồi nó chưa về thăm nhà và nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết trong nó. Sau nhiều ngày nó vẫn không thấy công ty gọi lại thông báo kết quả phỏng vấn, nó biết được câu trả lời cho nó là rõ ràng lắm rồi. Nó lại thất bại.
Nó quyết định nghỉ ngơi một thời gian rồi mới lên Hà Nội thực tập tại Công ty đã hứa giúp nó về số liệu. Nó nghĩ, nếu không được đến công ty, nó sẽ đi làm thêm một việc gì đó để khỏi lãng phí thời gian và cũng có thêm chút thu nhập chuẩn bị cho năm học mới.
Một số điện thoại lạ, mã vùng Hà Nội gọi, nó tỉnh giấc ngủ trưa, bắt máy nghe khi mà vẫn còn ngái ngủ mệt mỏi vì buổi sáng mới từ ngoài đồng về.
- H đúng không em?
- Vâng ạ!
- Chị gọi cho em từ công ty… từ tuần sau, là ngày 25/6 em bắt đầu đi làm nhé. 8h có mặt tại Công ty em nhé.
Mắt nó sáng lên, nó tỉnh ngủ thực sự, lắp bắp và không biết mình đã nói gì trong khoảnh khắc ấy. Cúp máy, nó hét lên sung sướng, nó ôm chầm lấy bố mẹ, ôm lấy chị và thông báo tin tốt lành đó. Nó vui như chưa bao giờ vui như thế. Nó ngỡ vẫn là mơ trong giấc ngủ trưa….
Trở lại Hà Nội, nó lại lo lắng: Không biết mình có làm được việc không nhỉ? Mình sẽ hòa nhập vào môi trường mới đó như thế nào? Đến đó phải cư xử, ăn mặc ra sao? Rất nhiều câu hỏi tự đặt ra mà nó không biết phải làm gì để bình tĩnh hơn, nó chỉ biết tự an ủi bằng câu nói mà một người bạn đã tặng nó: “Sau 13h sẽ phải là 14h, không là gì khác được”. Chắc vậy, bước lên trước để ngã rồi đứng dậy còn hơn lùi lại và bị bỏ xa. Nó lấy lại quyết tâm của một người vốn bản lĩnh, tự lập và nhiều khao khát như thế.
….
- Sao em lại tìm ứng viên như thế? Em lọc các thông tin rồi tìm từng mục một thì mới không bỏ sót hồ sơ chứ? Em không làm được à?
Nó toát mồ hôi khi chi Trưởng phòng to tiếng với nó ngay hôm làm việc đầu tiên. Khóe mắt nó cay cay một chút nhưng nó cố gắng kìm nén rồi bắt tay vào công việc. Nó không muốn bị đánh gục ngay hôm đầu tiên, nó cũng không muốn mình vô dụng như thế. Nó đọc lại toàn bộ thông tin về công ty, về vị trí tuyển dụng và hỏi thêm chị chuyên viên Nhân sự một số thông tin. Nó bắt đầu làm lại từ đó…
Buổi tối về, nó khóc một trận để “rửa mắt” và quyết tâm để không muốn phải từ bỏ cơ hội tốt này, nó bị mắng, cũng tủi thân đấy chứ nhưng nó không dám tự ái vì nếu nó tự ái, bỏ việc thì nó lại tự hại mình.
Nó cũng không muốn phải xin đổi lại nơi kiến tập lần nữa vì giờ nó cũng không biết phải đi đâu về đâu cả vì nó đã từ chối Công ty trước mất rồi. “Đừng tự ái khi bị mắng, nhiều người mong được mắng còn không được đấy - CỐ LÊN TÔI HỠI”, nó viết ra mẩu giấy và dán lên bàn học như thế để nhắc nhở mình.
Những ngày sau, nó được giao thêm những công việc như lưu trữ, kiểm tra hồ sơ, lên lịch phỏng vấn, ghi bill, gọi – trực điện thoại và một số công việc hành chính nữa. Nó thấy vui và thú vị hơn rất nhiều vì được làm nhiều công việc khác nhau. Nó xin chị Trưởng phòng cho nó được làm nhiều việc hơn nữa và mỗi ngày được “tặng” thêm một công việc dù chỉ là nhỏ, là lặt vặt nhưng nó thấy hạnh phúc và vui thật sự.
Tuần thứ 2, nó đến làm việc, mở máy tính và tim nó đập rung rinh khi bất ngờ nhận được một email từ chị Trưởng phòng: “Sau một tuần làm việc, em tiếp thu rất nhanh, chăm chỉ, chịu khó, chị quyết định sẽ ký hợp đồng tập việc 02 tháng cho em và sẽ có trợ cấp cho em vào cuối tháng. Chúc mừng em nhé! À, em hãy nói chuyện và giao lưu nhiều hơn với các anh chị trong công ty nhé! Chúc em thành công”.
