cocghe266
Administrator
Mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020, ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành. Đây là một định hướng đúng đắn, vì thực trạng nhiều cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi vẫn bị các nhà tuyển dụng lắc đầu từ chối.
Vì sao vậy? Vì thực tế sinh viên tốt nghiệp vẫn còn mang nặng lý thuyết, kém về thực hành, tu bổ kỹ năng. Con đường tìm việc của những sinh viên thiếu kỹ năng vì thế mà nan giải hơn rất nhiều.
Bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường Đại học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu.
Ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn.Rất nhiều nhà tuyển dụng nhận được những hồ sơ ứng tuyển với bảng điểm khá đẹp, nhưng đến khi phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng mới nhận ra hết sự lúng túng của sinh viên. Quả thực một bảng điểm đẹp điều này không đồng nghĩa với việc sinh viên có thể phù hợp với vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng cần, hay nói cách khác bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả.
Sinh viên ngày nay thiếu sự cọ xát và mưu cầu sự cầu tiến, phát triển. Rất nhiều bạn mang tư tưởng rằng trước sau gì bản thân cũng sẽ tìm được một công việc, nhưng thực tế rằng sẽ chẳng có công việc nào dành cho bạn, nếu bạn không chủ động tìm kiếm, nắm bắt chúng.Nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ với bảng điểm tốt, nhưng khi làm bài kiểm tra đánh giá thì lại rất khó khăn trong phần dịch, phần giao tiếp cũng khiến bạn cảm thấy e ngại. Hay những sinh viên tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, khá mơ hồ về con đường tương lai phía trước, có thể nói sinh viên song hành với 4 năm đại học, nhưng lại chưa thực sự quản trị được chính cuộc đời của chính mình.
Cần chú trọng đến kỹ năng thực hành
Một bộ phận sinh viên Việt Nam ngay từ khi ngồi trên giảng đường chăm chỉ học tập với mục đích trang bị cho bản thân tấm bằng đại học, kèm theo một bảng điểm đẹp, với mong ước rằng chính nhờ bảng điểm này sẽ giúp sinh viên tìm được một vị trí công việc như mong đợi.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là yếu tố bổ sung, điều quan trọng sinh viên cần phải biết nâng cao điểm mạnh của bản thân. Rất nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng họ không cần đến những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc mà sinh viên học được trong nhà trường, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là cách thức mà sinh viên áp dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm.
Một cử nhân tốt nghiệp loại giỏi cần phải chứng minh nhiều hơn nữa khả năng của bản thân, điều này có nghĩa là ngoài bảng điểm đẹp, bạn cần phải có những tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ngay khi bạn trả lời được câu hỏi: Bạn là ai? Khả năng của bạn là gì? Như vậy bạn sẽ xác định được mục tiêu nghề nghiệp hướng đến và tìm cho bản thân những cơ hội phát triển mới.
Vì sao vậy? Vì thực tế sinh viên tốt nghiệp vẫn còn mang nặng lý thuyết, kém về thực hành, tu bổ kỹ năng. Con đường tìm việc của những sinh viên thiếu kỹ năng vì thế mà nan giải hơn rất nhiều.
Bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường Đại học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu.
Ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn.Rất nhiều nhà tuyển dụng nhận được những hồ sơ ứng tuyển với bảng điểm khá đẹp, nhưng đến khi phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng mới nhận ra hết sự lúng túng của sinh viên. Quả thực một bảng điểm đẹp điều này không đồng nghĩa với việc sinh viên có thể phù hợp với vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng cần, hay nói cách khác bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả.
Sinh viên ngày nay thiếu sự cọ xát và mưu cầu sự cầu tiến, phát triển. Rất nhiều bạn mang tư tưởng rằng trước sau gì bản thân cũng sẽ tìm được một công việc, nhưng thực tế rằng sẽ chẳng có công việc nào dành cho bạn, nếu bạn không chủ động tìm kiếm, nắm bắt chúng.Nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ với bảng điểm tốt, nhưng khi làm bài kiểm tra đánh giá thì lại rất khó khăn trong phần dịch, phần giao tiếp cũng khiến bạn cảm thấy e ngại. Hay những sinh viên tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, khá mơ hồ về con đường tương lai phía trước, có thể nói sinh viên song hành với 4 năm đại học, nhưng lại chưa thực sự quản trị được chính cuộc đời của chính mình.
Cần chú trọng đến kỹ năng thực hành
Một bộ phận sinh viên Việt Nam ngay từ khi ngồi trên giảng đường chăm chỉ học tập với mục đích trang bị cho bản thân tấm bằng đại học, kèm theo một bảng điểm đẹp, với mong ước rằng chính nhờ bảng điểm này sẽ giúp sinh viên tìm được một vị trí công việc như mong đợi.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là yếu tố bổ sung, điều quan trọng sinh viên cần phải biết nâng cao điểm mạnh của bản thân. Rất nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng họ không cần đến những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc mà sinh viên học được trong nhà trường, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là cách thức mà sinh viên áp dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm.
Một cử nhân tốt nghiệp loại giỏi cần phải chứng minh nhiều hơn nữa khả năng của bản thân, điều này có nghĩa là ngoài bảng điểm đẹp, bạn cần phải có những tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ngay khi bạn trả lời được câu hỏi: Bạn là ai? Khả năng của bạn là gì? Như vậy bạn sẽ xác định được mục tiêu nghề nghiệp hướng đến và tìm cho bản thân những cơ hội phát triển mới.
Sưu tầm