Vì sao cử nhân tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp?

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020, ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành. Đây là một định hướng đúng đắn, vì thực trạng nhiều cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi vẫn bị các nhà tuyển dụng lắc đầu từ chối.

Vì sao vậy? Vì thực tế sinh viên tốt nghiệp vẫn còn mang nặng lý thuyết, kém về thực hành, tu bổ kỹ năng. Con đường tìm việc của những sinh viên thiếu kỹ năng vì thế mà nan giải hơn rất nhiều.


Ảnh minh họa
Bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường Đại học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu.

Ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn.Rất nhiều nhà tuyển dụng nhận được những hồ sơ ứng tuyển với bảng điểm khá đẹp, nhưng đến khi phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng mới nhận ra hết sự lúng túng của sinh viên. Quả thực một bảng điểm đẹp điều này không đồng nghĩa với việc sinh viên có thể phù hợp với vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng cần, hay nói cách khác bảng điểm đẹp chưa phải là tất cả.

Sinh viên ngày nay thiếu sự cọ xát và mưu cầu sự cầu tiến, phát triển. Rất nhiều bạn mang tư tưởng rằng trước sau gì bản thân cũng sẽ tìm được một công việc, nhưng thực tế rằng sẽ chẳng có công việc nào dành cho bạn, nếu bạn không chủ động tìm kiếm, nắm bắt chúng.Nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ với bảng điểm tốt, nhưng khi làm bài kiểm tra đánh giá thì lại rất khó khăn trong phần dịch, phần giao tiếp cũng khiến bạn cảm thấy e ngại. Hay những sinh viên tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, khá mơ hồ về con đường tương lai phía trước, có thể nói sinh viên song hành với 4 năm đại học, nhưng lại chưa thực sự quản trị được chính cuộc đời của chính mình.

Cần chú trọng đến kỹ năng thực hành

Một bộ phận sinh viên Việt Nam ngay từ khi ngồi trên giảng đường chăm chỉ học tập với mục đích trang bị cho bản thân tấm bằng đại học, kèm theo một bảng điểm đẹp, với mong ước rằng chính nhờ bảng điểm này sẽ giúp sinh viên tìm được một vị trí công việc như mong đợi.

Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là yếu tố bổ sung, điều quan trọng sinh viên cần phải biết nâng cao điểm mạnh của bản thân. Rất nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng họ không cần đến những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc mà sinh viên học được trong nhà trường, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là cách thức mà sinh viên áp dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm.

Một cử nhân tốt nghiệp loại giỏi cần phải chứng minh nhiều hơn nữa khả năng của bản thân, điều này có nghĩa là ngoài bảng điểm đẹp, bạn cần phải có những tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ngay khi bạn trả lời được câu hỏi: Bạn là ai? Khả năng của bạn là gì? Như vậy bạn sẽ xác định được mục tiêu nghề nghiệp hướng đến và tìm cho bản thân những cơ hội phát triển mới.


Sưu tầm
 
đúng vậy. mình cũng rất là bức xúc vs cách giảng dạy của nước ta. quá chú trọng lý thuyết, học quá nhìu cái mà sau này ra đời chẳng cần dùng đến. năm cuối ra trường cảm tưởng như gà công nghiệp vừa đc thả ra vườn ý
 
thì bọn sinh viên mình được mấy ổng bà giảng viên chả biết cái gì về thực tế ( hồi trước cũng là sinh viên như mình học nhiều mà ko biết thực tế ntn ra trường ko xin được việc nên quay về trường học lên cao để làm giảng viên) dạy thì làm sao mà khôn ngoan được? thử hỏi mấy ổng bà ấy đã làm kế toán trưởng chưa công ty nào mà đòi dạy sinh viên môn kế toán? đã buôn bán kinh doanh mặt hàng gì chưa mà đòi dạy sinh viên quản trị kinh doanh? đã làm bộ phận ngoại hối ngân hàng nào chưa mà đòi dạy sinh viên môn nghiệp vụ ngoại hối? đã chơi chứng khoán thành công chưa mà đòi dạy sinh viên về chứng khoán, tài chính?.... mà ví dụ mấy ông mấy bà ấy đã làm kế toán trưởng công ty nào đó, hoặc mở kinh doanh hàng gì đó, hay làm ở NH, hay làm nhà đầu tư.... thì chả thiếu tiền để phải đi làm giảng viên kiếm đồng lương giảng viên bèo bọt và họ cũng chả có thời gian đâu mà đi giảng dạy nữa vì công việc chính đã quá bận rộn.... Hầu hết các giảng viên đều ko thành công trong thực tế làm ăn kinh doanh họ mới quay lại trường giảng dạy mà... hoặc nói cách khác họ ko biết gì nhiều ngoài kiến thức lý thuyết, còn kiến thức thực tế và mối quan hệ thực tế để thành công trong cuộc sống họ gần như ko có mấy..