Mắt nó như nhòa đi trước những dòng thư ấy. Nó không ngờ nó được làm việc, được làm đúng chuyên ngành và lại còn được trợ cấp nữa. Nó viết thư cảm ơn và chạy vội ra ngoài gọi điện cho bố mẹ thông báo tin mừng ấy. 21 tuổi, lần đầu tiên nó được làm trong công ty và có lương từ chính công việc đúng chuyên ngành mà nó làm hàng ngày. Công sức của nó đã được đền đáp chăng?
Cứ thế, hàng ngày nó đến công ty và vui tươi với những công việc được giao. Đôi khi mệt mỏi, áp lực nhưng nó thấy thật ý nghĩa. Nó tự nhủ: “Sau này ra trường ít nhất mình cũng có một chút kinh nghiệm, đó mới là điều mình cần nhất”.
Bây giờ thì cả công ty nó đã bắt chuyện được, ăn trưa cùng các anh chị, nó học hỏi được nhiều chuyện ngoài lề nữa chứ. Nó cứ thế, cho vào túi những bài học góp nhặt được để… dùng dần.
Hơn một tháng thực tập, nó thấy mình thay đổi hẳn. Ăn mặc công sở hơn, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên hơn và đã mất hẳn tật ngủ nướng. Nó biết tiết kiệm thời gian hơn, chẳng còn ngồi lì trên facbook hay Yahoo để chém gió nữa mà nó cố gắng tranh thủ thời gian ở nhà để viết báo cáo, để đọc những quyển sách lâu nay bỏ dở và đi ngủ sớm để có đủ sức khỏe đón ngày làm việc mới.
Đồng hồ sinh học thay đổi hẳn, con bé cũng cảm nhận rằng đi làm không phải… sướng như nó vẫn nghĩ. Nó thấy thật may mắn khi đã kịp nhận ra rằng: “Còn là sinh viên, còn được đi học là còn may mắn và sung sướng”.
Nó không còn nói: “Ước gì được ra trường ngay bây giờ để được đi làm kiếm tiền nhỉ”. Nhưng nó biết rằng dù thế nào thì qua 13h vẫn sẽ là 14h, không gì thay đổi được và cách tốt nhất để làm mọi thứ là chủ động đón nhận nó và chuẩn bị cho nó những bước đệm để không bị ngã, mà nếu có ngã thì đỡ đau và vẫn đủ sức để đứng dậy mà đi tiếp.
Theo Dân trí
Ngay cả những công ty, nó viết thư trình bày lý do, gửi CV, đơn xin thực tập, cả bảng điểm cũng chìm dần trong vô vọng. Nó hoang mang thật sự, chẳng lẽ buông xuôi để đợi “nếu em nào quá khó khăn về nơi thực tập thì cần báo lại cho khoa để được giúp đỡ và sắp xếp kịp thời”.
Nó đang tính đó sẽ là nước cuối cùng chứ nó không muốn trông chờ sự giúp đỡ ấy để… an phận và được sắp đặt. Nó muốn tự mình xin được nơi thực tập, tự mình đi và trải nghiệm giữa “trường đời” mà nó chưa từng tiếp xúc và vẫn còn đang háo hức lắm. Nó vốn tự lập, dám lăn xả và muốn khẳng định mà.
Bạn bè về quê, nó cũng nóng lòng quá khi mà thời hạn đăng ký nơi thực tập sắp hết. Hay là về quê nhỉ? Nhưng về quê cũng biết xin vào đâu được? Không người quen, không mối quan hệ liệu có xin dễ dàng như mấy đứa bạn vẫn nói không? Nó đang định về quê và thử vào Ủy ban xã hay Ủy ban Huyện xin xem sao khi mà mọi cánh cửa vói nó đang dần tắt lịm thì… Inbox báo có thư mới.
Nó nhận được email trả lời của một công ty nó xin vào thực tập. Nó vui mừng đọc tiếp lá thư nhưng dần dần nó lặng điếng người: “Tuy nhiên phòng chị bây giờ đang sửa chữa và lại chật hẹp do vậy chị hẹn em cứ sáng thứ 7 hàng tuần, em có thể đến công ty, chị sẽ giúp em về số liệu và viết báo cáo”.
Một chút vui sướng, rồi phân vân, lo lắng và thất vọng đan xen trong tâm hồn nó. “Thực tập chỉ là hình thức thôi em, chỉ cần số liệu viết báo cáo thôi mà, không cần đến công ty đâu mà đến đó họ cũng không cho mình làm việc đâu”, những lời của các anh chị khóa trên làm nó vững tâm… để chấp nhận kiểu thực tập chỉ cốt xin số liệu viết báo cáo khi chính nó chưa biết đi đâu về đâu.
Nhưng nó chưa muốn dập tắt hết cơ hội cho mình, nó vốn là người tham vọng, nó muốn được “trường đời” dạy nó một chút gì đó trước khi nó chính thức “nổ súng” với môi trường khắc nghiệt đó. Nó tiếp tục ở lại Hà Nội và tìm kiếm không mệt mỏi những cơ hội thực tập được làm việc theo đúng nghĩa của nó.
Lần đầu tiên nó thấy rằng cuộc sống khắc nghiệt thật. Không mối quan hệ, kiến thức thì chưa được học chuyên sâu, một cô nữ sinh 21 tuổi còn “mài mông” trên ghế giảng đường, tìm kiếm một nơi kiến tập cũng thật khó. “Sau này xin việc chắc còn khổ sở hơn thế này nhiều”, nó nghĩ thầm nhưng vẫn chịu đựng và đi theo những gì nó nghĩ là đúng.
Nó tiếp tục đi phỏng vấn, nó quyết định sau cuộc phỏng vấn này, nó sẽ dừng lại để về quê nghỉ ngơi một chút và về quê để giúp đỡ bố mẹ vì giờ đang vào vụ gặt.
- Tại sao phải đến 25/6 em mới có thế bắt đầu làm việc được? Hiện tại em bận gì sao?
- Thưa chị, lý do là em đang định về quê giúp đỡ bố mẹ em một chút vì bây giờ đang vào mùa gặt chị ạ- con bé thành thật nói khi chị Trưởng phòng Nhân sự hỏi.
Buổi phỏng vấn kết thúc bằng câu hỏi đó, nó ra về và tự thấy rằng mình thể hiện không tốt lắm mặc dù nó đã đi phỏng vấn khá nhiều, thất bại nhiều và bài học cũng đã rút ra nhiều.
Nó hít một hơi dài, quyết định bỏ lại tất cả khoác ba lô về quê trước đã, lâu lắm rồi nó chưa về thăm nhà và nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết trong nó. Sau nhiều ngày nó vẫn không thấy công ty gọi lại thông báo kết quả phỏng vấn, nó biết được câu trả lời cho nó là rõ ràng lắm rồi. Nó lại thất bại.
Nó quyết định nghỉ ngơi một thời gian rồi mới lên Hà Nội thực tập tại Công ty đã hứa giúp nó về số liệu. Nó nghĩ, nếu không được đến công ty, nó sẽ đi làm thêm một việc gì đó để khỏi lãng phí thời gian và cũng có thêm chút thu nhập chuẩn bị cho năm học mới.
Một số điện thoại lạ, mã vùng Hà Nội gọi, nó tỉnh giấc ngủ trưa, bắt máy nghe khi mà vẫn còn ngái ngủ mệt mỏi vì buổi sáng mới từ ngoài đồng về.
- H đúng không em?
- Vâng ạ!
- Chị gọi cho em từ công ty… từ tuần sau, là ngày 25/6 em bắt đầu đi làm nhé. 8h có mặt tại Công ty em nhé.
Mắt nó sáng lên, nó tỉnh ngủ thực sự, lắp bắp và không biết mình đã nói gì trong khoảnh khắc ấy. Cúp máy, nó hét lên sung sướng, nó ôm chầm lấy bố mẹ, ôm lấy chị và thông báo tin tốt lành đó. Nó vui như chưa bao giờ vui như thế. Nó ngỡ vẫn là mơ trong giấc ngủ trưa….
Trở lại Hà Nội, nó lại lo lắng: Không biết mình có làm được việc không nhỉ? Mình sẽ hòa nhập vào môi trường mới đó như thế nào? Đến đó phải cư xử, ăn mặc ra sao? Rất nhiều câu hỏi tự đặt ra mà nó không biết phải làm gì để bình tĩnh hơn, nó chỉ biết tự an ủi bằng câu nói mà một người bạn đã tặng nó: “Sau 13h sẽ phải là 14h, không là gì khác được”. Chắc vậy, bước lên trước để ngã rồi đứng dậy còn hơn lùi lại và bị bỏ xa. Nó lấy lại quyết tâm của một người vốn bản lĩnh, tự lập và nhiều khao khát như thế.
….
- Sao em lại tìm ứng viên như thế? Em lọc các thông tin rồi tìm từng mục một thì mới không bỏ sót hồ sơ chứ? Em không làm được à?