các bạn sinh viên chỉ biết cắm đầu học trong mấy cuốn giáo trình và theo mấy ổng bà này thì mai sau ra trường ko xin đc việc là đúng thôi, mấy ông bà giảng viên giống như những người chưa biết bơi nhưng lại đi dạy người khác bơi, thử hỏi chúng ta đi học bơi lại đi nghiên cứu mấy quyển sách dạy tập bơi, đi học từ những người chưa biết bơi mà ko chịu xông pha xuống nước tập bơi thì bao giờ mới biết bơi? Ít ra để học bơi thì cũng phải học những người đã biết bơi( đã bơi được thành công). theo mình để sinh viên muốn thành công trong cuộc sống thì chúng ta ko nên qua coi trọng học hành lý thuyết ở trường ĐH, ko nên theo mấy ông bà giảng viên chả biết gì ấy mà nên học tập ở cuộc sống thực tế, muốn mai này làm kế toán thì phải đến những anh chị kế toán của công ty nào đó để nhờ anh chị ấy dạy cho cách làm, hướng dẫn cho cách nhập số liệu, cách đếm tiền, cách kí hoá đơn, cách xem hợp đồng, muốn mau này làm kinh doanh thì hãy đến những quá cafe hoặc các nhà buôn đông khách để xinh học xem cách họ viết hoá đơn như thế nào, nhân đơn giá và số lượng kiểu gì để ko sai, kiểm hàng như thế nào, đếm tiền 10,000,000 vnd gồm tờ 100K 200K 500K sắp xếp như thế nào đếm cho nhanh...., trả lại tiền khách kiểu gì, nhân nhẩm như thế nào để nhanh và chính xác...
 
thì bọn sinh viên mình được mấy ổng bà giảng viên chả biết cái gì về thực tế ( hồi trước cũng là sinh viên như mình học nhiều mà ko biết thực tế ntn ra trường ko xin được việc nên quay về trường học lên cao để làm giảng viên) dạy thì làm sao mà khôn ngoan được? thử hỏi mấy ổng bà ấy đã làm kế toán trưởng chưa công ty nào mà đòi dạy sinh viên môn kế toán? đã buôn bán kinh doanh mặt hàng gì chưa mà đòi dạy sinh viên quản trị kinh doanh? đã làm bộ phận ngoại hối ngân hàng nào chưa mà đòi dạy sinh viên môn nghiệp vụ ngoại hối? đã chơi chứng khoán thành công chưa mà đòi dạy sinh viên về chứng khoán, tài chính?.... mà ví dụ mấy ông mấy bà ấy đã làm kế toán trưởng công ty nào đó, hoặc mở kinh doanh hàng gì đó, hay làm ở NH, hay làm nhà đầu tư.... thì chả thiếu tiền để phải đi làm giảng viên kiếm đồng lương giảng viên bèo bọt và họ cũng chả có thời gian đâu mà đi giảng dạy nữa vì công việc chính đã quá bận rộn.... Hầu hết các giảng viên đều ko thành công trong thực tế làm ăn kinh doanh họ mới quay lại trường giảng dạy mà... hoặc nói cách khác họ ko biết gì nhiều ngoài kiến thức lý thuyết, còn kiến thức thực tế và mối quan hệ thực tế để thành công trong cuộc sống họ gần như ko có mấy..

bạn nói như thế thì có phần vơ đũa cả nắm rồi và đổ trách nhiệm quá nhiều cho giảng viên, có thể giảng viên đang dạy bạn là những người như thế nhưng với mình hay nhiều người khác thì không như vậy, thầy dạy kế toán tài chính của mình đi làm 10 năm rồi vì chuyện gia đình mà quay ra đi làm giảng viên, chính thầy cũng nói là muốn đi dạy để làm mới mình và thêm những trải nghiệm mới. Không phải ai làm giảng viên thì cũng chỉ là người nói lý thuyết suông hoặc là họ không muốn phải dạy tất cả những gì tinh túy nhất mà họ đã bỏ công bỏ sức ra tìm hiểu, nghiên cứu, họ chỉ dạy những cái đảm bảo cho bạn nền tảng cơ bản hoặc theo kiểu "chương trình nó yêu cầu như thế" cái quan trọng là khả năng nắm bắt tình hình, tìm tòi sáng tạo của mình thôi.
 
nói như bạn thì phiến diện quá, đành rằng giáo dục trong trường đại học mang nặng lý thuyết nhưng nếu không có cơ sở lý thuyết mà các thầy cô giảng dạy thì việc bạn làm theo các anh chị kế toán chỉ như 1 cái máy mà thôi, nói 1 biết 0,5. Nói là cần thực hành nhiều ai cũng hiểu nhưng đó không phải chuyện muốn là được ngay, nếu mình cảm thấy thiếu thực hành hãy cố gắng năng động bản thân hơn chứ đừng ngồi đó trách chế độ này nọ. mình không có ý dạy đời gì cả chỉ là thấy cách bạn nói về các thầy cô như vậy thật thiếu tôn trọng và cách bạn nhìn nhận về việc đào tạo có phần nông nổi.
 
Việc của giảng viên là truyền đạt kiến thức, việc của sv là tiếp thu & việc của người đi làm là ứng dụng cái đã được dạy vào thực tiễn sao cho phù hợp. Đừng bắt giảng viên dạy kiểu cầm tay chỉ việc, khó lắm.
 
nhà tuyển dụng cũng chỉ biết chê sinh viên thế này thế kia...có mấy tháng thực tập ngắn ngủi cũng có cho sv có cơ hội đc tiếp cận với thực tế đâu.xin làm gì cũng ko cho....giảng viên cũng chỉ làm đc hết khả năng thôi,họ có làm thực tế đâu mà bắt họ dạy sv.lỗi từ mọi phía,chẳng riêng ai
 
thì đấy. ngay cả đi thực tập thôi thấy tình trạng phần lớn cũng chỉ ngổi đọc tài liệu, còn ko thì mang lap theo giết thời gian. báo cáo tt chủ yếu đi cóp nhặt, copy&paste.thực tập mà như kiến tập vậy, số lượng sv đc giao việc rất ít. Chỉ có những NH có chương trình thực tập riêng dành cho sv hoặc đc gửi gắm ng quen thì may ra còn đc học hỏi bài bản một chút. Như chương trình thực tập tiềm năng bên Sacombank, ít ra các bạn bên ấy còn đc giao chỉ tiêu, dù chỉ là làm thẻ thôi nhưng cũng khiến cho sv có động lực hơn rất nhìu. Hy vọng tương lai các NH sẽ có nhiều chương trình thực tập hơn, vừa để hỗ trợ sv, vừa để cho sv biết các NH thực sự cần gì mà trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết.
 
Theo quan niệm của bản thân thì việc sinh viên bây giờ ra trường thất nghiệp nhiều cũng có nhiều nguyên nhân

- Thứ 1: Việc đào tạo ở việt nam mới chỉ hướng tới dạy Lý thuyết mà thực tiễn thì không thấy nhắc trong quá trình học tập. 4 năm ngồi giảng đường mới có được 1-2 tháng thực tập. Mà nói là thực tập nhưng thực chất là đi ngồi đọc tài liệu là chủ yếu vì chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, việc xin thực tập cũng là do bản thân tự xin chứ chưa có sự quan tâm của nhà trường trong đó. Như em được biết, ở bên trường RMIT có hẳn 1 phòng kiểu đối ngoại, đi làm việc với các công ty, ký kết hợp tác trong việc nhận sv thực tập. Vì thế mà khi sinhn viên trường này xin thực tập, họ đều được làm việc thực sự, thay vì phải ngồi đọc tài liệu => cũng có đc kinh nghiệm cho sau này và việc xin làm tại công ty đó là rất lớn.

- Thứ 2: Bằng giỏi giờ nhiều nham nhảm. Nên việc đánh giá 1 sinh viên cũng rất khó. Cách đây 10 năm, nghe đến " TN ĐH bằng giỏi" là có thể hình dung ra người đó là thế nào. Còn bây giờ, nói đến chữ " bằng Giỏi" nhưng tự bản thân lại đặt câu hỏi " liệu có giỏi thật không" . Đến mình còn không tin được thì nói gì đến nhà tuyển dụng. Những bạn nào giỏi xuất sắc thì giờ cũng đã có công ăn việc làm do nhà nước sắp xếp hết rồi.

- Thứ 3: Giỏi thật nhưng chưa năng động. Nhiều bạn học rất giỏi nhưng kỹ năng mềm ko nhiều thì cũng khó có thể xin việc được. Bạn có thể qua vòng hồ sơ, vòng test nhưng chưa chắc qua được vòng phỏng vấn.

Rút cục, sinh viên thất nghiệp cũng có nhiều mặt trái chiều...:)
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,687
Thành viên mới nhất
sp247co
Back
Bên trên