Nó toát mồ hôi khi chi Trưởng phòng to tiếng với nó ngay hôm làm việc đầu tiên. Khóe mắt nó cay cay một chút nhưng nó cố gắng kìm nén rồi bắt tay vào công việc. Nó không muốn bị đánh gục ngay hôm đầu tiên, nó cũng không muốn mình vô dụng như thế. Nó đọc lại toàn bộ thông tin về công ty, về vị trí tuyển dụng và hỏi thêm chị chuyên viên Nhân sự một số thông tin. Nó bắt đầu làm lại từ đó…
Buổi tối về, nó khóc một trận để “rửa mắt” và quyết tâm để không muốn phải từ bỏ cơ hội tốt này, nó bị mắng, cũng tủi thân đấy chứ nhưng nó không dám tự ái vì nếu nó tự ái, bỏ việc thì nó lại tự hại mình.
Nó cũng không muốn phải xin đổi lại nơi kiến tập lần nữa vì giờ nó cũng không biết phải đi đâu về đâu cả vì nó đã từ chối Công ty trước mất rồi. “Đừng tự ái khi bị mắng, nhiều người mong được mắng còn không được đấy - CỐ LÊN TÔI HỠI”, nó viết ra mẩu giấy và dán lên bàn học như thế để nhắc nhở mình.
Những ngày sau, nó được giao thêm những công việc như lưu trữ, kiểm tra hồ sơ, lên lịch phỏng vấn, ghi bill, gọi – trực điện thoại và một số công việc hành chính nữa. Nó thấy vui và thú vị hơn rất nhiều vì được làm nhiều công việc khác nhau. Nó xin chị Trưởng phòng cho nó được làm nhiều việc hơn nữa và mỗi ngày được “tặng” thêm một công việc dù chỉ là nhỏ, là lặt vặt nhưng nó thấy hạnh phúc và vui thật sự.
Tuần thứ 2, nó đến làm việc, mở máy tính và tim nó đập rung rinh khi bất ngờ nhận được một email từ chị Trưởng phòng: “Sau một tuần làm việc, em tiếp thu rất nhanh, chăm chỉ, chịu khó, chị quyết định sẽ ký hợp đồng tập việc 02 tháng cho em và sẽ có trợ cấp cho em vào cuối tháng. Chúc mừng em nhé! À, em hãy nói chuyện và giao lưu nhiều hơn với các anh chị trong công ty nhé! Chúc em thành công”.
Mắt nó như nhòa đi trước những dòng thư ấy. Nó không ngờ nó được làm việc, được làm đúng chuyên ngành và lại còn được trợ cấp nữa. Nó viết thư cảm ơn và chạy vội ra ngoài gọi điện cho bố mẹ thông báo tin mừng ấy. 21 tuổi, lần đầu tiên nó được làm trong công ty và có lương từ chính công việc đúng chuyên ngành mà nó làm hàng ngày. Công sức của nó đã được đền đáp chăng?
Cứ thế, hàng ngày nó đến công ty và vui tươi với những công việc được giao. Đôi khi mệt mỏi, áp lực nhưng nó thấy thật ý nghĩa. Nó tự nhủ: “Sau này ra trường ít nhất mình cũng có một chút kinh nghiệm, đó mới là điều mình cần nhất”.
Bây giờ thì cả công ty nó đã bắt chuyện được, ăn trưa cùng các anh chị, nó học hỏi được nhiều chuyện ngoài lề nữa chứ. Nó cứ thế, cho vào túi những bài học góp nhặt được để… dùng dần.
Hơn một tháng thực tập, nó thấy mình thay đổi hẳn. Ăn mặc công sở hơn, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên hơn và đã mất hẳn tật ngủ nướng. Nó biết tiết kiệm thời gian hơn, chẳng còn ngồi lì trên facbook hay Yahoo để chém gió nữa mà nó cố gắng tranh thủ thời gian ở nhà để viết báo cáo, để đọc những quyển sách lâu nay bỏ dở và đi ngủ sớm để có đủ sức khỏe đón ngày làm việc mới.
Đồng hồ sinh học thay đổi hẳn, con bé cũng cảm nhận rằng đi làm không phải… sướng như nó vẫn nghĩ. Nó thấy thật may mắn khi đã kịp nhận ra rằng: “Còn là sinh viên, còn được đi học là còn may mắn và sung sướng”.
Nó không còn nói: “Ước gì được ra trường ngay bây giờ để được đi làm kiếm tiền nhỉ”. Nhưng nó biết rằng dù thế nào thì qua 13h vẫn sẽ là 14h, không gì thay đổi được và cách tốt nhất để làm mọi thứ là chủ động đón nhận nó và chuẩn bị cho nó những bước đệm để không bị ngã, mà nếu có ngã thì đỡ đau và vẫn đủ sức để đứng dậy mà đi tiếp.
Theo Dân trí